Người phụ nữ 63 tuổi bị tràn dịch khớp do ngồi thiền sai cách
BVĐK Hồng Ngọc tiếp nhận bệnh nhân T.T.H (63 tuổi) bị tràn dịch khớp do thói quen ngồi thiền sai cách nhiều giờ mỗi ngày. Sau khi tiến hành hút dịch khớp, thu được 5ml dịch lẫn máu, bệnh nhân được điều trị bảo tồn để giảm sưng đau và kiểm soát viêm.
Bà T.T.H chia sẻ, mỗi ngày, bà dành vài tiếng để ngồi thiền khi có thời gian rảnh, duy trì tư thế quỳ gối hoặc ngồi xếp bằng, 2 chân vắt chéo lên đùi đối diện. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khớp gối phải của bà có dấu hiệu sưng nề, nóng đỏ, cảm giác đau mỗi khi ngồi thiền và đau tăng khi đứng dậy hoặc đi lại, vận động, nên đến thăm khám tại Khoa Cơ xương khớp, BVĐK Hồng Ngọc.
Bệnh nhân được xác định tràn dịch khớp gối phải
Qua khai thác tiền sử, trước đó bệnh nhân không có va đập hay chấn thương vùng khớp gối. Bác sĩ chỉ định siêu âm gối và tiến hành thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, phát hiện bệnh nhân bị Viêm bao hoạt dịch mặt trước xương bánh chè phải, có tràn dịch khớp gối. Khi hút dịch khớp dưới hướng dẫn siêu âm, thu được 5ml dịch khớp màu đỏ.
Theo ThS.BS Trần Thị Kim Chuẩn - Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc: “Thông thường, dịch khớp gối có màu vàng, đóng vai trò bôi trơn và bảo vệ khớp. Với trường hợp của bệnh nhân này, khi hút dịch thu được 5ml dịch đỏ, đây là dấu hiệu máu rò rỉ lẫn vào dịch khớp. Mặc dù không có va đập trực tiếp, nhưng hoạt động quỳ gối, gập gối thường xuyên và giữ nguyên tư thế này trong thời gian dài có thể đã làm tổn thương bao hoạt dịch mặt trước xương bánh chè, dẫn đến tình trạng viêm và tràn dịch.
Trong trường hợp này, dịch khớp có lẫn máu không có khả năng tự tiêu, nếu không xử lý sẽ gây đau đớn kéo dài, hạn chế co duỗi khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt của bệnh nhân.”
Hút dịch khớp gối phải thu được 5ml dịch máu
Sau khi tiến hành hút dịch khớp, bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp tiêm chống viêm tại khớp gối, nhằm kiểm soát viêm, giảm sưng đau và tránh nguy cơ tái tràn dịch. Ngoài điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, bệnh nhân cần hạn chế quỳ gối, gập gối trong thời gian dài, leo cầu thang, ngồi xổm, đi bộ nhiều,... Bệnh nhân tái khám sau 1 tháng, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến Bệnh viện khám ngay.
Qua trường hợp của bệnh nhân T.T.H (63 tuổi), ThS.BS Trần Thị Kim Chuẩn cũng khuyến cáo các đối tượng là người cao tuổi, người có bệnh lý khớp gối mạn tính nên chú ý đến thói quen sinh hoạt và vận động. Hạn chế giữ nguyên tư thế quỳ trong thời gian dài hay co gập gối liên tục để tránh gây tổn thương khớp gối. Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng sưng nóng đỏ đau ở khớp gối, người bệnh nên đến các Chuyên khoa về Cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Liên hệ hotline 0889621046 để đăng ký thăm khám & điều trị Cơ xương khớp tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc: - Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm (bao gồm các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ từng công tác tại các BV tuyến TƯ và nước ngoài). - Trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu của mọi người bệnh. - Ưu đãi giảm 10% chi phí Cận lâm sàng (chụp X Quang, MRI, CT, Siêu âm, xét nghiệm…) và áp dụng Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm bảo lãnh. |
Bình luận