Vì sao trẻ không nhớ ký ức tuổi thơ? Khoa học lý giải sự kỳ diệu của não bộ

Bố mẹ hiểu được quy luật phát triển não bộ của trẻ, nhằm giúp con phát triển trí thông minh tốt hơn.

Theo góc độ khoa học não bộ, các dây thần kinh não của trẻ bắt đầu kết nối với nhau sau khi sinh, và các khớp thần kinh phát triển mạnh mẽ.

Vậy tại sao, khi trẻ lớn lên, ký ức trước 3 tuổi dường như bị "xóa", hầu hết chúng ta không thể nhớ được những gì diễn ra trong những năm đầu đời.

Thực tế, chúng ta chưa khám phá hết sự kỳ diệu của bộ não. Việc "xóa trí nhớ" thực chất là bộ não bật chế độ thông minh "ưu tiên sinh tồn", mở đường cho sự phát triển trí tuệ.

Thời kỳ phát triển não bộ đỉnh cao là trước 3 tuổi. Vì vậy, nếu bố mẹ hiểu được quy luật phát triển não bộ của trẻ em ở giai đoạn này, thì tương đương với việc nắm được chìa khóa giúp trẻ thông minh hơn.

Các chuyên gia lý giải vì sao trẻ không thể nhớ ký ức trước 3 tuổi. 

Vì sao trẻ không nhớ ký ức tuổi thơ? Khoa học lý giải sự kỳ diệu của não bộ - 1

Vì sao trẻ không nhớ ký ức tuổi thơ? Khoa học lý giải sự kỳ diệu của não bộ - 2

“Phần cứng” của não, hồi hải mã, vẫn chưa sẵn sàng

Hồi hải mã là vùng não chịu trách nhiệm lưu trữ trí nhớ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó đang trong giai đoạn phát triển nhanh trước 3 tuổi và không trưởng thành cho đến khi 4-7 tuổi, gần bằng mức độ của người lớn.

Hồi hải mã của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giống như một thư viện đang được xây dựng. Một bên là công nhân xây dựng vẫn làm việc ngày đêm, còn bên kia là mọi người đang "điên cuồng" mua sách (trí nhớ). Tuy nhiên, cho đến khi thư viện hoàn thành, những cuốn sách này không thể được hệ thống mã hóa và đặt trên giá sách.

Mặc dù không thể mã hóa và lưu trữ, mọi thứ bố mẹ từng làm với, chẳng hạn như ôm, trêu chọc, kể chuyện, hát đồng dao và nhiều trải nghiệm cảm giác lặp đi lặp lại khác, sẽ trở thành "vật liệu xây dựng" thúc đẩy sự phát triển của hồi hải mã của trẻ.

Vì sao trẻ không nhớ ký ức tuổi thơ? Khoa học lý giải sự kỳ diệu của não bộ - 3

Vì sao trẻ không nhớ ký ức tuổi thơ? Khoa học lý giải sự kỳ diệu của não bộ - 4

Cắt tỉa synap, quá trình loại bỏ của não

Nghiên cứu khoa học não bộ cho thấy, giai đoạn 0-3 tuổi là thời kỳ đỉnh cao của sự phát triển synap. Trong đó, ở độ tuổi 2-3 tuổi, số lượng synap ở trẻ em gấp đôi người lớn và đạt đỉnh cao nhất.

Vào khoảng 4 tuổi, trẻ bắt đầu sắp xếp hợp lý mạng lưới thần kinh của mình, cắt bỏ những đường dẫn thần kinh ít được sử dụng (như trải nghiệm làm đổ thức ăn bổ sung) và giữ lại những đường dẫn thần kinh thường được sử dụng (như phát âm tiếng mẹ đẻ và những câu chuyện lặp đi lặp lại). Sau 7 tuổi, não bộ bước vào giai đoạn phát triển khác.

Vì sao trẻ không nhớ ký ức tuổi thơ? Khoa học lý giải sự kỳ diệu của não bộ - 5

Hồi hải mã của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giống như một thư viện đang được xây dựng.

Nếu bố mẹ muốn trẻ thông minh và phát triển nhiều thói quen tốt hơn, hãy nỗ lực hơn vào thời điểm này để tăng cường các kết nối thần kinh quan trọng.

Ví dụ, nếu mẹ muốn trẻ yêu thích việc đọc sách, hãy đọc truyện tranh cho con nghe mỗi ngày. Sau nhiều lần đọc lặp lại, trẻ sẽ vô thức hình thành thói quen đọc sách.

Vì sao trẻ không nhớ ký ức tuổi thơ? Khoa học lý giải sự kỳ diệu của não bộ - 6

“Bộ nhớ ngầm” vô hình là nền tảng xây dựng não bộ

Tùy thuộc vào thời gian lưu trữ trí nhớ mà có trí nhớ cảm giác, trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.

Trí nhớ cảm giác là khả năng lưu giữ tức thời (0-2 giây) thông tin đầu vào não từ các giác quan.

Bộ nhớ ngắn hạn là bộ nhớ tạm thời lưu giữ một lượng nhỏ thông tin (20-60 giây). Ví dụ, khi mẹ đang đọc, trí nhớ ngắn hạn hoạt động như những ghi chú tạm thời, cho phép nhớ câu trước đó để có thể hiểu câu tiếp theo.

Trí nhớ dài hạn là điều chúng ta không thể dễ dàng quên, chẳng hạn như tên và những trải nghiệm trong quá khứ. Khi chúng lặp lại một điều gì đó nhiều lần trong một thời gian ngắn, về cơ bản đã chuyển thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn.

Mặc dù những ký ức mang tính khai báo (sự kiện cụ thể) trước 3 tuổi sẽ bị xóa, nhưng một số ký ức giác quan mạnh mẽ sẽ được lưu trữ vĩnh viễn . Ví dụ:

Trong giai đoạn đầu học đi, trẻ đi không vững. Tuy nhiên, thông qua việc luyện tập lặp đi lặp lại, não sẽ liên tục tối ưu hóa các thông số kiểm soát cơ, lưu giữ chúng trong tiểu não và hạch nền, và hình thành trí nhớ thủ tục, để trẻ sẽ nhớ cách đi bất kể bao nhiêu tuổi, ngay cả khi không nhớ mẹ đã dạy mình đi.

Vì sao trẻ không nhớ ký ức tuổi thơ? Khoa học lý giải sự kỳ diệu của não bộ - 7

Khi tình yêu tuôn chảy, bộ não có thể phát triển như một cái cây nhỏ thành cây cao lớn với tư thế mạnh mẽ.

Nếu trẻ không nhận được sự tương tác từ bố mẹ và lớn lên trong sự thờ ơ, lãnh đạm, dễ trở thành người nhạy cảm và tự ti. Những trải nghiệm cảm xúc như sợ hãi, vui sướng, lo lắng,... sẽ để lại dấu ấn trong hạch hạnh nhân, hình thành nên những ký ức cảm xúc độc đáo và ảnh hưởng đến phát triển tính cách.

Tình yêu không phải để lưu trữ mà để hình thành. Khi tình yêu tuôn chảy, bộ não có thể phát triển như một cái cây nhỏ thành cây cao lớn với tư thế mạnh mẽ.

Hay khi mẹ bế trẻ là đang khắc họa những rãnh não của bé, khi mẹ ngân nga một bài hát ru không đúng giai điệu, là đang viết mã nguồn cảm xúc, khi mẹ dịu dàng đọc cho con nghe một câu chuyện, có nghĩa đang dệt nên mạng lưới thần kinh của bé...

Mọi thứ mẹ làm cho trẻ có thể bị xóa bỏ và lãng quên, nhưng tình yêu sẽ thấm vào mọi ngóc ngách trong não trẻ và trở thành nền tảng cho cảm giác an toàn, giúp trẻ có lòng can đảm để chủ động khám phá thế giới và khả năng cảm nhận hạnh phúc.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Lò mổ”: Những ám ảnh bi thương mà kỳ vĩ

“Lò mổ”: Những ám ảnh bi thương mà kỳ vĩ

Trong hành trình sáng tạo của mình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã cất lên tiếng hỏi “đời sống tôi đang sống có thực sự là một đời sống?” và ông đã mang theo tinh thần đó để bước vào trường ca “Lò Mổ” – một hành trình tự vấn, đi tìm câu trả lời cho những trăn trở về ý nghĩa cuộc sống và sự tồn tại.