Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng

Từ loại lá cây người dân Việt Nam thường đốt bỏ hoặc băm nhỏ làm phân, anh Nam đã nghiên cứu và phát triển thành sản phẩm độc đáo, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Chàng kỹ sư và ước mơ khởi nghiệp

Từng tốt nghiệp khoa Cơ Điện tử của Đại học Bách Khoa Hà Nội và có hơn 6 năm làm việc tại Nhật Bản, anh Đậu Văn Nam (SN 1992), quê ở xã Tân An, tỉnh Nghệ An lại về quê khởi nghiệp khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

Anh Nam cho biết, khi học đến năm cuối đại học, anh được một doanh nghiệp ô tô của Nhật Bản tuyển dụng về làm kỹ sư. Mặc dù có thu nhập “nhiều người mơ ước” nhưng với anh Nam, cuộc sống ở Nhật Bản khá nhàm chán. Vì vậy, anh thường xuyên mua sách về đọc cho đỡ buồn.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 1

L kỹ sư của một doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Nhật Bản nhưng anh Nam luôn ấp ủ ước mơ trở về quê hương khởi nghiệp.

“Khi tôi đọc được những câu chuyện truyền cảm hứng cho người trẻ dấn thân về quê khởi nghiệp trong những cuốn sách của Tony Buổi Sáng thì cảm thấy rất thú vị. Tự dưng hình ảnh một nhà máy sáng đèn ở một vùng quê nào đó cứ ẩn hiện trong đầu khiến tôi ngày đêm nghiên cứu, tìm hiểu xem có hướng nào để về quê khởi nghiệp hay không”, anh Nam kể.

Trong một lần đến quán bar nhưng không biết mình nên uống loại rượu nào, anh Nam được nhân viên của quán giới thiệu về loại rượu Tequila của Mê-xi-cô, được chưng cất từ cây thùa xanh, có hương vị rất lạ.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 2

Từ ly rượu lạ đã giúp anh Nam có ý tưởng về quê trồng dứa để khởi nghiệp.

 Về nhà, anh tìm hiểu về loại cây này thì được biết nó khá giống với cây dứa dại của Việt Nam, củ có thể chưng cất thành rượu, lá được dùng làm sợi trong sản xuất dây thừng, bao bố, vải… Khi đó, anh mới biết đến loại sợi tự nhiên này và nhận ra, ở Việt Nam có những loại cây như chuối, dứa ăn quả, lưỡi hổ cũng có thể làm ra được sợi.

Liên hệ với một người bạn ở nông trường Đồng Giao (Ninh Bình), anh Nam được biết, ở đó có những trang trại dứa mênh mông hàng chục nghìn ha. Tuy nhiên, người dân chỉ thu quả để bán, còn lại lá dứa bị vứt bỏ hoặc cày làm phân, không hề có giá trị gì.

Trong khi đó, hầu hết nguyên phụ liệu của ngành dệt may trong nước đều phải nhập khẩu. Thấy khả năng có thể phát triển kinh tế từ việc làm sợi từ lá dứa, anh Nam quyết định nghỉ việc về quê.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 3

Hàng nghìn ha dứa được anh Nam trồng tại Nghệ An.

Bỏ ra gần 2 tỷ đồng và không thu được đồng nào

Đang làm kỹ sư thiết kế trong một doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản, anh Nam về quê thuê đất trồng dứa trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.

“Đó là đầu năm 2021, dịch Covid-19 vẫn chưa hết, đồng Yên lại thấp. Thấy tôi đang có công việc ổn định ở Nhật lại về nước, đi lang bạt khắp nơi rồi về quê thuê đất trồng dứa, nhiều người hoài nghi lắm. Họ nghĩ chắc tôi có vấn đề gì đó hoặc thất bại ê chề lắm mới về”, anh Nam nói.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 4

Những chiếc lá dứa trước đây không có giá trị kinh tế được anh Nam tiến hành làm thành sợi.

Bỏ ngoài tai tất cả những hoài nghi của những người xung quanh, anh Nam lao đầu vào trồng dứa và nghiên cứu cách làm ra sợi từ lá dứa. Từ việc mang từng chiếc lá đi luộc để nạo bằng tay, bóc tách từng chùm xơ thô rồi cắt ngắn, cho vào cối giã như làm ruốc. Sau đó, xé thành những nhóm bông để nghiên cứu về đặc tính của xơ dứa, từ đó vận dụng để chế tạo máy móc, thiết bị.

Cùng với sự hỗ trợ của các thầy cô của ĐH Bách Khoa Hà Nội, anh Nam đã chế tạo được chiếc máy tách xơ dứa tự động và có thể phát triển quy mô lớn.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 5

Anh Nam đã nghiên cứu thành công máy tách xơ dứa và đưa vào vận hành.

Tuy nhiên, suốt gần 2 năm, toàn bộ số tiền gần 2 tỷ đồng do anh tích cóp từ khi ở bên Nhật đều đã đổ vào việc trồng dứa, mua sắm và nghiên cứu máy móc nhưng vẫn chưa thu về được đồng nào.

“Gần 2 năm, dự án đã tiêu tốn hết gần 2 tỷ đồng nhưng tôi không nhận về được một đơn hàng nào cụ thể, chỉ là những đơn hàng thử nghiệm, đơn hàng mẫu rất nhỏ. Chỉ thấy tiền ra mà không thấy tiền vào khiến tôi rất chán nản. Một số bạn bè cùng chung ý tưởng khởi nghiệp với tôi cũng từ bỏ giữa chừng”, anh Nam cho hay.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 6

Trên con đường thực hiện dự án làm xơ dứa, quả nửa số bạn bè cùng làm đã từ bỏ giữa chừng nhưng anh Nam vẫn quyết tâm đến cùng, không bỏ cuộc.

Mặc dù chán nản nhưng anh Nam nhận ra mình không còn con đường nào khác mà phải tiến về phía trước. Tiền đã bỏ ra rồi, bản thân mình cũng đã cam kết với những người nông dân, đối tác cũng đang rất mong chờ sản phẩm của mình. Dự án không chỉ là vấn đề tài chính mà còn là cam kết và là động lực để anh tạo ra giá trị nên không thể dừng lại.

Biến lá dứa thành “mỏ vàng”

Gạt bỏ mọi khó khăn sang một bên, anh ngồi lại để nhìn nhận lại sản phẩm của mình và nhận ra, thứ mà thị trường cần không phải là sợi xơ dứa thô như anh đang làm mà là sản phẩm bông hoá giống như cotton.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 7

Những chiếc lá dứa được "biến hoá" thành nhưng sợi xơ thô trước khi mang đi bông hoá.

Hết tiền, anh bắt đầu vay mượn tiền từ người thân, gia đình, bạn bè, thậm chí là mang sổ đỏ của họ hàng nội, ngoại để cầm cố ngân hàng lấy tiền làm tiếp dự án của mình. Có tiền, anh bắt đầu tiếp tục nghiên cứu, sang các nhà máy kéo sợi ở Ấn Độ, Thái Lan để tìm hiểu và mua máy móc, chế tạo nên dây truyền bông hoá 100% cơ học, không sử dụng hoá chất từ xơ dứa.

“Tôi tìm các loại máy cũ tiền xử lý bông ngày xưa theo nguyên lý xé, đập, làm sạch để nghiên cứu và chế tạo. Áp dụng nguyên lý đó và tìm các thiết bị khác như hệ thống máy mở, trộn, lọc tạp, hút bụi kết hợp với việc điều chỉnh tốc độ một sộ bộ phận để phù hợp với đặc tính và quy trình bông hoá xơ dứa”, anh Nam phân tích.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 8

Anh Nam trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất thành công nguyên liệu dệt may từ lá dứa quy mô lớn tại Việt Nam.

Chỉ trong thời gian ngắn, đầu năm 2023, anh Nam đã có thể chủ động tự nhân bản máy móc tách xơ dứa thô và làm chủ công nghệ sản xuất xơ bông hoá. Đồng thời, những sản phẩm xơ bông đầu tiên được các doanh nghiệp phản hồi tích cực và đặt hàng với số lượng lớn. Doanh nghiệp do anh Nam làm chủ cũng trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành công nguyên liệu dệt may từ lá dưa quy mô lớn.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 9

Những sản phẩm thủ công từ xơ lá dứa được ứng dụng trong đời sống.

Hiện tại, ngoài việc chủ động khai thác và quản lý tại nhà máy sản xuất xơ dứa thô tự động tại vùng nguyên liệu gần 2.000ha ở Nghệ An, anh Nam còn liên kết để chuyển giao công nghệ và cam kết bao tiêu sản phẩm với 7 Hợp tác xã ở Lào Cai, Điện Biên, Ninh Bình, Thanh Hoá, Đắk Lắk, Tiền Giang và Hậu Giang. Sau đó, thu gom xơ thô về nhà máy bông hoá để sản xuất tập trung.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 10

Hiện tại, anh Nam đã có thể chủ động tự nhân bản máy móc tách xơ dứa thô cho 7 hợp tác xã và làm chủ công nghệ sản xuất xơ bông hoá.

“Mỗi tháng, bên tôi đang cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước khoảng 30 tấn xơ bông từ lá dứa với giá từ 9-10 USD/kg, tương đương khoảng 260 nghìn đồng/kg, doanh thu khoảng 7 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt từ 12-15%. Tuy nhiên, có tiền lãi là tôi lại tiếp tục tái đầu tư, mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến máy móc để sản xuất”, anh Nam cho hay.

Biến loại lá nhiều người vứt bỏ thành “mỏ vàng”, 9x Nghệ An có doanh thu 7 tỷ đồng/tháng - 11

Sự kiên trì, sáng tạo và đam mê khởi nghiệp với nông nghiệp nông thôn đã giúp anh Nam gặt hái được những thành công không hề nhỏ.

Theo anh Nam, cả nước hiện có khoảng 52.000ha trồng dứa, mỗi năm tạo ra khoảng hơn 2 triệu tấn lá, có thể khai thác được gần 40.000 tấn xơ dứa.

Không chỉ vậy, phần lá dứa sau khi tách xơ còn có thể ủ men làm thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ, giá thể trồng nấm, chất đốt, thậm chí là bát đĩa, hộp giấy dùng một lần... Sợi dứa cũng có thể làm da sinh học, vật liệu composite, vật liệu cách âm, cách nhiệt… Vì vậy, nếu được khai thác hết, lá dứa được coi là “mỏ vàng”, mang về số tiền “khổng lồ”.

Hồng Cảnh

Tin liên quan

Tin mới nhất