Chuyên gia Hàn Quốc nhận xét thẳng thắn về điện ảnh Việt Nam

"Bằng cách sản xuất và phát hành các tựa phim chất lượng tốt nhất, CJ HK cùng các sáng kiến và hoạt động khác với sự hỗ trợ từ CJ ENM Hàn Quốc, chúng tôi cam kết phát triển thị trường Việt Nam để nâng cao tiêu chuẩn, thị hiếu khán giả, các nhà sản xuất, nhà đầu tư và đơn vị triển lãm. Bằng cách đó, chúng tôi có nhiều cơ hội hơn để thành công về mặt thương mại, cải thiện chất lượng phim và khả năng hợp tác với các thị trường khác bao gồm cả Hàn Quốc", Tổng Giám đốc CJ HK Jung Tae Sung phát biểu.

Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI, sáng 9/11, đã diễn ra Hội thảo “Tiêu điểm điện ảnh Hàn Quốc”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc là hoạt động rất được mong chờ của các nghệ sĩ, những nhà làm phim tham dự HANIFF VI.

Nguyên Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Tình chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc Park Ki Yong…

Chuyên gia Hàn Quốc nhận xét thẳng thắn về điện ảnh Việt Nam - 1

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh Phạm Hằng

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh, Trưởng BTC LHP quốc tế Hà Nội lần VI cho biết, hội thảo này với mục đích trao đổi về những kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách phát triển điện ảnh của Chính phủ Hàn Quốc, những xu hướng làm phim mà điện ảnh Hàn Quốc hướng tới; đồng thời chia sẻ về cách tiếp cận các Liên hoan Phim cũng như con đường đi tới những giải thưởng lớn mà điện ảnh Hàn Quốc đã đạt được tại các Liên hoan Phim, giải thưởng điện ảnh có uy tín quốc tế.

"Đây là một cơ hội tuyệt vời để khán giả Hà Nội và đại biểu tham dự Liên hoan Phim được thưởng thức những tác phẩm đã góp phần làm nên vị trí hàng đầu của Điện ảnh Hàn Quốc trên trường quốc tế ngày nay; cùng "quyền lực mềm" quảng bá văn hóa, kết nối các giá trị văn hóa, tạo nên những kỳ tích của công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc qua nhiều năm. Tôi tin rằng, với kinh nghiệm và sự chuẩn bị chu đáo của Ban Tổ chức, Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC), Hội thảo sẽ thành công với những chia sẻ, trao đổi giữa những người đồng nghiệp đến từ nhiều nền điện ảnh khác nhau; luôn có sự đồng cảm với những giá trị nhân văn, luôn thích ứng và phát triển cùng sự tiến bộ của con người"- ông Vi Kiến Thành nhấn mạnh.

Bài học từ thành công của điện ảnh Hàn Quốc 

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện ảnh Hàn Quốc, ông Park Ki Yong - Chủ tịch Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc khẳng định, sự thành công của các bộ phim Hàn không phải do nội dung của phim Hàn đặc biệt, mà thay vào đó là chất lượng vượt trội. Cũng như người Hàn sống trong một xã hội dữ dội và đầy nhiệt huyết và phim Hàn phản ánh chân thật xã hội đó.

Theo Chủ tịch Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc Park Ki Yong, thành công của phim Hàn cũng nhờ những kinh nghiệm đã được tích lũy trong nhiều năm của đội ngũ sáng tạo. Hàn Quốc đã có một thời gian dài là thuộc địa, từ một nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới, hiện nay, Hàn Quốc đã thuộc nhóm giàu nhất. Để đạt được điều đó, Hàn Quốc đã có sự cố gắng hết sức mình.

Chuyên gia Hàn Quốc nhận xét thẳng thắn về điện ảnh Việt Nam - 2

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh Phạm Hằng 

Văn hóa phẩm của Hàn Quốc cũng hướng tới thị trường quốc tế. Bên cạnh đó là sự thay đổi trong môi trường truyền thông mang tới cơ hội thành công. Bên cạnh đó, điện ảnh Hàn Quốc cũng mở rộng đối tượng xem phim không chỉ là ở lứa tuổi 20 - 30 mà mọi đối tượng. Cùng với đó, mở rộng phát hành phim ở những thành phố vệ tinh.

"Với kinh nghiệm làm phim trên 30 năm qua, tôi cũng không ngờ đến ngày K-movies phát triển rực rỡ như hiện nay. Và dù đã thành công, chúng tôi cũng không dậm chân tại chỗ, đứng lại trên hào quang mà luôn trăn trở làm sao để tiếp tục phát triển bền vững nhất. Đại dịch Covid-19 đã tạo sự thay đổi của rất nhiều thứ, trong đó có điện ảnh. Sau đại dịch, người ta đặt ra câu hỏi sơ khai ban đầu đó là điện ảnh là gì, phim là gì? Điện ảnh phát triển theo hướng như thế nào? Chúng tôi cũng luôn trăn trở với câu hỏi này", ông Park Ki Yong nói.

Sau đại dịch Covid-19, một yếu tố ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của điện ảnh là tốc độ. Làm phim nhanh, phản ánh thực trạng xã hội một cách nhanh nhất; Nâng cao năng lực, nuôi dưỡng thế hệ nhà sản xuất phim Hàn tiếp theo; Tăng cường toàn cầu hóa (khắc phục rào cản ngôn ngữ); khuyến khích nghiên cứu, phê bình học thuật; tăng cường nghiên cứu, phát triển giáo dục; thúc đẩy nghiên cứu, phát triển điện ảnh… đó là những nhiệm vụ mà điện ảnh Hàn Quốc đặt ra trong giai đoạn phát triển sau đại dịch hiện nay.

Đề xuất hợp tác và hỗ trợ phát triển mối quan hệ cho điện ảnh Việt Nam – Hàn Quốc

Còn theo ông Jung Tae Sung - Tổng Giám đốc CJ HK, để phát triển điện ảnh Việt Nam, người Việt Nam phải ưu tiên xem phim Việt Nam, đáng tiếc là tỉ lệ người Việt xem phim Việt còn ít.

"Trong 10 năm qua, điện ảnh Việt Nam có nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ cho việc sản xuất phim, nhưng cần mở cửa hơn nữa trong sáng tác, hợp tác với các nước trong tương lai", ông Jung Tae Sung nói.

Tổng Giám đốc CJ HK cho rằng Việt Nam nên chú trọng đào tạo nhân lực cho điện ảnh. "Khi làm phim, chúng tôi xác định 4 yếu tố để có bộ phim hay: kịch bản, diễn xuất (bao gồm đạo diễn, diễn viên), quay phim và edit (dựng phim). Ở Việt Nam, kịch bản vẫn còn hạn chế, diễn xuất (gồm cả đạo diễn) còn thiếu, chưa mời được đạo diễn có tiếng trên thế giới về hợp tác", ông Jung Tae Sung nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Jung Tae Sung đề xuất, Việt Nam cần quản lý hiệu quả hơn nữa việc tải và xem phim lậu. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của điện ảnh và công nghiệp điện ảnh. Trong quá khứ, Hàn Quốc cũng tốn thời gian khá dài để loại bỏ việc xem, tải phim lậu.

Chia sẻ về hoạt động của CJ HK tại Việt Nam trong lĩnh vực điện ảnh, ông Jung Tae Sung cho biết: Với nguồn phim phong phú, đa dạng về nội dung, thể loại nhưng vẫn luôn đảm bảo các yếu tố thương mại, giải trí, nghệ thuật và văn hóa, CJ HK luôn cố gắng tối đa hỗ trợ việc trình chiếu phim với chi phí tối thiểu hoặc miễn phí, hỗ trợ các chương trình văn hóa, xã hội, LHP, tuần lễ văn hóa từ Chính phủ, Cục Điện ảnh, các bộ, ban, ngành, các trường học, các hội thảo…

Đề xuất việc hợp tác và hỗ trợ phát triển mối quan hệ cho điện ảnh Việt Nam – Hàn Quốc trong tương lai, Tổng Giám đốc CJ HK nhấn mạnh: CJ HK luôn thực hiện sứ mệnh trở thành cầu nối văn hóa, thương mại và nghệ thuật giữa Điện ảnh Hàn Quốc và Việt Nam nhằm tiếp tục mang đến cho khán giả Việt những tựa phim Việt - Hàn phù hợp, mang tính thương mại, giải trí, ý nghĩa nhất, cũng như giới thiệu thêm nhiều tựa phim Việt Nam đến thị trường Hàn Quốc trong tương lai.

"Bằng cách sản xuất và phát hành các tựa phim chất lượng tốt nhất, CJ HK cùng các sáng kiến và hoạt động khác với sự hỗ trợ từ CJ ENM Hàn Quốc, chúng tôi cam kết phát triển thị trường Việt Nam để nâng cao tiêu chuẩn, thị hiếu khán giả, các nhà sản xuất, nhà đầu tư và đơn vị triển lãm. Bằng cách đó, chúng tôi có nhiều cơ hội hơn để thành công về mặt thương mại, cải thiện chất lượng phim và khả năng hợp tác với các thị trường khác bao gồm cả Hàn Quốc", ông Jung Tae Sung nói.

Trong chương trình Tiêu điểm điện ảnh Hàn Quốc, khán giả sẽ được thưởng thức 7 bộ phim đặc sắc từ những đạo diễn tiêu biểu của điện ảnh Hàn Quốc đương đại: 

Bộ phim của tiểu thuyết gia của đạo diễn Hong Sang Soo giành giải Gấu Bạc của Ban Giám khảo tại Liên hoan phim Berlin lần thứ 72 năm 2022.

Khoảnh khắc mùa hè của đạo diễn Jo Gun-shik, hiện là Giám đốc điều hành của Học viện Điện ảnh Hàn Quốc, Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc.

Người môi giới của đạo diễn Kore-ada Hirokazu, một tác phẩm từng gây ấn tượng mạnh tại Liên hoan phim Cannes năm 2022. Kore-ada Hirokazu là nhà làm phim tài năng của điện ảnh Nhật Bản. Ông cũng là đạo diễn bộ phim Cha nào con nấy giành giải Đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim Cannes 2013 và phim Kẻ trộm siêu thị giành giải Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes 2018. Bộ phim Kẻ trộm siêu thị của ông đã được chiếu Khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ V, năm 2018.

Quyết tâm chia tay của đạo diễn Park Chan Wook giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất Liên hoan phim Cannes 2022.

Thi ca của đạo diễn Lee Chang Dong giành giải Kịch bản hay nhất tại Liên hoan phim Cannes 2010.

Thiêu đốt của đạo diễn Lee Chang Dong giành giải thưởng của Liên đoàn phê bình phim quốc tế tại Liên hoan phim Cannes 2018.

Tổ của chim ruồi của đạo diễn Kim Bora giành giải NETPAC tại Liên hoan phim Busan và giành một số giải thưởng tại các Liên hoan phim Quốc tế như: Liên hoan phim Quốc tế Berlin, Liên hoan phim Tribeca…

Phạm Hằng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

Trong khuôn khổ chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn đại biểu là các văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có dịp đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, đồng thời phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hoan Hô chiến sỹ Điện Biên”. Sự kiện do Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điệ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Tết, dẫu ngày thường không hay rượu thì, chí ít mỗi người dù già trẻ, gái trai, đều có thể nâng một ly rượu thơm nồng mừng xuân, mừng năm mới. Người ta nói đến “văn hóa rượu”, vì rượu là một trong những phát minh quan trọng của loài người (nhiều ý kiến còn cho là sau việc phát minh ra lửa!?). Muốn cảm nhận được cái nhã thú của văn hóa rượu, thiết nghĩ có một cách, hãy tìm đ