DN sản xuất phim, truyền hình muốn sớm được bắt nhịp “bình thường mới”

Do thuộc lĩnh vực sản xuất đặc thù, con đường từng bước hồi phục và bắt nhịp với trạng thái bình thường mới của các doanh nghiệp sản xuất phim và chương trình truyền hình, chủ yếu tại TP.HCM vẫn chưa rõ ràng.

DN sản xuất phim, truyền hình muốn sớm được bắt nhịp “bình thường mới” - 1

Một cảnh trong phim "Em và Trịnh", bộ phim dự kiến khởi chiếu cuối năm 2021 

Dẫu là những doanh nghiệp có tên tuổi và đang đóng góp một phần trong việc xây dựng nền công nghiệp văn hoá nước nhà như Galaxy Play, BHD, Đất Việt Group, Chánh Phương…, tương tự như đa số các ngành sản xuất tại Việt Nam trong hai năm vừa qua, các công ty sản xuất phim và chương trình truyền hình đang gánh chịu cú sốc nặng nề do tác động của đại dịch COVID-19. Thế nhưng, khác với những doanh nghiệp sản xuất thông thường, nhóm các công ty sản xuất phim và chương trình truyền hình đang đối diện với tình huống chưa được bắt nhịp vào sản xuất, chuẩn bị cho trạng thái bình thường mới.

Trong văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh mới đây, cộng đồng 20 doanh nghiệp sản xuất phim và chương trình truyền hình đã tha thiết bày tỏ nguyện vọng được các cơ quan chức năng xem xét cho phép các công ty sản xuất phim và chương trình truyền hình thuộc nhóm đối tượng phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới.

Nguyện vọng trên xuất phát từ thực tế, do những đặc thù trong quá trình sản xuất các tác phẩm điện ảnh, truyền hình, chương trình truyền hình, dù hoàn toàn có thể đảm bảo các yêu cầu sản xuất phù hợp với diễn biến của dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này lại chưa  được xếp vào nhóm đối tượng nào trong số những doanh nghiệp dự kiến được cho phép hoạt động sau 1/10 tại TP Hồ Chí Minh.

Hiện tại, kế hoạch sản xuất và phát hành của nhiều bộ phim, chương trình truyền hình bị lùi lại hoặc trì hoãn vô thời hạn. Điều này một mặt có thể khiến các công ty sản xuất phim và chương trình truyền hình bỏ lỡ cơ hội đón thời điểm thị trường hồi phục sau đại dịch, đối diện với nguy cơ phá sản không thể cứu vãn. Nhìn từ góc độ thị trường, việc không thể tạo ra những sản phẩm điện ảnh, phim truyền hình, chương trình truyền hình mới, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khán giả sẽ khiến nguồn phim và chương trình truyền hình phụ thuộc nặng nề hơn vào các đối tác nước ngoài. Điều này cũng gây thiệt thòi cho chính khán giả khi không có nhiều cơ hội thưởng thức các chương trình phim, truyền hình mang bản sắc dân tộc có chất lượng cao.

Để tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất phim và chương trình truyền hình có cơ hội tiếp tục tồn tại, phát triển, văn bản đề nghị các cơ quan chức năng “chấp thuận cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất phim và chương trình truyền hình được phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới từ ngày 15/10/2021”.

Theo đó, nhóm các doanh nghiệp nói trên đề xuất được thực hiện trực tuyến tất cả các công việc tiền kỳ có thể của quá trình sản xuất phim và chương trình truyền hình; tập trung sản xuất, ghi hình ở những bối cảnh biệt lập như: phim trường, các khu du lịch sinh thái không hoạt động, các khu nhà ở không có dân cư sinh sống.

Để đảm bảo yêu cầu phòng dịch, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất phim và chương trình truyền hình cam kết: Thu hẹp quy mô nhân sự của đoàn phim khi thực hiện quay và sản xuất phim, chương trình truyền hình; thực hiện xét nghiệm PCR gộp theo nhóm 10 người trước ngày tiến hành quay phim, chương trình truyền hình. Xét nghiệm nhanh từng người với tần suất 07 ngày/lần cho toàn bộ nhân sự của đoàn phim trong suốt thời gian quay phim và chương trình truyền hình; đảm bảo tỷ lệ 100% nhân sự đoàn phim và diễn viên tham gia đóng phim và chương trình truyền hình đã được tiêm vaccine và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Hạn chế tối đa tiếp xúc với các điểm dân cư, dịch vụ bên ngoài trong thời gian quay phim; khai báo y tế thường xuyên và luôn đảm bảo thực hiện 5K, đặc biệt đảm bảo giữ khoảng cách và không tập trung đông người trong suốt quá trình quay phim, chương trình truyền hình; chỉ định nhân sự chuyên kiểm soát việc tuân thủ phòng dịch Covid-19; thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế và Uỷ ban Nhân dân TP.HCM.

Tại một số diễn đàn gần đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã nhận định, khi giãn cách xã hội được áp dụng ở nhiều tỉnh, thành cả nước, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân “bị giới hạn”. Nỗ lực không ngừng của ngành văn hóa chính là “vaccine tinh thần” lan tỏa nguồn năng lượng tích cực.

Bộ trưởng cũng gợi mở nhiều giải pháp rất đáng chú ý với các đơn vị sản xuất nghệ thuật, như cần phải chủ động, tích cực hơn để chuyển đổi, dần thích nghi để tạo được nguồn thu, không thể lấy lí do chờ hết dịch mới lên sân khấu biểu diễn. Cụ thể hơn là đẩy mạnh chuyển đổi số; tìm hiểu và phát huy các hình thức hoạt động phù hợp với tình hình mới như mô hình nhà hát truyền hình, nhà hát online (đối với nghệ thuật biểu diễn)…

Tuy nhiên, đó là ở khâu phát sóng, trình diễn. Để có được các chương trình phim, truyền hình, các công ty sản xuất phim và chương trình truyền hình cần phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh dịch bệnh và nhất là khi thực hiện giãn cách xã hội, cùng với việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, phải quan tâm chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân, trong đó có các chương trình văn hóa – nghệ thuật trên truyền hình. Ngay cả với các bệnh nhân COVID-19, việc điều trị phải kết hợp các giải pháp y học, tâm lý học, xã hội học, giúp người bệnh có tinh thần thoải mái, lạc quan, tin tưởng thì hiệu quả điều trị cũng sẽ cao hơn.  

PV

Nguồn baochinhphu.vn

Tin liên quan

Tin mới nhất

Văn học Sơn La với cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ

Văn học Sơn La với cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn luôn là mạch nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ các dân tộc Sơn La. Chất bi hùng của chiến cuộc đã thấm đẫm trong đất và con người miền Tây Bắc của Tổ Quốc. Viết về cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc nhiều nhà văn, nhà thơ vừa cầm bút vừa làm cách

Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập những kỷ lục về sáng tác thơ, nhạc Việt Nam và thế giới

Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập những kỷ lục về sáng tác thơ, nhạc Việt Nam và thế giới

Tối 28/4/2024, tại KCN Nam Cầu Kiền, TP Hải Phòng, Công ty CP Shinec phối hợp với Hội Cựu chiến Binh thành phố Hải Phòng tổ chức Chương trình “Khát Vọng Truyền Nhân” với chuỗi các sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của Shinec gồm Lễ Công bố báo cáo phát triển bền vững - Báo cáo ESG; Lễ trao chứng nhận kỷ lục thế giới; Lễ trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho Công ty CP Shinec và Do