Trồng lưỡi hổ càng lười 3 việc này lá cây càng đẹp, chồi non thi nhau xé đất mọc lên

Khi trồng cây lưỡi hổ, bạn nên chú ý những điều này để cây phát triển tốt hơn.

Nhiều người chọn trồng cây lưỡi hổ trong nhà hoặc trước cửa nhà, bởi hình dáng của nó rất đẹp với những chiếc lá thẳng đứng viền vàng, trông rất uy nghiêm, trang nhã. Không những thế, loài cây này còn được mệnh danh là “máy lọc không khí”, giúp hấp thụ bụi bẩn và những khí độc hại trong nhà.

Tuy nhiên, lý do chính khiến nhiều người chọn trồng cây lưỡi hổ trong nhà có lẽ là vì ý nghĩa phong thủy nó mang lại. Bởi lẽ loại cây này có khả năng xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ, giúp gia đạo êm ấm, ít gặp thị phi.

Trồng lưỡi hổ càng lười 3 việc này lá cây càng đẹp, chồi non thi nhau xé đất mọc lên - 1

Nhưng không phải ai cũng biết chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách, cho nên trồng mãi không thấy cây cao lớn hơn, chồi non không mọc ra chứ đừng nói là để cây đơm hoa. Thực ra, trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ không khó, chỉ cần bạn lười là được. Bạn càng lười quan tâm đến 3 khía cạnh này thì cây càng phát triển tốt, thậm chí chồi non sẽ thi nhau xé đất mọc lên.

1. Lười tưới nước

Để nuôi cây lưỡi hổ, bạn phải kiểm soát việc tưới nước. Bạn không nên tưới nước liên tục, phải lười một chút, đặc biệt là đối với những cây lưỡi hổ đặt trong nhà. Nguyên nhân là do trong nhà khả năng thông gió không tốt lắm, tốc độ thoát hơi nước chậm.

Sau khi tưới nước, tốc độ đất khô tương đối chậm và không cần nhiều nước nên phải tưới ít hơn. Với những cây trồng ngoài nhà, tốc độ đất khô nhanh hơn nên bạn có thể tưới nước nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tưới nước khi mặt đất đã se khô, khoảng 1 lần/tuần là được.

Trồng lưỡi hổ càng lười 3 việc này lá cây càng đẹp, chồi non thi nhau xé đất mọc lên - 2

2. Lười cho cây phơi nắng

Mặc dù cây lưỡi hổ là loại cây tương đối chịu bóng râm, nhưng nó vẫn cần ánh sáng mặt trời để quang hợp. Nó không thể đặt trong góc tối một thời gian dàu, nếu không cây sẽ héo úa, các viền vàng trên lá sẽ nhạt màu, làm giảm giá trị làm cảnh của cây.

Tuy nhiên bạn tuyệt đối không cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Thông thường có thể đặt ở mặt trong của ban công hướng Nam, nơi không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Vào mùa hè có thể đặt ở ban công hướng Bắc, nơi không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào và khá thoáng gió.

Vào mùa đông, nên đặt cây lưỡi hổ ở nơi có ánh nắng mặt trời, nhưng cần cẩn thận kẻo cây bị đóng băng. Nói chung khi nhiệt độ thấp hơn 10 độ và nắng nóng oi bức, tốt nhất bạn hãy lưỡi mang cây ra ngoài phơi nắng, kẻo gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Trồng lưỡi hổ càng lười 3 việc này lá cây càng đẹp, chồi non thi nhau xé đất mọc lên - 3

3. Lười bón phân

Cây lưỡi hổ không cần nhiều chất dinh dưỡng và tốc độ tăng trưởng không nhanh, vì vậy chỉ cần bón phân 1-2 lần/năm là đủ. Ngoài ra bạn cũng không cần thay chậu và thay đất thường xuyên. Trừ khi lá đã đầy chậu hoa, chồi bên quá nhiều, thì trường hợp này bạn có thể nhanh chóng chia tách chậu ra thành 2 chậu.

Về phân bón, bạn có thể bón phân hữu cơ hoặc phân tan chậm, không nên bón quá nhiều và không cần bón thường xuyên.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy