Tương lai trẻ có thành công hay không, hãy nhìn vào 3 quy tắc bố mẹ đặt ra trong nhà
Việc đặt ra các quy tắc là cần thiết nhằm giúp trẻ tuân thủ kỷ luật trong phạm vi cho phép.
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, việc thiết lập quy tắc là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển. Quy tắc không chỉ định hình hành vi mà còn giáo dục trẻ về trách nhiệm, sự tôn trọng, và khả năng tự quản lý. Đây là nền tảng quan trọng để tạo dựng cuộc sống thành công trong tương lai.
Những quy tắc này như một bản đồ dẫn đường, giúp trẻ nhận biết đâu là hành vi phù hợp và đâu là hành vi không nên. Theo đó, có 3 điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý, để quy tắc trong nhà phát huy hiệu quả công dụng của nó.
Các quy tắc phải đủ cụ thể để trẻ nhìn thấy và hiểu
Việc đặt ra các quy tắc là cần thiết nhằm giúp trẻ tuân thủ kỷ luật trong phạm vi cho phép.
Ví dụ, khi trẻ chần chừ không muốn dừng xem TV, bố mẹ đừng vội nói "con phải ngoan ngoãn nghe lời", mà hãy thay "Con có thể xem thêm 10 phút, sau đó nghe lời tắt nhé!". Phương pháp này giúp trẻ hiểu được quy định, tạo ra cảm giác hứng thú và tự giác.
Một người mẹ đặt ra quy định khá hiệu quả, chị viết tờ giấy dán cạnh TV, ghi rõ thời gian và nội dung, đồng thời chuẩn bị sẵn một chiếc đồng hồ bấm giờ. Đến giờ, mặc dù con trai hơi chần chừ, nhưng khi nhìn thấy dòng chữ trên giấy và chiếc đồng hồ đã dừng, cậu bé chấp nhận việc dừng xem TV.
Việc này giúp trẻ học được tính kỷ luật, phát triển khả năng tự quản lý thời gian. Thay vì cảm thấy bị ép buộc, trẻ sẽ học cách tự quyết định và chấp nhận sự kết thúc của một hoạt động một cách nhẹ nhàng hơn.
Tương tự, một bà mẹ khác quy định rằng đồ chơi phải được cất lại vào hộp sau khi chơi xong. Bà và con gái đã cùng nhau tìm được một "ngôi nhà" cho mỗi món đồ chơi, giúp trẻ nhận thức rõ hơn về việc giữ gìn và bảo quản đồ vật.
Giờ đây, con gái bà sẽ nói "Gấu nhỏ ơi, đến giờ về nhà ngủ rồi" trong khi mẹ đang dọn đồ. Cách này giúp trẻ dễ dàng chấp nhận quy định, phát triển sự đồng cảm và trách nhiệm với các món đồ chơi của mình.
Bằng cách tạo ra những quy tắc rõ ràng và dễ hiểu, cùng với việc tham gia vào quá trình thiết lập quy định, trẻ sẽ cảm thấy mình là một phần trong việc xây dựng môi trường sống.
Khi trẻ khóc, hãy nhẹ nhàng nhưng đừng nhượng bộ
Khi trẻ con nghịch ngợm, đừng vội đánh mắng hay nuông chiều con. Thay vào đó, hãy sử dụng những phương pháp giáo dục tích cực để giúp trẻ hiểu và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Ví dụ, con gái bà Vương muốn mua búp bê đắt tiền. Mặc dù con bé rất thích món đồ chơi này, nhưng cả hai đã thỏa thuận rằng mỗi tháng chỉ được mua một món đồ chơi.
Khi nhận ra rằng mình không thể có ngay búp bê, cô bé đã ngồi bệt xuống sàn, khóc nức nở. Thay vì quát mắng hay chiều theo ý con, bà Vương đã ngồi xuống, nhẹ nhàng vỗ lưng con gái và nói: "Mẹ biết con rất muốn mua, nhưng hạn mức tháng này đã hết rồi. Tháng sau mua nhé."
Bố mẹ nên giúp tăng cường hơn nữa khả năng quản lý cảm xúc của trẻ.
Sau khoảng 15 phút khóc lóc, nhận thấy mẹ kiên quyết nhưng cũng đầy tình thương, cô bé cuối cùng đã đứng dậy và nói: "Vậy tháng sau mẹ nhớ mua cho con nhé."
Để tăng cường hơn nữa khả năng quản lý cảm xúc của trẻ, bà Vương khuyến khích con gái ghi lại những điều mình muốn mua vào một cuốn sổ. Giúp cô bé cảm thấy như mình đang có một kế hoạch và chờ đợi đến lượt mình, từ đó phát triển tính kiên nhẫn.
Hạn chế tiêu chuẩn kép trong gia đình
Nếu bố cho con ăn vặt trước bữa ăn, còn mẹ thì không, chắc chắn trẻ sẽ lợi dụng tình huống này. Vì vậy, bố mẹ nên nhất quán các quy tắt trong gia đình, hạn chế xảy ra tiêu chuẩn kép.
Gia đình ông Trương có quy định rõ ràng rằng mọi người không được ăn vặt trước bữa ăn một tiếng, và ngay cả bánh ông mang đến cũng phải để sau bữa ăn. Khi thấy không ai là ngoại lệ, những đứa trẻ trong nhà dần không còn đòi ăn vặt nữa.
Điều này cho thấy rằng sự nhất quán trong việc thực hiện quy tắc là chìa khóa. Tôn Tĩnh Tú, chuyên gia giáo dục trẻ em, từng nói: "Sức sống của quy tắc nằm ở việc thực hiện chúng."
Thực tế, nhiều bố mẹ nhìn thấy trẻ phản ứng dữ dội, không phải vì quy tắc được đặt ra kém, mà là do việc thực hiện mơ hồ hoặc bị bỏ dở giữa chừng.
Khi cả gia đình đồng lòng thực hiện, trẻ sẽ dần dần hình thành thói quen tự nhận thức và tự giác tuân thủ.
Để tránh tình trạng này, bố mẹ cần phải nhất quán và rõ ràng trong việc thiết lập và thực hiện các quy tắc. Việc xác định ranh giới nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và hiểu rằng "Quy tắc là quy tắc." Khi cả gia đình đồng lòng thực hiện, trẻ sẽ dần dần hình thành thói quen tự nhận thức và tự giác tuân thủ.
Ngoài ra, giải thích lý do đằng sau các quy tắc cũng rất quan trọng. Bố mẹ nên nói với trẻ rằng việc không ăn vặt trước bữa ăn để cảm thấy ngon miệng, và tiêu hóa tốt hơn. Khi trẻ hiểu được lý do, sẽ dễ dàng chấp nhận và tuân theo.
Hơn nữa, bố mẹ khuyến khích trẻ tham gia vào việc thiết lập quy tắc gia đình. Khi trẻ được tham gia vào quá trình này, sẽ cảm thấy có trách nhiệm và có quyền quyết định, từ đó nâng cao tính tự giác, cũng như tôn trọng đối với các quy tắc đã đặt ra.
Bình luận