Truyện cổ tích: Sự tích cây khoai lang

Truyện kể về lòng hiếu thảo của một cậu bé đối với người bà của mình, đồng thời giải thích nguồn gốc của cây khoai lang ngày nay.

Truyện cổ tích: Sự tích cây khoai lang - 1

Truyện cổ tích: Sự tích cây khoai lang - 2

Nội dung câu chuyện sự tích cây khoai lang

Ở bìa rừng có hai bà cháu nghèo khổ sinh sống. Hàng ngày, hai bà cháu phải đi đào củ mài để ăn. Một hôm, cậu bé nói với bà:

– Bà ơi, bây giờ cháu đã lớn. Từ nay trở đi, cháu sẽ đi kiếm củi, đổi lấy thóc giống và cây lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn. Ăn củ mài mãi thì khổ lắm!

Từ đó, cậu bé cấy cày và chăm chút cho nương lúa của mình. Nhìn cây lúa trổ bông, rồi chín vàng, cậu sung sướng nghĩ: “Thế là sắp được ăn cơm trắng rồi!”.

Nhưng chẳng may, một hôm, cả khu rừng bị cháy. Nương lúa cũng cháy thành tro. Cậu bé buồn quá, ôm mặt khóc. Bỗng, có ông Bụt hiện lên và bảo:

– Hỡi cậu bé hiếu thảo và chăm chỉ, ta cho con một điều ước, con hãy ước đi!

– Thưa ông, con chỉ mong bà của con không bị đói thôi. Bà của con đã già yếu lắm rồi!

Truyện cổ tích: Sự tích cây khoai lang - 3

Ảnh minh họa.

Ông Bụt mỉm cười, gật đầu, rồi biến mất.

Buổi trưa hôm ấy, cậu bé vào rừng đào củ mài nhưng kiếm mãi cũng chẳng còn củ nào. Đến vài cái nấm hay khóm măng chua cũng chẳng có.

Đột nhiên, cậu bé đào được một củ gì rất lạ. Ruột nó có màu vàng nhạt và bột mịn mềm. Cái củ đó cũng bị lửa hun nóng và bốc mùi thơm ngòn ngọt.

Cậu bé bẻ thử một miếng nếm thử thì thấy ngon tuyệt. Cầu bèn đào thêm mấy củ đem về mời bà ăn. Bà cũng tấm tắc khen ngon và thấy khỏe hẳn ra. Bà hỏi:

– Củ này ở đâu mà ngon vậy hả cháu?

Cậu bé hào hứng kể lại câu chuyện được gặp ông Bụt cho bà nghe. Bà nói:

– Vậy thì thứ củ này là của ông Bụt ban cho người nghèo chúng ta đấy. Cháu hãy vào rừng tìm thứ cây quý đó, đem trồng khắp bìa rừng, bờ suối để cho mọi người nghèo cùng có cái ăn.

Cậu bé vừa tới cửa rừng thì một dải dây leo màu xanh mướt quấn vào chân cậu bé. Cậu nghĩ: “Chắc hẳn đây là cây quý” và mang cây đi trồng ở khắp bìa rừng.

Chỉ hiếu thảo mấy tháng sau, những rễ cây đã phình to thành củ có màu tím đỏ. Nếu đem luộc hoặc nướng thì có vị thơm ngon, ngọt bùi. Cậu bé gọi đó là củ khoai lang.

Nếu ai muốn trồng, chỉ cần đem vùi dây khoai xuống đất và chăm bón thì tới mùa thu hoạch được rất nhiều củ.

Và cho đến bây giờ, khoai lang vẫn được nhiều người ưa thích.

Truyện cổ tích: Sự tích cây khoai lang - 4

Bài học hay từ truyện cổ tích

Truyện cổ tích: Sự tích cây khoai lang - 5

Câu chuyện dạy bé về lòng hiếu thảo, đồng thời giải thích nguồn gốc của cây khoai lang ngày nay.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v