Hóa thạch sinh vật 130 triệu năm tuổi tiết lộ phát hiện bất ngờ

Kết quả phân tích hai mẫu hóa thạch muỗi đực trong hổ phách có niên đại cách đây 130 triệu năm đã hé lộ "phát hiện quan trọng trong lịch sử tiến hóa của muỗi".

Hóa thạch sinh vật 130 triệu năm tuổi tiết lộ phát hiện bất ngờ - 1

Hóa thạch muỗi đực cách đây 130 triệu năm cho thấy chúng có khả năng hút máu.

Ước tính có hàng trăm ngàn người trên thế giới thiệt mạng mỗi năm do bệnh sốt rét và các bệnh lây truyền do muỗi đốt. Ngày nay, chỉ có muỗi cái có khả năng hút máu người còn muỗi đực thì không.

Nhưng theo một nghiên cứu mới công bố hồi tuần này, muỗi đực từ thời cổ xưa đã có khả năng hút máu. Kết luận được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu phân tích hai mẫu hóa thạch muỗi đực trong hổ phách có niên đại cách đây 130 triệu năm. Các mẫu vật được khai quật gần thị trấn Hammana ở Lebanon, theo Daily Mail.

Hình ảnh được công bố cho thấy muỗi đực trong hổ phách có cấu trúc hàm hình tam giác, thon dài và cũng có khả năng hút máu tương tự như muỗi cái ngày nay.

Dany Azar, nhà cổ sinh vật học thuộc Viện Khoa học Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh Trung Quốc và Đại học Lebanon, tác giả nghiên cứu nói: "Rõ ràng những con muỗi này có khả năng hút máu. Đây là một phát hiện quan trọng trong lịch sử tiến hóa của loài muỗi".

Hóa thạch sinh vật 130 triệu năm tuổi tiết lộ phát hiện bất ngờ - 2

Ngày nay, chỉ có muỗi cái mới có khả năng hút máu.

Sự tiến hóa của thực vật có thể đóng vai trò trong sự khác biệt về cáchthức kiếm ăn giữa muỗi đực và muỗi cái. Vào thời điểm hai con muỗi đực bị mắc kẹt trong nhựa cây và cuối cùng trở thành hổ phách, các loài thực vật có hoa bắt đầu nở rộ.

"Phát hiện cho thấy loài muỗi từ xa xưa đều có thể hút máu như nhau, không phân biệt đực cái. Khả năng hút máu sau đó đã biến mất ở con đực, có thể do sự xuất hiện của các loài thực vật có hoa", Azer nói.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ muỗi tiến hóa từ côn trùng không hút máu. Họ đưa ra giả thuyết phần miệng của muỗi đã thích nghi để hút máu ban đầu được sử dụng để đâm vào cây, hút các chất lỏng dinh dưỡng.

"Đối với loài côn trùng có khả năng hút máu như muỗi, chúng tôi tin rằng hành vi này là một sự chuyển đổi từ hút chất lỏng thực vật sang hút máu", Azar nói. Sau cùng, muỗi đực ngày nay lại biến đổi để quay về cách thức hút chất lỏng dinh dưỡng từ thực vật.

Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý, đây là mẫu hóa thạch muỗi lâu đời nhất thế giới từng được biết đến. Nhưng loài muỗi cũng được cho là đã sống từ thời Kỷ Jura, cách đây khoảng 200 triệu đến 145 triệu năm, dù chưa có bằng chứng cụ thể.

Hoàng Anh - Daily Mail

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi