Từ "xin lỗi" đến suy ngẫm, 4 quyết định của bố mẹ giúp con trưởng thành sau sai lầm

Bên cạnh việc trẻ nói xin lỗi, bố mẹ cũng nên dạy con cách nhận ra sai lầm và sửa chữa phù hợp.

Một hôm, khi đang chơi trong phòng khách, Tiểu Minh vô tình làm đổ chiếc bình yêu thích của mẹ. Các mảnh vỡ vương vãi trên mặt đất, Người mẹ khỏi cau mày, khó chịu khi nhìn thấy cảnh tượng này.

"Con xin lỗi mẹ!" Tiểu Minh lập tức nói, trong mắt tràn đầy hối lỗi. 

Nhiều bậc bố mẹ gặp phải tình huống tương tự khi con mắc lỗi, nhiều đứa trẻ có xu hướng nhanh chóng nói “Con xin lỗi” và tiếp tục cuộc sống hàng ngày. Nhưng thực tế, trong những tình huống đặc biệt, việc chỉ xin lỗi không giúp trẻ thực sự hiểu được hành động của mình.

Vì vậy, việc học cách suy ngẫm về lỗi sai và tìm cách sửa chữa là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Từ "xin lỗi" đến suy ngẫm, 4 quyết định của bố mẹ giúp con trưởng thành sau sai lầm - 1

Giúp trẻ hiểu được nguyên nhân sâu xa của lỗi lầm

Khi trẻ phạm sai lầm, phản ứng phổ biến là xin lỗi ngay lập tức. Nhưng đằng sau lời xin lỗi, liệu trẻ có thực sự nhận ra mình đã làm sai điều gì? Đây là bước đầu tiên mà bố mẹ cần hướng dẫn. Việc trẻ xin lỗi có thể là một phản xạ tự nhiên để tránh bị phê phán hoặc để làm hài lòng người lớn, nhưng điều quan trọng hơn là giúp trẻ hiểu sâu sắc về hành động của mình và hậu quả mà nó mang lại.

Nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập trong cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc” rằng nhận thức về cảm xúc là một khả năng quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Từ "xin lỗi" đến suy ngẫm, 4 quyết định của bố mẹ giúp con trưởng thành sau sai lầm - 2

Giúp trẻ hiểu được nguyên nhân sâu xa của lỗi lầm.

Đặc biệt, khi giải quyết các xung đột và sai lầm, việc hiểu rõ nguồn gốc cảm xúc đằng sau hành vi của chính mình là đặc biệt quan trọng. Nếu trẻ không hiểu được cảm xúc chính mình, sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi và cải thiện bản thân trong tương lai.

Bố mẹ không chỉ cần chấp nhận lời xin lỗi, mà nên hỏi một số câu mang tính khai sáng, chẳng hạn như: "Tại sao con nghĩ điều này lại xảy ra?", "Nếu con thay đổi cách tiếp cận, liệu kết quả có khác không?" Những câu hỏi này sẽ kích thích trẻ suy nghĩ và phản ánh về hành động của mình. Thông qua sự hướng dẫn cụ thể, trẻ có thể bắt đầu nhận ra tác động từ hành vi và suy nghĩ về nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.

Từ "xin lỗi" đến suy ngẫm, 4 quyết định của bố mẹ giúp con trưởng thành sau sai lầm - 3

Dạy trẻ chịu trách nhiệm

Một câu "Con xin lỗi" đôi khi trở thành cách trốn tránh vấn đề, khiến trẻ không thực sự hiểu rõ về hành động của mình, hay hậu quả mà nó mang lại. Bước thứ hai trong việc dạy trẻ suy ngẫm là chấp nhận hậu quả từ hành động, điều này giúp trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm, tạo ra cơ hội để học hỏi và trưởng thành từ những sai lầm.

Nhà giáo dục gia đình Zhang Xi nhấn mạnh trong cuốn sách “Giáo dục và phát triển tâm lý trẻ em” rằng việc nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm bắt đầu từ khi còn nhỏ và gánh chịu hậu quả của sai lầm là một phần quan trọng của tinh thần trách nhiệm. Khi trẻ mắc lỗi, không chỉ nên xin lỗi, mà còn phải biết rằng mình phải chịu trách nhiệm.

Ví dụ, nếu Tiểu Mình làm vỡ một chiếc bình, mẹ có thể nói: "Con đã xin lỗi, nhưng điều này vẫn chưa đủ. Bây giờ chúng ta cần cùng nhau dọn dẹp những mảnh vỡ này." Qua những hành động thiết thực như vậy, trẻ có thể cảm nhận được rằng hành động của mình có hậu quả và bản thân cần phải gánh chịu. 

Từ "xin lỗi" đến suy ngẫm, 4 quyết định của bố mẹ giúp con trưởng thành sau sai lầm - 4

Dạy trẻ chịu trách nhiệm thay vì quát mắng.

Từ "xin lỗi" đến suy ngẫm, 4 quyết định của bố mẹ giúp con trưởng thành sau sai lầm - 5

Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc bên trong

Ngoài việc xin lỗi và chịu trách nhiệm, trẻ cũng cần học cách bày tỏ cảm xúc nội tâm. Điều này giúp trẻ xử lý cảm xúc tốt hơn, bố mẹ cũng hiểu được con thực sự đang nghĩ gì.

Jane Nelsen, chuyên gia về phát triển trẻ em người Mỹ, đã đề cập trong cuốn “Kỷ luật tích cực” rằng, khi giao tiếp với trẻ, bố mẹ tôn trọng cảm xúc và giúp trẻ tìm ra cách thể hiện phù hợp.

Bố mẹ có thể hỏi "Con có đang cảm thấy mình sai không?" "Con có nghĩ bây giờ mẹ đang tức giận không?" "Lần sau con muốn làm gì?" Thông qua những câu hỏi này, trẻ có thể bắt đầu học cách bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc hơn về mọi hành động của mình.

Từ "xin lỗi" đến suy ngẫm, 4 quyết định của bố mẹ giúp con trưởng thành sau sai lầm - 6

Hướng dẫn trẻ đề xuất phương án cải tiến

Cuối cùng, chìa khóa để dạy trẻ suy ngẫm là tìm cách cải thiện. Nếu trẻ chỉ xin lỗi và nhận trách nhiệm mà không học cách sửa chữa thì quá trình này chưa đầy đủ.

Nhà giáo dục người Canada Gordon Neufeld trong cuốn “Hold on Your Kids”, sự suy ngẫm hiệu quả không chỉ về hành vi trong quá khứ mà còn về những thay đổi trong tương lai.

Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ suy nghĩ theo cách “Điều gì sẽ xảy ra vào lần tới?” "Trẻ sẽ làm gì nếu gặp phải tình huống tương tự?” hoặc “Trẻ nghĩ có thể làm gì để tránh sai lầm này vào lần sau?” Bằng cách đặt ra một kế hoạch cải tiến cụ thể, trẻ có thể nhớ được bài học, biết cách giải quyết những tình huống tương tự trong tương lai.

Từ "xin lỗi" đến suy ngẫm, 4 quyết định của bố mẹ giúp con trưởng thành sau sai lầm - 7

Hướng dẫn trẻ đề xuất phương án cải tiến.

Từ “Con xin lỗi” đến suy ngẫm chân thật là một bước tiến lớn trong quá trình trưởng thành của trẻ. Bố mẹ nên giúp trẻ thực sự học cách suy ngẫm bằng cách hiểu được nguồn gốc lỗi lầm, chịu trách nhiệm, biết bày tỏ cảm xúc bên trong và đưa ra kế hoạch cải thiện.

Thực tế, bản chất của giáo dục là cho phép trẻ mắc sai lầm, học hỏi, sửa sai và trưởng thành từ chúng.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Trường THCS Kiều Phú, huyện Quốc Oai – Điểm sáng giáo dục toàn diện của Thủ đô

Trường THCS Kiều Phú, huyện Quốc Oai – Điểm sáng giáo dục toàn diện của Thủ đô

Ngày 24/5, trường THCS Kiều Phú (huyện Quốc Oai, Hà Nội) tổ chức Lễ Tổng kết và tuyên dương, khen thưởng năm học. Khép lại năm học 2024–2025, Trường THCS Kiều Phú tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những cơ sở giáo dục tiêu biểu của Thủ đô với những bước tiến toàn diện cả về chất lượng dạy và học, đội ngũ giáo viên cũng như phong trào thi đua.

Người giàu đang chi tiền vào đâu?

Người giàu đang chi tiền vào đâu?

Dù toàn ngành hàng xa xỉ đang đối mặt với sự chững lại, giới siêu giàu vẫn không ngần ngại chi tiêu cho những món trang sức đắt giá. Tuy nhiên, họ ngày càng khắt khe trong lựa chọn, chỉ tin tưởng những thương hiệu hàng đầu. Điều này mang lại lợi thế cho Richemont – tập đoàn Thụy Sĩ sở hữu loạt tên tuổi đình đám như Cartier, Van Cleef & Arpels.

Văn học - nghệ thuật không đứng yên trong khung kính

Văn học - nghệ thuật không đứng yên trong khung kính

Một chiều lang thang trong một không gian nghệ thuật nhỏ giữa lòng đô thị, nghe một nhóm bạn trẻ đang đọc thơ. Không phải trên bục cao, không ánh đèn sân khấu lộng lẫy. Chỉ vài chiếc ghế mây, nền gạch bông cũ, tiếng guitar khe khẽ đệm phía sau. Một bạn gái tóc ngắn, giọng nhẹ như gió lướt mặt hồ, đọc câu thơ của chính mình: “Tôi không viết để được khen hay. Tôi viết để giữ l

“Trend 26+” – Ấn phẩm tiên phong định hình xu hướng nội thất kiến trúc Việt

“Trend 26+” – Ấn phẩm tiên phong định hình xu hướng nội thất kiến trúc Việt

Sáng 23/5, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Gặp gỡ báo chí - Giới thiệu Xu hướng nội thất kiến trúc “Trend 26+” - Ấn phẩm xu hướng đầu tiên của ngành nội thất Việt Nam giai đoạn 2026-2030, được xây dựng một cách hệ thống, bài bản, chuyên sâu và có tính gắn kết cao các thành phần trong hệ sinh thái của ngành nội thất.

Bàn giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Bàn giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Tại Hội thảo toàn quốc bàn giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 22/5 tại Hà Nội, đã có nhiều đề xuất, sáng kiến nhằm hiện thực hóa mục tiêu quảng bá văn hóa Việt Nam và tiếp thu tinh hoa văn hóa quốc tế.