Đa dạng các hoạt động tại Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 15/11 - 24/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đa dạng các hoạt động tại Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 - 1

Ảnh minh họa

Mục đích của việc tổ chức Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam; tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch thiết thực chào mừng 94 năm Ngày Truyền thống - ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024) và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11); tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc là truyền thống và di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Lan tỏa, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa 54 dân tộc Việt Nam; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đề ra.

Tăng cường liên kết, phối hợp với các địa phương trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc và trong hoạt động xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch tại Làng cũng như thu hút du khách đến với Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các hoạt động cơ bản do chủ thể văn hóa thực hiện, được chọn lọc gắn với chủ đề, nội dung phong phú, có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn kết với phát triển du lịch tăng cường tương hỗ giữa các dân tộc, địa phương, vùng miền.

Các chương trình trong khuôn khổ sự kiện phải được chuẩn bị chu đáo, tập luyện kỹ, nội dung tiêu biểu, phù hợp và có tính nghệ thuật cao; đáp ứng nhu cầu sáng tạo, thụ hưởng của nhân dân; mang tính cộng đồng và đề cao chủ thể văn hoá. Phát huy thế mạnh của các cộng đồng dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam gắn với sự tham gia của các địa phương, đơn vị; tăng cường xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động sự kiện.

Đa dạng các hoạt động tại Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 - 2

Chương trình khai mạc "Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022".

Các hoạt động được tổ chức trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương lãng phí, đồng thời tạo không khí vui tươi phấn khởi an toàn gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa đất nước và đảm bảo tuyệt đối về an ninh, chính trị, trật tự và an toàn xã hội, tạo không khí phấn khởi cho đồng bào các dân tộc và toàn thể du khách tham gia Ngày hội.

Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 sẽ diễn ra với đa dạng các hoạt động như: Chương trình Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024; Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024; Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Sắc màu văn hóa lễ hội; trình diễn, giao lƣu, giới thiệu văn hóa của các dân tộc; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc.

Theo dự kiến, tham gia Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm nay có khoảng hơn 200 đồng bào của 17 dân tộc (gồm: Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gia Rai, Raglai, Ê Đê, Khmer, Chơ Ro) của 12 địa phương có đồng bào tham gia hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và phối hợp tổ chức sự kiện (chưa kể đồng bào các địa phương tham dự Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024).

Hương Thảo

Tin liên quan

Tin mới nhất

Triển lãm bộ sưu tập sơn mài Hùng Khuynh: Cuộc đối thoại giữa các thời đại và ý niệm

Triển lãm bộ sưu tập sơn mài Hùng Khuynh: Cuộc đối thoại giữa các thời đại và ý niệm

Là tác giả được biết đến với nhiều bức sơn mài chứa đựng tính dân gian, họa sĩ Hùng Khuynh luôn quan niệm nghệ thuật là nhịp cầu nối liền thời gian, từ cội nguồn dân gian, ông tìm về với những giá trị văn hóa đã được khắc sâu trong tâm hồn của dân tộc qua bao thế hệ. Với ông, dân gian không chỉ là quá khứ, mà còn là dòng chảy sống động qua từng nét vẽ, từng lớp màu.