Quảng bá thương hiệu quốc gia ''Nghệ thuật sơn mài Việt Nam''

Đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030 nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật sơn mài Việt Nam, góp phần phát triển thị trường văn hóa, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030.

Đề án nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật sơn mài Việt Nam, góp phần phát triển thị trường văn hóa, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế qua các hoạt động giao lưu nghệ thuật, trao đổi tác phẩm, sản phẩm văn hóa. Qua đây để tôn vinh, khẳng định giá trị của sơn mài Việt Nam; bảo tồn nghệ thuật sơn mài truyền thống, đẩy mạnh sáng tạo từ chất liệu sơn mài.

Theo đó, trong giai đoạn 2020-2030, các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng logo, bộ nhận diện “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam”; ban hành quy trình chế tác, tiêu chuẩn nguyên vật liệu, tiêu chí nghệ thuật sơn mài; đầu tư, quảng bá, giới thiệu mô hình phát triển vùng trồng cây sơn ở Phú Thọ; giới thiệu, phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài làng nghề Hạ Thái (Hà Nội), tổ chức liên hoan nghệ thuật sơn mài quốc tế; xuất bản sách giới thiệu nghệ thuật sơn mài Việt Nam; đặt hàng sáng tác tác phẩm, sản phẩm đạt chuẩn thương hiệu sơn mài Việt Nam...

Quảng bá thương hiệu quốc gia ''Nghệ thuật sơn mài Việt Nam'' - 1
Đề án triển khai nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật sơn mài Việt Nam.
(Ảnh minh họa: HL) 

Thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về sáng tác, thể hiện tác phẩm, sản phẩm sơn mài cho các họa sĩ, nghệ nhân. Phối hợp với các trường mỹ thuật, trường dạy nghề, cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng và đổi mới chương trình đào tạo sáng tác bằng chất liệu sơn màu trong các trường đại học, cao đằng chuyên nghiệp về mỹ thuật theo hướng giữ gìn, phát huy truyền thống nghề sơn và tiếp cận cộng nghệ mới trong khu vực và quốc tế để phát triển các sản phẩm, tác phẩm sơn mài...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ cấp kinh phí cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với các ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương thực hiện đề án.

Nghề sơn đã có một lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Sơn ta thường được dùng chủ yếu để sơn gắn các đồ dùng, sơn thuyền, sơn vũ khí, làm các đồ thờ cúng, trang trí đình chùa… Sau này, sơn ta được dùng vào các công việc trang trí. Sản phẩm sơn mài sử dụng chất liệu sơn ta kết hợp với kỹ thuật mài độc đáo có khả năng vô cùng đặc biệt tạo nên chất mịn màng, óng chuốt, độ bóng, chiều sâu, hay huyền bí, lộng lẫy sang trọng. Không chỉ được thế giới biết đến với nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ và tác phẩm hội họa nổi tiếng, sơn mài mang một sức truyền cảm mạnh mẽ của một truyền thống văn hóa cổ xưa in đậm nét trong tâm thức của người Việt. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài và hội họa sơn mài là những sản phẩm, tác phẩm độc đáo bởi chất liệu sơn ta và quy trình chế tác, nghệ thuật sáng tạo, cần được xây dựng trở thành sản phẩm văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Theo Báo Điện tử ĐCS

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi