Trẻ nói "Mẹ ơi, con thi chỉ được 9 điểm", người mẹ thông minh có 3 câu "tủ" để trả lời
Sự thấu hiểu và tình yêu thương từ phía bố mẹ giúp trẻ cảm thấy được chấp nhận và có giá trị.
Con trai: "Mẹ ơi, bài kiểm tra lần này con chỉ đạt 9 điểm. Con xin lỗi vì đã làm mẹ thất vọng."
Mẹ: "Không sao đâu con, mẹ thấy 9 điểm là cao rồi."
Con trai: "Mẹ ơi, sao mẹ không thúc giục con học hành chăm chỉ như những bà mẹ khác?"
Mẹ: "Hồi nhỏ, con không thích ăn thịt lợn. Bố mẹ ép ăn, nói rằng thịt lợn bổ dưỡng, rồi nhét vào miệng con. Nhưng con ăn xong thì nôn, ốm 3 ngày. Vậy nên, mẹ không ép con nữa!"
Ảnh minh họa.
Từ cuộc trò chuyện trên cho thấy:
- Đứa trẻ thành thật với mẹ, sự tin tưởng mẹ sâu sắc.
- Điểm thi không có nghĩa là học kém, chỉ là chưa tìm ra phương pháp học phù hợp.
- Người mẹ thành công khi cởi mở trò chuyện với con.
Trên thực tế, tinh thần và thái độ của người mẹ ảnh hưởng đến sự tiến bộ đến vận mệnh tương lai của trẻ.
Đặc biệt khi trẻ không đạt được thành tích học tập như kỳ vọng, bố mẹ thông minh sẽ động viên con tích cực.
Nhìn nhận điểm mạnh: "Mẹ biết con đã nỗ lực rất nhiều!"
Một chuyên gia tâm lý cho biết, bố mẹ muốn con cái mình ngoan ngoãn và có động lực học tập, hãy học cách nói ngược lại.
Ví dụ, nếu trẻ không đạt điểm cao trong bài kiểm tra, không nên vội trách trẻ lười biếng học. Thay vào đó, nên ghi và nói "Mặc dù kết quả chưa lý tưởng, nhưng bố mẹ thấy nỗ lực của con, đã tiến bộ rất nhiều".
Đây được gọi là hiệu ứng khen ngợi.
Khi trẻ được công nhận và khích lệ, sự tự tin khơi dậy, hoạt động tâm lý lúc đó là "Cho dù con đường phía trước có khó khăn, vẫn tin rằng mình có thể vượt qua mọi thứ".
Nhưng nếu sự tự tin của trẻ bị kìm hãm bởi lời phàn nàn, chèn ép thì hoạt động tâm lý sẽ là "Thôi bỏ đi, ngay cả bố mẹ cũng xem thường mình, nghĩ rằng mình không có tương lai, vậy thì nỗ lực phấn đấu có ý nghĩa gì?"
Điều tương tự cũng đúng nếu đứa trẻ không vượt qua được bài kiểm tra.
Vì vậy, bố mẹ thông thái sẽ dụng sự công nhận để giúp con lấy lại sự tự tin. Một câu như "Những nỗ lực và sự kiên trì gần đây của con rất rõ ràng" có thể khiến trẻ tràn đầy tự tin và năng lượng.
Thấu hiểu: "Đừng nản lòng, mẹ tin con sẽ làm tốt hơn vào lần sau"
Một người dùng mạng xã hội kể lại trải nghiệm của chính mình trong năm đầu tiên thi trượt đại học. Thời điểm đó, cô cảm thấy chán nản và lo lắng, không biết làm thế nào để thông báo kết quả với gia đình. Cảm giác thất vọng và áp lực từ kỳ vọng khiến cô cảm thấy như mình đã thất bại hoàn toàn.
Khi cô đưa phiếu điểm cho mẹ, trong lòng đầy bối rối, nhưng người mẹ nhẹ nhàng mỉm cười và động viên "Không sao đâu, đừng nản lòng. Nếu con cố gắng ôn thi, lần sau chắc chắn sẽ làm tốt hơn." Câu nói đơn giản nhưng tràn đầy yêu thương và sự thấu hiểu đã xoa dịu nỗi lo âu trong lòng cô. Mẹ nhìn nhận thất bại của con gái một cách nhẹ nhàng, khích lệ cô tiếp tục phấn đấu.
Cô nhận ra rằng thái độ bao dung và bình tĩnh của mẹ đã ảnh hưởng đến mình một cách tinh tế. Thay vì bị áp lực, cô cảm thấy được hỗ trợ và động viên. Điều này đã truyền cho cô một nguồn năng lượng tích cực, trở nên tràn đầy nhiệt huyết với cuộc sống và quyết tâm hơn trong việc học tập. Cô bắt đầu lên kế hoạch cho việc ôn luyện, tự tạo cho mình một lịch học khoa học và hiệu quả.
Trong suốt một năm chuyên tâm ôn luyện, cô cải thiện kiến thức, học được nhiều điều học quý giá về sự kiên trì và quyết tâm. Cuối cùng, sau một năm nỗ lực không ngừng, cô đã đậu vào trường đại học như mong muốn.
Khoảnh khắc cầm trên tay giấy báo trúng tuyển là một cảm giác tuyệt vời, vì thành tích và biết rằng mình đã vượt qua giai đoạn khó khăn Cô cảm thấy biết ơn mẹ, người đã luôn ở bên cạnh, là chỗ dựa vững chắc và là nguồn động lực lớn lao trong cuộc sống.
Lấy bản thân làm dẫn chứng: "Con giỏi hơn bố mẹ nhiều vào thời đó"
Nếu bố mẹ nắm vững phương pháp lấy bản thân làm dẫn chứng, thì hiệu quả giáo dục trẻ tự nhiên sẽ tốt gấp đôi.
Có thể thấy rằng tâm trạng tốt quyết định thái độ tốt, và thái độ tốt quyết định kết quả tốt. Khi bố mẹ thể hiện sự lạc quan và nhiệt huyết, trẻ cũng sẽ tiếp nhận những cảm xúc tích cực đó. Việc này xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển cảm xúc của trẻ.
"Con giỏi hơn bố mẹ nhiều vào thời đó," đây là một cách khẳng định rằng trẻ có tiềm năng. Câu nói này có thể truyền cảm hứng cho trẻ, nhận ra rằng mọi người đều có thể phát triển và phát huy năng lực của bản thân, bất kể xuất phát điểm là gì. Bố mẹ không chỉ là những người hướng dẫn mà còn là những tấm gương cho trẻ noi theo.
Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động mà yêu thích, từ nghệ thuật cho đến thể thao, và chia sẻ những trải nghiệm cá nhân về cách mà những hoạt động này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình.
Hơn nữa, sự thấu hiểu và tình yêu thương từ phía bố mẹ giúp trẻ cảm thấy được chấp nhận và có giá trị. Những cuộc trò chuyện mở và chân thành về cảm xúc, thách thức mà cả hai bên gặp phải, sẽ tạo ra một mối liên kết mạnh.
Bình luận