Trước nhà có 2 loại hoa này, vừa đẹp nên thơ vừa hút lộc, gia đình không phú quý cũng hạnh phúc

Nếu thấy nhà nào trồng một cây hoa cẩm tú cầu Trung Quốc lớn trước cửa nhà thì gia đình này khá giàu có.

1. Cẩm tú cầu thân gỗ

Cẩm tú cầu thân gỗ có nhiều loại, trong đó phải kể đến cẩm tú cầu thân gỗ Trung Quốc. Loại cây này có thân cao lớn, có thể mọc cao 2 - 3m, cành lá rậm rạp. Cây có khả năng sinh trưởng mạnh, sau 2 - 3 năm, cây có vẻ già cỗi, cổ thụ và ngày càng trở nên nổi bật.

Trước nhà có 2 loại hoa này, vừa đẹp nên thơ vừa hút lộc, gia đình không phú quý cũng hạnh phúc - 1

Hoa cẩm tú cầu thân gỗ Trung Quốc thường nở vào mùa hè, thời gian ra hoa kéo dài, khoảng 4 - 5 tháng. Hoa có hình dáng giống như những bông cẩm tú cầu nói chung, nhưng nó thường chỉ có màu trắng muốt hoặc một số cây sẽ có màu ngả sang xanh lá.

Mỗi lần hoa nở cả trăm bông. Nếu nhiệt độ ấm áp, hoa nở càng nhiều. Chứng kiến cây cảnh này nở hoa đúng là một bữa tiệc thị giác mà không phải ai cũng may mắn gặp được.

Trước nhà có 2 loại hoa này, vừa đẹp nên thơ vừa hút lộc, gia đình không phú quý cũng hạnh phúc - 2

Cây cảnh này là loại thực vật cao cấp, có giá đắt đỏ, do tốc độ sinh trưởng của chúng chậm nên khó sinh sản. Thường phải mất hơn mười năm để phát triển từ một cây non nhỏ thành một cây lớn. Vì vậy, nếu thấy nhà nào trồng một cây hoa cẩm tú cầu Trung Quốc lớn trước cửa nhà thì gia đình này khá giàu có.

Trước nhà có 2 loại hoa này, vừa đẹp nên thơ vừa hút lộc, gia đình không phú quý cũng hạnh phúc - 3

Trong phong thủy, hoa cẩm tú cầu thân gỗ Trung Quốc tượng trưng cho sự thịnh vượng, sung túc. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa cát lành khác như hạnh phúc, trường thọ. Vì vậy, rất thích hợp để trồng hoa cẩm tú cầu thân gỗ Trung Quốc trong sân để gia đình thịnh vượng và bảo vệ tổ ấm.

Loại cây cảnh này ưa ánh sáng mặt trời nên bạn cần trồng ở nơi nhiều nắng để cây phát triển mạnh, nở nhiều hoa. Trong quá trình chăm sóc, bạn nên bổ sung một số loại phân hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu của đất, thúc đẩy hoa nở nhiều và đẹp hơn.

Trước nhà có 2 loại hoa này, vừa đẹp nên thơ vừa hút lộc, gia đình không phú quý cũng hạnh phúc - 4

2. Hoa tử đằng

Hoa tử đằng có tên gọi khác là dây sắn tía, hoa đằng la, hoa chu đăng, đây là cây thân gỗ leo và thường nở hoa từ tháng 4 đến tháng 6. Hoa mọc thành chùm lớn, rủ xuống và có chiều dài khoảng 10 – 80 cm. Hoa có màu tím, trắng, hồng, xanh lam, nhưng màu tím là phổ biến hơn cả.

Những chuỗi hoa đẹp treo trên cành như dòng thác tím đổ xuống, rực rỡ vô cùng. Không chỉ có sắc, hoa tử đằng còn mang mùi thơm ngọt ngào khiến nhiều người mê đắm.  

Trước nhà có 2 loại hoa này, vừa đẹp nên thơ vừa hút lộc, gia đình không phú quý cũng hạnh phúc - 5

Ý nghĩa của hoa tử đằng cũng rất hay. Nó mang lại sự may mắn, một sự khởi đầu thuận lợi cho gia chủ hay một công việc, dự án nào đó sắp được thực hiện, nên những công ty thường chọn hoa tử đằng bonsai để trang trí trong văn phòng. Loài hoa này còn mang ý nghĩa về một cuộc sống nhiệt huyết, mãnh liệt của tuổi trẻ và mang ý nghĩa của sự bất hữu về thời gian.

Trước nhà có 2 loại hoa này, vừa đẹp nên thơ vừa hút lộc, gia đình không phú quý cũng hạnh phúc - 6

Hoa tử đằng không chỉ có thể trồng trong sân vườn mà còn có thể trồng trong chậu để tạo thành những cây cảnh nhỏ cũng rất đẹp. Loài hoa này rất dễ thích nghi, nhưng bản chất nó ưa ánh sáng nên bạn cần trồng ở nơi có nhiều nắng, đảm bảo cây có thể nhận từ 4 – 6 giờ ánh sáng mặt trời để cây phát triển tốt, ra hoa nhiều.

Nên bón thêm một ít phân hỗn hợp làm phân bón lót khi trồng và bón phân pha loãng thường xuyên trong giai đoạn cây con thì cây sẽ phát triển nhanh và bền.  Ngoài ra, bạn cũng cần cắt tỉa cành lá thường xuyên.

Nếu không thích 2 loại hoa này, bạn có thể tham khảo trồng 3 cây cảnh thanh mát này. Chúng phù hợp cho gia đình mùa hè.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Dấu ấn Hà Nội qua góc nhìn của những nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng

Dấu ấn Hà Nội qua góc nhìn của những nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng

Những tác phẩm nhiếp ảnh về Hà Nội của các nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng như: Trịnh Hải, Hoàng Kim Đáng, Trần Hồng, Hoàng Như Thính, Khắc Hường, Phạm Công Thắng, Trần Hải, Đăng Khoa... được trưng bày trong triển lãm “Hà Nội trong tôi” là lời tri ân, thể hiện tình yêu Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Lưng bồ lục bát trời đày (Nhân đọc tác phẩm “Lục bát hồn quê” của tác giả Ngô Đình Ngọ - NXB Hội Nhà văn 2024)

Lưng bồ lục bát trời đày (Nhân đọc tác phẩm “Lục bát hồn quê” của tác giả Ngô Đình Ngọ - NXB Hội Nhà văn 2024)

Đó là câu thơ ở gần cuối bài thơ Nợ quê in trong tập Lục bát hồn quê của tác giả Ngô Đình Ngọ vừa xuất bản. Hẳn đây chính là lời tự thán về phận mình khi ta đọc cả cặp lục bát của ông: “Lưng bồ lục bát trời đày/ Bán đi chẳng đủ nợ này… quê ơi!” (Nợ quê).

Hội Sách Hà Nội lần thứ IX: Góp phần gìn giữ và lan tỏa tinh hoa văn hiến Thủ đô

Hội Sách Hà Nội lần thứ IX: Góp phần gìn giữ và lan tỏa tinh hoa văn hiến Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ ch