Hiệu trưởng cầm quyền trượng: “Nghi thức mới mẻ cần được khuyến khích”

Câu chuyện hiệu trưởng Đại học Kinh tế cầm quyền trượng, mặc lễ phục nhung đỏ đến lễ tốt nghiệp nhận nhiều ý kiến chỉ trích từ dư luận, cho rằng đó là "thứ văn hóa lai căng", "màu mè", "lố lăng"... Tuy nhiên theo Tiến sĩ Luật học - Luật sư Đặng Văn Cường, lễ phục như vậy là hoàn toàn phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT và việc tạo ra những nghi thức mới mẻ, ấn tượng trong môi trường giáo dục Việt Nam là điều cần được khuyến khích.

Sự việc Hiệu trưởng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cầm quyền trượng màu vàng, mặc áo choàng nhung đỏ, đội mũ đỏ, đi găng tay đồng màu và mang vòng cổ lớn màu trắng trong lễ tốt nghiệp ngày 27/7 cho gần 1.000 tân cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ đang gây ra tranh luận trái chiều.

Hiệu trưởng cầm quyền trượng: “Nghi thức mới mẻ cần được khuyến khích” - 1

Hình ảnh hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế xuất hiện tại lễ tốt nghiệp cử nhân năm 2022 với quyền trượng trên tay.

Hình ảnh quyền trượng và lễ phục tuy mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã có truyền thống lâu đời và phổ biến ở nhiều trường đại học trên thế giới.

Theo trang web của Đại học Washington (Mỹ), lịch sử của quyền trượng (cây chùy) bắt nguồn từ thời trung cổ ở Anh. Thời ấy, một vệ sĩ giữ quyền trượng đứng cạnh các chức sắc tại buổi lễ quan trọng của các cơ quan đầu não đất nước.

Tại trường đại học, quyền trượng tượng trưng cho quyền lực của những người đứng đầu. Ở Đại học Washington, quyền trượng thường xuất hiện khi có sự hiện diện của chủ tịch, hiệu trưởng và các quan chức cấp cao trong hội đồng quản trị đại học tại lễ đón tân sinh viên hoặc trao bằng danh dự cho sinh viên.

Một số đại học hàng đầu tại Anh, Mỹ, Canada, Hà Lan, Australia đều sử dụng quyền trượng như một biểu tượng truyền thống. Vật này có kích thước, thiết kế và vật liệu khác nhau tùy thuộc vào thông điệp đại học muốn thể hiện.

Hiệu trưởng cầm quyền trượng: “Nghi thức mới mẻ cần được khuyến khích” - 2

Quyền trượng xuất hiện phổ biến trong nghi lễ tốt nghiệp ở các trường đại học trên thế giới.

Cùng với quyền trượng, lễ phục gồm áo choàng và vòng cổ cũng mang ý nghĩa riêng. Theo trang web của Đại học Oxford, áo choàng được coi là biểu tượng cho học vấn và tri thức ở bậc đại học, cũng bắt nguồn từ thời Trung cổ. Sinh viên bắt buộc phải mặc lễ phục đầy đủ khi đến lễ trao bằng. Nếu không, họ có thể không được tham dự và phải tốt nghiệp vắng mặt. Trước đây, những chiếc áo choàng thụng được may bằng vải dày, nhằm giữ ấm cho sinh viên bên trong các giảng đường lạnh giá ở châu Âu.

Vòng cổ tượng trưng cho ban giám hiệu. Mũ cử nhân bắt nguồn từ trang phục của các thầy tu công giáo La Mã, những người đại diện cho trí thông minh và sự ưu tú.

Hiệu trưởng cầm quyền trượng: “Nghi thức mới mẻ cần được khuyến khích” - 3

Áo choàng được coi là biểu tượng cho học vấn và tri thức, vòng cổ tượng trưng cho ban giám hiệu.

Trở lại câu chuyện Hiệu trưởng Đại học Kinh tế cầm quyền trượng, mặc lễ phục nhung đỏ đến lễ tốt nghiệp, nhiều ý kiến dư luận chỉ trích, cho rằng đó là “thứ văn hóa lai căng”, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam và thể hiện sự “màu mè”, “lố lăng”…

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Luật học - Luật sư Đặng Văn Cường, bộ trang phục cũng như nghi thức nghi lễ trao bằng tốt nghiệp ở trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội hoàn toàn phù hợp với quy định về lễ phục của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT.

Hiệu trưởng cầm quyền trượng: “Nghi thức mới mẻ cần được khuyến khích” - 4

Luật sư Đặng Văn Cường (Ảnh: NVCC)

Vị luật sư cho rằng, việc tạo ra những nghi thức mới mẻ, ấn tượng như vậy trong môi trường giáo dục rất cần được khuyến khích. Đặt trong bối cảnh hội nhập, đó là biểu hiện của sự giao lưu văn hóa thế giới chứ không đi ngược thuần phong mỹ tục hay làm mất đi bản sắc dân tộc.

Để có góc nhìn cởi mở hơn về vấn đề này, mời quý độc giả theo dõi ý kiến của Tiến sĩ Luật học - Luật sư Đặng Văn Cường ghi nhận bởi phóng viên Arttimes.vn. 

Tại Thông tư số 26 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp nhằm tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Lễ phục bao gồm: áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường (nếu có).

Nguyên tắc mặc lễ phục phải bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo; đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp; đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học; đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Tiêu chuẩn của lễ phục như sau:

Áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.

Mũ có màu phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng.

Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái.

Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng: Bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ.

Phạm Hằng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T