Trồng cây này bên mộ, con cháu mấy đời sau vẫn được phù trợ, công thành danh toại

Trồng cây ở bên mộ cần phải lựa chọn kỹ lưỡng cả về loại cây, số lượng và kích thước.

Tại các khu lăng mộ thường được trồng một vài cây xanh, không chỉ tạo cảnh quan mà còn có thể hóa hung, ngăn cản năng lượng xấu, giúp mồ mả yên ấm, nhờ đó tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu bình an, khỏe mạnh và hưng thịnh. 

Tuy nhiên, trồng cây ở khu vực này cần phải lựa chọn kỹ lưỡng cả về loại cây, số lượng và kích thước. Dưới đây là một số loại cây phong thủy thích hợp trồng bên mộ, nếu trồng thì con cháu mấy đời sau vẫn được phù hộ, hưởng cuộc sống ấm no, sung túc. 

Cây thông, cây tùng

Cây thông, cây tùng là loại cây thân gỗ, tượng trưng cho sự mạnh mẽ, hiên ngang, kiên cường, luôn thẳng lưng vươn lên khó khăn. Cây có tán lá rộng, sẽ tỏa bóng mát mang lại sự thoáng đãng, yên bình cho nơi linh thiêng.

Ngoài ra, trồng 2 loại cây này bên phần mộ còn thể hiện lòng thành kính và tôn sùng của con cháu với người đã khuất. Không chỉ vậy, cây thông và cây tùng còn tượng trưng cho phúc lộc, trường thọ, có khả năng tạo âm khí tốt lành, nhờ đó con cháu đời sau sẽ được nhờ. 

Trồng cây này bên mộ, con cháu mấy đời sau vẫn được phù trợ, công thành danh toại - 1

Hoa sứ (hoa đại)

Đây là loại cây được trồng ở rất nhiều ngôi mộ và những nơi tâm linh như chùa chiền, nhà thờ họ. Đây là loại cây thân gỗ, chia nhánh lớn với lá to nhẵn bóng nên có thể che mát cho ngôi mộ. Hoa đại nở thành từng chùm có màu trắng hoặc hồng, mọc ở trên cao nên tượng trưng cho vẻ đẹp thoát tục. 

Theo nhà Phật, cây đại thuộc hệ cây thiên mệnh, nghĩa là mang sinh khí, linh hồn của vũ trụ, trời đất. Còn trong quan niệm dân gian, loài cây này có khả năng hút sinh lực từ bầu trời chuyển xuống cho đất và nước để khởi phát một cuộc sống viên mãn, giúp mộ phần yên ấm. 

Trồng cây này bên mộ, con cháu mấy đời sau vẫn được phù trợ, công thành danh toại - 2

Cây xương rồng

Nhờ sức sống mạnh mẽ, có khả năng thích nghi với môi trường khắc nghiệt mà cây xương rồng tượng trưng cho sự bền bỉ, kiên định, có thể vượt qua được mọi hoàn cảnh khó khăn. Trong phong thủy, đây là một loại cây hóa hung rất cao, có tác dụng trấn trạch, xua đuổi những điều xui xẻo ra khỏi nhà. 

Nhiều người trồng xương rồng ở lăng mộ với mong muốn phần mộ tổ tiên được yên bình, không bị quấy phá bởi con người và động vật. Ngoài ra, loại cây này còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu, mong muốn người đã khuất được sống mạnh khỏe, không bị đau đớn ở thế giới bên kia.

Trồng cây này bên mộ, con cháu mấy đời sau vẫn được phù trợ, công thành danh toại - 3

Cây vạn tuế

Cây vạn tuế có thân hình trụ màu vàng, và thường cao khoảng 2 - 4m, lá cây mọc đối xứng. Với dáng đứng uy nghi cùng với sự sống mãnh liệt, loại cây này tượng trưng cho sự kiên trì, bền bỉ để vượt khó khăn, vươn đến sự thành công trong cuộc sống. Không chỉ vậy, cây vạn tuế còn tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cửu vì cây có tuổi thọ rất cao.

Cây vạn tuế là một trong những loại cây được nhiều người trồng ở khu vực lăng mộ. Cây thường được trồng đối xứng ở cổng mộ hoặc trồng sát nhau tạo thành hàng rào bảo vệ lăng mộ khỏi sự phá hoại của động vật và con người. Không chỉ vậy, trồng cây vạn tuế còn giúp không gian lăng mộ tôn nghiêm hơn, từ đó con cháu sẽ được người đã khuất phù hộ cả về tiền tài lẫn sự nghiệp. 

Trồng cây này bên mộ, con cháu mấy đời sau vẫn được phù trợ, công thành danh toại - 4

Cây thiết mộc lan

Trong phong thủy, cây thiết mộc lan được đánh giá là đem lại nhiều sinh khí, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Không chỉ được ưa chuộng trồng trong nhà, loại cây này cũng rất thích hợp để trồng ở khu lăng mộ gia tiên, đặc biệt là những ngôi mộ mới chôn, mới xây cất, cải táng. 

Nhiều người tin rằng trồng cây thiết mộc lan ở lăng mộ sẽ giúp đã khuất cảm thấy thanh thản, bình yên. Không chỉ vậy, trồng loại cây này ở đây còn để cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, làm ăn thuận lợi, phát tài, đời đời hưng thịnh. 

Trồng cây này bên mộ, con cháu mấy đời sau vẫn được phù trợ, công thành danh toại - 5

Ngoài 5 loại cây kể trên, bạn cũng có thể trồng một số loại hoa ở khu lăng mộ như hoa cúc, cúc vạn thọ, hoa mẫu đơn (hoa trang), hoa giấy,... 

Một số lưu ý khi trồng cây ở lăng mộ

- Không trồng cây rễ thẳng như đa, tre, trúc,... vì có thể đâm vào các huyệt đạo, dễ làm hỏng lăng mộ và ảnh hưởng tới gia trạch. 

- Khi trồng cây phải đảm bảo nguyên tắc cân bằng, đối xứng, trái phải đều nhau để tượng trưng cho âm dương hòa hợp, phúc lộc song toàn. 

- Nên trồng cây phía sau mộ để tạo thành chỗ dựa vững chắc, ngụ ý con cháu đời sau sẽ nhận được phúc ấm của tổ tiên.

- Không trồng những cây có hình thù kỳ dị, tránh mang tới cảm giác hung hãn, đáng sợ khiến mộ phần thêm âm lãnh, quỷ quái. 

- Không trồng những loại cây phát triển quá nhanh, rậm rạp kẻo dễ che đi phần mộ của tổ tiên, gây khó khăn khi dọn dẹp. 

- Không trồng những loại cây không hợp với không gian nghĩa trang như hoa đào, cây bonsai,...

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!

Hạo Phi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về