Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Nếu có kiếp sau... vẫn làm nghề báo”

“40 năm Đi, Yêu và Viết” không chỉ là một cuốn hồi ký kể về chuyện đời nhà báo Huỳnh Dũng Nhân mà còn là những kinh nghiệm làm nghề được đan xen một cách khéo léo với những mẩu phóng sự tiêu biểu của ông.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, sáng 17/6, tại Hà Nội, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân ra mắt cuốn hồi ký “40 năm Đi, Yêu và Viết”. Cuốn sách là câu chuyện hơn 40 năm cầm bút của nhà báo, nhà văn, giảng viên báo chí Huỳnh Dũng Nhân.

Tại buổi ra mắt sách, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho biết: “Đi, Yêu và Viết” - từ khi bắt đầu bước vào nghề cầm bút, tôi đã tự tặng cho mình câu slogan (khẩu hiệu) này. Khi nghỉ hưu năm 2015 tôi bắt đầu cho phép mình đo đạc, kiểm định, viết lại những gì đáng nhớ nhất trên quãng đường làm báo gần nửa thế kỷ qua”.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Nếu có kiếp sau... vẫn làm nghề báo” - 1

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ tại buổi ra mắt cuốn hồi ký “40 năm Đi, Yêu và Viết. Ảnh: Phạm Hằng 

Chuyện đời, chuyện nghề của cây bút phóng sự Huỳnh Dũng Nhân

Cuốn sách “40 năm Đi, Yêu và Viết” bao gồm 4 phần: Chương 1: Ký ức điểm lại con đường vào nghề của tác giả, bao gồm thời niên thiếu, giai đoạn theo học khoa Văn, khoa Báo và những tháng ngày bắt đầu cầm bút tại báo Tuổi Trẻ, báo Lao Động, sau đó trở thành Tổng biên tập tạp chí Nghề báo, làm Phó Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam...

Chương 2 đăng tải 15 phóng sự đời thường ưng ý nhất cùng câu chuyện của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân khi viết những tác phẩm này. Chương 3 chứa đựng các bài viết của tác giả thuộc lĩnh vực lý luận báo chí đang được bạn đọc quan tâm. Chương 4 bao gồm bài viết của các nhà báo, nhà văn, giảng viên báo chí nổi tiếng viết về tác giả.

Trong các bài viết đều tổng hợp, phân tích đan xen các yếu tố nghề nghiệp khi làm báo nói chung và viết phóng sự nói riêng. Qua đó, bạn đọc, đặc biệt là những độc giả yêu thích nghề báo, mê phóng sự có thể tìm thấy ở đó những bài học nghiệp vụ cụ thể và bổ ích nhất.

Không chỉ là một cuốn hồi ký kể về chuyện đời Huỳnh Dũng Nhân, “40 năm Đi, Yêu và Viết” còn là những kinh nghiệm làm nghề được đan xen một cách khéo léo với những mẩu phóng sự tiêu biểu của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Nếu có kiếp sau... vẫn làm nghề báo” - 2

Toàn cảnh lễ ra mắt sách của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Chia sẻ về cuộc đời làm báo của mình, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho biết: 40 năm làm báo có rất nhiều câu chuyện vui buồn, đau đớn xót xa, vinh quang có mà tủi nhục cũng có. Cứ nấn ná bao lâu, không biết nên viết gì, giấu gì, kể gì và quên đi những gì, bắt đầu từ đâu... Cả đời ông gắn liền với cây bút, không văn thì thơ, rồi có tý múa may, vẽ vời, nói chung luôn làm cái gì đó để nói lên cảm xúc của mình chứ không chịu ngồi yên...

“Năm nay tôi gần 70 tuổi, tôi viết kẻo không kịp. Nhiều đồng nghiệp, nhiều giảng viên báo chí cũng gợi ý tôi nên viết về năm tháng cầm bút, nhất là thời gian đi viết phóng sự và giảng dạy nghề báo, nên làm một cuốn sách đầy câu chuyện thực tiễn cho các nhà báo trẻ và cho sinh viên báo chí các thế hệ sau. Tôi cũng muốn góp chút công sức nhỏ nhoi vào việc ấy. Đơn giản chỉ là tôi muốn kể lại câu chuyện làm báo đầy thăng trầm 40 năm qua của mình. Biết đâu cũng có người nhặt nhạnh được chút kinh nghiệm làm báo từ đây”, Huỳnh Dũng Nhân bộc bạch.

“Nếu có kiếp sau... vẫn làm nghề báo”

Theo nhà thơ Phạm Xuân Nguyên, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và ông lẽ ra đã cùng học chung đại học. Vì cả hai ông đều thi đậu vào Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1975. Nhưng Huỳnh Dũng Nhân theo bố mẹ chuyển vào Nam và học tại Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thơ Phạm Xuân Nguyên cũng cho biết: “Huỳnh Dũng Nhân đã bộc lộ năng khiếu về văn chương nghệ thuật từ nhỏ, khi đang là học sinh phổ thông đã có những bài thơ, có tranh đăng báo, có truyện in sách. Trong lời kết cuốn sách, Huỳnh Dũng Nhân nói rằng, ông viết trang cuối cùng của cuốn sách hồi ký trên đúng vào ngày tròn 68 tuổi. Cuốn sách như là cuốn phim chiếu chậm đang tái hiện những kỷ niệm tuyệt đẹp trong trí nhớ ông. Đối với Huỳnh Dũng Nhân, nghề cầm bút đã đem lại cho ông một cuộc đời đẹp nhất”.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Nếu có kiếp sau... vẫn làm nghề báo” - 3

Nhà thơ Phạm Xuân Nguyên chia sẻ về cuốn sách của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.

Huỳnh Dũng Nhân là nhà báo có tiếng. Những bài báo của ông không khô cứng, mà uyển chuyển, có chất văn. Ông luôn quan tâm đến chuyện nghề, chuyên môn nghề báo, đạo đức nghề báo. Có lần, ông cảm thán, ông buồn bởi hiện nay có những nhà báo đã đi “lạc nghề”, không chú trọng về việc viết, đánh mất đạo đức nghề báo.

Đánh giá về cuốn sách của tác giả Huỳnh Dũng Nhân, nhà báo Phạm Quốc Toàn - nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Nhà báo, nhà văn, nhà thơ và giảng viên hội họa Huỳnh Dũng Nhân là con người tài hoa, làm nghề rất sống động, cuộc đời và sự nghiệp của Huỳnh Dũng Nhân đã thể hiện khá đầy đủ, khái quát nhất trong cuốn sách này.

Những điều mà anh Nhân viết trong cuốn sách gần như là hồi ký để thể hiện sự yêu nghề, yêu văn chương, yêu báo chí của tác giả. Tôi cảm nhận trong cuốn sách này có sự kết hợp giữa văn chương với báo chí rất rõ. Là một cây bút viết phóng sự nổi tiếng và được mọi người mến mộ gọi là “Vua phóng sự”. Đặc biệt, Huỳnh Dũng Nhân thường nói với đồng nghiệp, nếu có kiếp sau thì anh vẫn tiếp tục làm nghề báo, yêu nghề báo cháy bỏng”.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Nếu có kiếp sau... vẫn làm nghề báo” - 4

Hồi ký “40 năm Đi, Yêu và Viết” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân. Ảnh: Zing

“Cuốn sách hôm nay rất có giá trị đối với những người mới vào nghề, làm nghề, đặc biệt là những nhà báo trẻ. Bởi trong cuốn sách có đầy đủ những kiến thức làm nghề, trải nghiệm của chính tác giả”, nhà báo Phạm Quốc Toàn nói thêm.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân sinh năm 1955 tại Thanh Hoá, khi ba mẹ từ Nam tập kết ra Bắc. Ông lớn lên tại Hà Nội rồi vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và làm việc từ năm 1975 tới nay.

Ông là tác giả của 30 đầu sách nổi bật ở các thể loại phóng sự, truyện ngắn, thơ, hồi ký, truyện thiếu nhi và giáo trình, như Tôi đi bán tôi - Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Ăn Tết trong rừng chó sói - Nhà xuất bản Lao Động, Từ hầm lò Mông Dương đến nóc nhà thế giới Tây Tạng (in chung với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng) - Nhà xuất bản Tổng hợp…

Ngoài là nhà báo nổi tiếng chuyên về thể loại phóng sự, Huỳnh Dũng Nhân còn được biết đến là một nhà văn, giảng viên của nhiều thế hệ sinh viên báo chí. Ông từng là Phó Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo...

Phạm Hằng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi