Nhìn lại hoạt động của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trong năm 2022

Năm 2022, trong tình hình dịch bệnh mới dần được kiểm soát, nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội X Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và chỉ đạo của Đảng sau Hội nghị Văn hoá toàn quốc, hoạt động văn học nghệ thuật của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và nhiều Hội VHNT tỉnh, thành phố tiếp tục được triển kha,i để lại nhiều dấu ấn đặc biệt.

Khẳng định và củng cố vai trò của Đảng đoàn, Đảng ủy

Hiện tại, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 14 đồng chí, gồm Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp và Chủ tịch các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương. Trong năm 2022, vai trò của Đảng đoàn, Đảng ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động về tổ chức và chuyên môn của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tiếp tục được khẳng định và củng cố.

Nhìn lại hoạt động của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trong năm 2022 - 1

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân tặng hoa cho 4 đồng chí Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam được bầu bổ sung tại Hội nghị Ủy ban toàn quốc mở rộng.

Đảng đoàn luôn xác định nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng là tiếp tục cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng các cấp. Tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XIII và ban hành kế hoạch, chương trình hành động của Đảng đoàn Liên hiệp về thực hiện các nghị quyết. Lãnh đạo Liên hiệp, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương tham gia đầy đủ các Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt các Kết luận, Quy định của các Hội nghị Trung ương (khóa XIII) do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.

Phối hợp với Đảng ủy tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;  Kết luận 01-KL/TW về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Thực hiện Quy chế làm việc của Ban Bí thư, khắc phục đặc thù hoạt động của các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, Đảng đoàn nghiêm túc thực hiện, duy trì chế độ sinh hoạt 1 tháng/lần dần đi vào nề nếp. Các vấn đề quan trọng như công tác cán bộ; trọng tâm, trọng điểm về phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới được bàn bạc, thảo luận công khai và biểu quyết theo đa số, tạo được sự đồng thuận, thống nhất và đoàn kết trong Đảng đoàn.

Hoạt động của Đoàn Chủ tịch thông qua Thường trực Đoàn Chủ tịch và Cơ quan Liên hiệp

Đoàn Chủ tịch thông qua Thường trực Đoàn Chủ tịch và Cơ quan Liên hiệp có một số hoạt động nổi bật sau:

Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ra mắt vào tháng 11/2022 gồm 14 thành viên, do GS. TS. Lê Hồng Lý, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng. Các Uỷ viên Hội đồng là các chuyên gia, nhà lý luận phê bình Văn học nghệ thuật do các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương giới thiệu.

Công tác xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2022 được triển khai đảm bảo chất lượng gồm: 09 Giải thưởng cho tác giả xuất sắc của 09 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương; 58 giải cho tác giả là Hội viên các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố (05 giải A, 10 giải B, 19 giải C, 22 giải Khuyến khích và 02 giải dành cho Tác giả Trẻ).

Nhìn lại hoạt động của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trong năm 2022 - 2

Lễ trao giải thưởng Văn học nghệ thuật 2022.

Công tác Thi đua khen thưởng cũng được thực hiện thường xuyên, kịp thời đã khích lệ và tuyên dương những cá nhân, tập thể xuất sắc trong công tác văn học nghệ thuật, đồng thời tạo sự gắn kết trong hoạt động từ Trung ương đến các Hội địa phương.

Một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hành động toàn khóa của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là vấn đề đổi mới công tác đầu tư sáng tạo, với mục tiêu cải tiến phương thức hỗ trợ sáng tạo có trọng tâm, trọng điểm, triển khai tới các tổ chức thành viên một cách có hiệu quả. Trong đó, chú trọng vào việc phát hiện những tác giả có khả năng, tâm huyết, sức sáng tạo dồi dào, phát hiện những lĩnh vực mạnh của từng Hội để tập trung đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải. Chú trọng tới việc đổi mới phương thức tổ chức Trại sáng tác, kết hợp giữa Trại viết và thâm nhập thực tế xã hội. Tăng cường tổ chức các đợt đi thực tế tới các địa phương, vùng trọng điểm kinh tế, mô hình nông thôn mới… cho các văn nghệ sĩ cũng là một yêu cầu quan trọng trong đời sống sáng tác, nhằm mở rộng tầm nhìn, nâng cao nhận thức, tích lũy vốn sống.

Kể từ quý III năm 2022, sau khi dịch bệnh covid-19 được đẩy lùi, hoạt động đối ngoại của Liên hiệp và các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương, các Hội VHNT tỉnh, thành phố được kết nối trở lại sau gần 3 năm bị gián đoạn bởi dịch bệnh Covid – 19 với các hoạt động như Liên hoan sân khấu, Festival quốc tế âm nhạc, Tổ chức hội thảo, Hội nghị, các lớp tập huấn nghề nghiệp có chuyên gia nước ngoài; các hoạt động triển lãm quốc tế dành cho các lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, quảng bá tác phẩm…

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng với các cơ quan liên quan về thực hiện các chương trình hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật, thường trực Đoàn Chủ tịch đã triển khai các nhiệm vụ như: Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chương trình tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình Văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương, hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2021-2025; Chương trình nghiên cứu, tổng hợp các tác phẩm văn học nghệ thuật vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, tiến tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chương trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các tộc người có nguy cơ mai một; Chương trình bảo tồn và phát huy giá trị tác phẩm văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn II.

Về cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, đến nay, Thời báo Văn học nghệ thuật Việt Nam là đơn vị thực hiện mô hình tự chủ, đã tập trung nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan ngôn luận thuộc Liên hiệp, tập trung tuyên truyền kịp thời các hoạt động của Liên hiệp thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về văn hóa, văn học nghệ thuật. Thời báo cũng bám sát nhiệm vụ của Liên hiệp, của các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương, thông tin kịp thời chính xác các hoạt động văn học nghệ thuật diễn ra trên cả nước. Ngay sau khi tiếp nhận ấn phẩm Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Thời báo Văn học nghệ thuật đã triển khai tổ chức xuất bản bộ mới. Đến nay, đã xuất bản được 06 số với nội dung phong phú, trình bày hiện đại, in giấy đẹp và được bạn đọc đón nhận.

Hoạt động của các tổ chức thành viên

Ở các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương, do tình hình dịch bệnh Covid – 19 ở Hà Nội diễn biến phức tạp, ca nhiễm tăng đột biến nên cũng phải đến đầu Quý II, một số công tác mới dần được triển khai để đảm bảo nhiệm vụ đề ra, thích ứng với bối cảnh bình thường mới. Hoạt động đối ngoại dần được khôi phục. Sáng tác bám sát các đề tài cuộc sống như phòng chống Covid-19, biên giới, biển đảo, chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…

Các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh thành phố, căn cứ tình hình dịch bệnh cụ thể của từng địa phương đã linh hoạt thích ứng để triển khai nhiều hoạt động như tổ chức đi thực tế, mở trại sáng tác với nhiều đổi mới về phương thức tổ chức. Tham gia các Liên hoan khu vực về âm nhạc, ảnh nghệ thuật, triển lãm mỹ thuật… do các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương tổ chức.

Công tác tổ chức các cuộc thi, công bố tác phẩm cũng được chú trọng triển khai, Giải thưởng 5 năm/lần của các Hội được lãnh đạo tỉnh quan tâm tổ chức có quy mô từ việc thành lập Ban Tổ chức xét giải đến tổ chức trao thưởng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Hoạt động liên kết vùng được các Hội chú trọng, tạo nên sinh hoạt văn học nghệ thuật sôi nổi, thiết thực, có hiệu quả, tạo sự gắn kết, thúc đẩy sự phát triển hoạt động giữa các Hội Văn học nghệ thuật trong khu vực.

Năm 2022, hoạt động văn học nghệ thuật của Liên hiệp và các tổ chức thành viên luôn theo đúng định hướng đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng; phát huy vai trò nòng cốt, chủ động, linh hoạt, kịp thời điều chỉnh kế hoạch, triển khai công tác, thích ứng với tình hình phòng chống dịch theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo các hoạt động trọng tâm trên các lĩnh vực đạt kết quả tốt.

Nhìn chung, văn nghệ sĩ giữ được tinh thần chủ động, say mê và có tính trách nhiệm cao với công việc sáng tạo. Nhiều tác phẩm được in ấn, triển lãm, biểu diễn, nhiều cuộc hội thảo lớn diễn ra với nhiều phương thức đổi mới, có hiệu quả… Những biến động của xã hội là rất đáng quan tâm nhưng với bản lĩnh vững vàng và tấm lòng chân thành, những người làm văn học nghệ thuật đã không bị va vấp trong quá trình sáng tạo, nghiên cứu, sưu tầm của mình.

PV

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T