Phim 40 tỷ “Đất rừng phương Nam” công bố tạo hình nhân vật của Trấn Thành, Băng Di

Dàn nhân vật chủ chốt của “Đất rừng phương Nam” vừa được hé lộ trong poster chính thức.

Phim truyền hình “Đất phương Nam” phát sóng năm 1997 được xem là “bộ phim quốc dân” gắn liền với tuổi thơ của đông đảo khán giả. Sau 25 năm, tác phẩm được đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chuyển thể lên màn ảnh rộng với tên gọi mới “Đất rừng phương Nam”. Phim được đầu tư 40 tỷ, có sự tham gia của Trấn Thành, Tuấn Trần, Băng Di, Tiến Luật, Công Ninh, Hứa Vĩ Văn, Tuyền Mập, Kiều Trinh...

Mới đây, ê-kíp “Đất rừng phương Nam” đã công bố poster chính thức với dàn cast thực lực và tiềm năng. Trong đó tạo hình nhân vật của Trấn Thành và Băng Di cũng được hé lộ, nhận được sự quan tâm của công chúng.

Phim 40 tỷ “Đất rừng phương Nam” công bố tạo hình nhân vật của Trấn Thành, Băng Di - 1

Poster chính thức của “Đất rừng phương Nam”. Tạo hình nhân vật của Trấn Thành, Băng Di được khán giả quan tâm.

Trong poster, hình ảnh của An nổi bật với nụ cười rạng rỡ, sau lưng là những người đã đồng hành cùng cậu trên mỗi chặng đường tìm cha: Út Lục Lâm (Tuấn Trần), má (Hồng Ánh), cha con ông Tiều - bé Xinh (Tiến Luật và bé Bảo Ngọc), thằng Cò (Đỗ Kỳ Phong).

Trấn Thành trong tạo hình cụ già Nam Bộ với chòm râu và chiếc khăn rằn quen thuộc. Vẻ ngoài điệu đà, đỏm dáng, sang chảnh của Băng Di tương phản với sự chất phác của Trấn Thành, liệu đây có phải là một gợi ý của ê-kíp về vai trò của hai nhân vật này trong phim?

Phim 40 tỷ “Đất rừng phương Nam” công bố tạo hình nhân vật của Trấn Thành, Băng Di - 2

Trấn Thành được dự đoán vào vai bác Ba Phi. Nhân vật này từng được nghệ sĩ Mạc Can (phải) thể hiện thành công ở bản truyền hình.

Nhiều khán giả dự đoán, Trấn Thành sẽ vào vai bác Ba Phi như thông tin ê-kíp từng hé lộ trước đó. Vai diễn này vốn được nghệ sĩ Mạc Can thể hiện thành công trong bản phim truyền hình. Bác Ba Phi là người dân miền sông nước, có khiếu kể chuyện hài hước.

Trấn Thành cũng gây nhiều tranh cãi khi được dự đoán vào vai bác Ba Phi vì nhiều khán giả nhận định ngoại hình của anh không có nét chân chất, mộc mạc của người nông dân. Hơn thế, nam MC quá trẻ, khó khắc họa nhân vật. Cái bóng quá lớn của Mạc Can cũng là điều Trấn Thành cần vượt qua.

Trong khi đó, Băng Di được dự đoán đảm nhận vai Tư Mắm, người ra sức dụ dỗ bé An để lấy thông tin nhưng không thành. Đây được đánh giá là nhân vật gian manh và xảo quyệt nhất trong bộ phim nổi tiếng này.

Băng Di từng ghi dấu ấn khi tham gia nhiều phim truyền hình nổi tiếng. Việc xây dựng hình tượng phản diện trên màn ảnh giúp cô được nhiều khán giả gọi với danh xưng “ác nữ màn ảnh Việt”. Vì vậy, khán giả đánh giá việc Băng Di vào vai Tư Mắm là hoàn toàn phù hợp, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thú vị cho người xem.

Phim 40 tỷ “Đất rừng phương Nam” công bố tạo hình nhân vật của Trấn Thành, Băng Di - 3

Băng Di được dự đoán vào vai Tư Mắm. Vai diễn này từng làm nên tên tuổi của Cát Phượng ở bản truyền hình.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tiết lộ, ê-kíp của anh đã nắm bản quyền chuyển thể phim từ 5 năm trước nhưng lúc đó bản thân anh và ê-kíp chưa đủ tự tin về kinh phí và kĩ thuật để tiến hành sản xuất. Chỉ cho đến hiện tại, khi nền điện ảnh nước nhà phát triển, anh mới tin rằng mình có thể thực hiện một “Đất rừng phương Nam” đúng với tinh thần của tiểu thuyết. Do đó, tựa phim của bản điện ảnh được đưa về tựa gốc với tham vọng có thể làm được những gì bản truyền hình đã từng tiếc nuối bỏ lỡ.

“Với tôi, 'Đất rừng phương Nam' là một phép thử để mở ra các phim cùng thể loại, chẳng hạn như 'Chiếc lược ngà' - chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của ba tôi, cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng”, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ.

“Đất rừng phương Nam” dự kiến ra mắt ngày 20/10. Bối cảnh phim trải dài nhiều tỉnh như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh…

Trai Úc

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thi ca yêu nước và các nhà thơ cách mạng

Thi ca yêu nước và các nhà thơ cách mạng

Buổi sinh hoạt chuyên đề “Thi ca yêu nước và các nhà thơ cách mạng” do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 đã tập trung bàn về một phẩm chất đặc biệt của dòng thơ cách mạng kháng chiến 1945-1975 là thi pháp trữ tình lãng mạn – điều đã làm nên sức sống trường tồn của thi ca đương đại Việt Nam.

Phi tần từng được hoàng đế sủng ái nhất hậu cung, sinh 6 người con nhưng cuối đời chịu cảnh cô quạnh

Phi tần từng được hoàng đế sủng ái nhất hậu cung, sinh 6 người con nhưng cuối đời chịu cảnh cô quạnh

Từng là phi tần được hoàng đế sủng ái nhất chốn hậu cung, người phụ nữ này đã hạ sinh 6 người con, giữ vững địa vị cao quý và sự yêu thương từ nhà vua. Tuy nhiên, cuộc đời không mãi êm đềm, khi về già, bà phải đối mặt với sự cô độc, lẻ loi trong những năm tháng cuối đời khiến bao người cảm thán.