Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2024 và kết nạp Hội viên mới

Sáng 26/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai công tác văn học năm 2024 và kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Tham dự Hội nghị có PGS. TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Ông Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn; Bà Hà Thị Thúy Hà, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; cùng các nhà thơ, nhà văn và các Hội viên mới.

Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2024 và kết nạp Hội viên mới - 1

Các đại biểu tham dự Hội nghị Triển khai công tác văn học năm 2024 và kết nạp Hội viên mới của Hội Nhà văn Việt Nam. Ảnh: Huyền Thương

Tại Hội nghị, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã điểm lại một số hoạt động nổi bật công tác văn học năm 2023. Theo nhà thơ, năm 2023 là một năm ấn tượng, ghi dấu ấn năm thứ ba của nhiệm kỳ với các sự kiện như: Ngày thơ Việt Nam với chủ đề “Nhịp điệu mới”; Hội nghị đại biểu các nhà văn lão thành lần thứ nhất; tổng kết đợt 1 Văn học viết cho thiếu nhi; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023; xuất bản cuốn sách “Một con người, một con đường và một lịch sử: Hồ Chí Minh - Thư gửi nước Mỹ”;…

Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2024 và kết nạp Hội viên mới - 2

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng thông tin đến các Hội viên một số nội dung quan trọng mà Hội Nhà văn Việt Nam sẽ triển khai trong năm 2024, trong đó có Ngày Hội thơ lần thứ 21 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước"; Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025); In và phát miền phí 30 vạn sách cho trẻ em vùng sâu vùng xa; Chuẩn bị Đại hội Hội Nhà văn khóa XI;…

Trong khuôn khổ Hội nghị, Hội Nhà văn Việt Nam đã kết nạp 66 Hội viên Hội Nhà văn mới, được biết, số Hội viên này được xét từ hơn 900 đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết ông rất xúc động khi trao quyết định cho những tân Hội viên Hội Nhà văn mới: “Tôi xin gửi lời cảm ơn đến 66 Hội viên mới của Hội Nhà văn Việt Nam, họ đã bước vào và mang đến cho Hội những con người cụ thể, những tinh thần cụ thể, những trang viết cụ thể và những sứ mệnh cụ thể. Chúng tôi cảm ơn các anh chị, những người đã bước vào một nơi mà phải trả lời những câu hỏi về lương tri và những câu hỏi này sẽ đi theo các anh chị trong suốt cuộc đời, khi các anh, các chị ngồi xuống cầm bút và viết”.

Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2024 và kết nạp Hội viên mới - 3

Trao chứng nhận cho các Hội viên mới. Ảnh: Huyền Thương

Đại diện các Hội viên mới, Nhà văn Nguyễn Phan Khuê bày tỏ sự cảm ơn đến các bậc lão thành, các đồng chí lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam.

Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2024 và kết nạp Hội viên mới - 4

Nhà văn Nguyễn Phan Khuê chia sẻ tại Hội nghị. Ảnh: Huyền Thương

“Chúng tôi những nhà văn, nhà thơ được kết nạp ngày hôm nay nhận thức được rằng mình cần phải có trách nhiệm, một trách nhiệm rất cụ thể, rõ ràng và cao cả, đó chính là việc phải tự khẳng định được mình để xứng đáng với sự tin yêu của các bậc tiền bối đi trước để cố gắng có được một phần đóng góp nhỏ nhoi, khiêm tốn cho niềm văn học nước nhà”, Nhà văn Nguyễn Phan Khuê chia sẻ.

Danh sách 66 nhà văn, nhà thơ vừa được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam

I. THƠ

1. Bùi Quảng Bạ - Hà Nội

2. Nguyễn Vĩnh Bảo – Tp. Hồ Chí Minh

3. Trần Thanh Bình (Trần Thị Chinh) – Tp. Hồ Chí Minh

4. Lê Quý Dương – Hà Nội

5. Đào Thị An Duyên – Gia Lai

6. Bùi Thị Thu Hằng – Hải Phòng

7. Vũ Thanh Hoa – Bà Rịa – Vũng Tàu

8. Hà Huy Hoàng – Quảng Ngãi

9. Nguyễn Quốc Huy (Đồng Chuông Tử) – Bình Thuận

10. Nguyễn Xuân Lai – Hà Nội

11. Bùi Tuấn Minh – Hà Nội

12. Huỳnh Thị Quỳnh Nga – Tiền Giang

13. Nguyễn Tấn On – Lâm Đồng

14. Huỳnh Lê Triều Phú (Vĩnh Thông) – An Giang

15. Trần Huy Minh Phương – Sóc Trăng

16. Nguyễn Vũ Quỳnh (Nguyễn Như Quỳnh) – Tp. Hồ Chí Minh

17. Lê Tấn Quỳnh - Thừa Thiên Huế

18. Nguyễn Thị Liên Tâm – Bình Thuận

19. Trần Thị Thanh (Trang Thanh) – Hà Nội

20. Đậu Thị Hoài Thanh – Hà Nội

21. Hồ Mậu Thanh – Nghệ An

22. Nguyễn Đức Thịnh – Hà Nội

23. Nguyễn Kiến Thọ – Thái Nguyên

24. Trần Trí Thông – Tp. Hồ Chí Minh

25. Bùi Quý Thực – Hải Phòng

26. Lê Vi Thủy – Gia Lai

27. Phạm Bội Anh Thuyên (Phạm Thành Long) – Bến Tre

28. Trần Ngọc Trác – Lâm Đồng

29. Trương Công Tưởng – Bình Định

II. VĂN XUÔI

1. Đoàn Thanh Bình (Quỳnh Vân) – Hà Nội

2. Nguyễn Mạnh Đẩu – Hà Nội

3. Ngô Thị Ngọc Diệp – Bình Phước

4. Phạm Thị Duyên – Ninh Bình

5. Phạm Song Hà (Song Hà) – Nghệ An

6. Hồ Thị Ngọc Hoài – Tp. Hồ Chí Minh

7. Phạm Hữu Hoàng – Bình Định

8. Trương Chí Hùng – An Giang

9. Hoài Hương (Đặng Diệu Hà) – Tp. Hồ Chí Minh

10. Nông Quốc Lập (Nông Văn Lập) - Cao Bằng

11. Lê Thanh Minh – Hà Nội

12. Phan Đức Nam - Tp. HCM

13. Lê Duy Nghĩa – Hà Nội

14. Trần Thị Tú Ngọc – Hà Tĩnh

15. Y Nguyên (Nguyễn Văn Danh) – Phú Yên

16. Đào Sỹ Quang (Thái Hà) – Đồng Nai

17. Lê Đức Quang – Khánh Hòa

18. Trần Hậu Thịnh – Hà Tĩnh

19. Lê Mạnh Thường – Hải Phòng

20. Đặng Thị Thúy – Hải Phòng

21.Phạm Xuân Trường – Tp. Hồ Chí Minh

22. Lưu Thành Tựu – Bình Dương

23.Trịnh Tuyên – Thanh Hóa

24. Mai Ngọc Tuyền – Hà Nội

III. LÝ LUẬN PHÊ BÌNH

1. Trịnh Vĩnh Đức – Thanh Hóa

2. Mai Thị Liên Giang – Quảng Bình

3. Huỳnh Thị Thu Hậu – Quảng Nam

4. Huỳnh Văn Hoa – Đà Nẵng

5. Phùng Gia Thế – Vĩnh Phúc

6. Nguyễn Thị Thu Trang – Phú Yên

IV. VĂN HỌC DỊCH

1. Nguyễn Văn Chiến – Hà Nội

2. Đặng Lam Giang – Hải Phòng

V. VĂN HỌC THIẾU NHI

1. Nguyễn Phan Khuê – Hà Nội

2. Nguyễn Chí Ngoan – Kiên Giang

3. Chu Quang Thắng – Tp. Hồ Chí Minh

4. Nguyễn Lãm Thắng – Thừa Thiên Huế

5. Nguyễn Hữu Thông (Hữu Thông ) – Hòa Bình

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Trà nghệ gia Đỗ Công: Khi cuộc đời là một tác phẩm cần mẫn và tĩnh lặng

Trà nghệ gia Đỗ Công: Khi cuộc đời là một tác phẩm cần mẫn và tĩnh lặng

Trong một thế giới đề cao tốc độ và kết quả tức thời, Trà nghệ gia Đỗ Công lại chọn con đường thầm lặng, cẩn trọng vun đắp từng khoảnh khắc, từng không gian, từng phẩm trà thành những "tác phẩm" mang dấu ấn riêng. Xuất thân từ lĩnh vực báo chí nghiên cứu về con người và các giá trị văn hóa cốt lõi, anh mang đến một góc nhìn độc đáo về sự sáng tạo, ý nghĩa của việc lao đ

Nhạc sĩ Phương Bắc: Tôi muốn làm một nốt trầm

Nhạc sĩ Phương Bắc: Tôi muốn làm một nốt trầm

Có trong tay tài sản sáng tác đồ sộ với hơn 70 tác phẩm, khi nhắc đến Nhạc sĩ Phương Bắc, đại đa số nhiều người sẽ cảm thấy ngờ ngợ nhưng khi nhắc đến những sáng tác của anh thì không khỏi giật mình vì những ca khúc ấy vô cùng quen thuộc. Một nửa nội lực trong anh phục vụ cho công việc, cho quê hương cho đất nước với một phần trọng trách trên vai. Nửa còn lại anh lựa chọn c

Tổng duyệt diễn binh diễu hành Đại lễ 30/4 “Khúc dạo đầu bản anh hùng ca mừng 50 năm thống nhất đất nước”

Tổng duyệt diễn binh diễu hành Đại lễ 30/4 “Khúc dạo đầu bản anh hùng ca mừng 50 năm thống nhất đất nước”

Tham dự và chỉ đạo lễ tổng duyệt có các Ủy viên Bộ Chính trị: ông Trần Cẩm Tú - Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 (Ban chỉ đạo); ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương (Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo); ông N

Giá vàng thế giới tiếp đà giảm

Giá vàng thế giới tiếp đà giảm

Giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục giảm trong bối cảnh đa số chuyên gia dự báo giá vàng tuần tới giảm trong khi đa số nhà đầu tư kì vọng tăng.

Mạch nguồn tranh cổ động

Mạch nguồn tranh cổ động

Xu hướng cách điệu hoá trong tranh cổ động càng được đẩy mạnh - có lẽ vì nó cho phép người ta không sao chép hiện thực, mà vẫn nói lên được hiện thực, bằng cách khái quát và thể hiện những nét cô đọng nhất, đặc thù nhất, và đó cũng là quy luật của thẩm mỹ, liên quan đến khái niệm nhịp điệu, hoặc khái niệm đồ hoạ hiện đại.