Thơ Á nam Trần Tuấn Khải: Hồn nước - hồn thơ

Nhà thơ Trần Tuấn Khải (1985-1989) bút danh Á Nam, người tỉnh Nam Định, xuất thân nhà Nho nghèo, có truyền thống yêu nước. Đậu cử nhân khoa thi hương năm Canh Tý. Năm 12 tuổi đã biết làm các thể thơ bằng chữ Hán. Năm 1921, ông cho xuất bản “Bút quan hoài” được độc giả hoan nghênh, nhưng kiểm duyệt Pháp cấm lưu hành. Trong thời gian ở miền Nam, ông cùng trí thức tiến bộ ký tên yêu cầu chính quyền Sài Gòn trực tiếp hiệp thương với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Những năm 1966-1967, ông là Chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc. Sau năm 1975, ông là cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Có hàng trăm định nghĩa về thơ, nếu không muốn nói nhiều hơn. Từ thơ cổ điển cho đến thơ hiện đại còn đọng lại trong tâm thức, tính cảm thẩm mỹ người đọc đều không vượt khỏi định nghĩa hàm súc của Khổng Tử - nhà tư tưởng lớn thời Trung Quốc cổ đại: Thi khả dĩ hứng; thi khả dĩ quan, thi khả dĩ quần, thi khả dĩ oán. Câu lý luận thi ca đậm chất triết học của nhà triết học uyên bác giúp chúng ta hôm nay nhìn lại chức năng của thơ, tác động tư tưởng, tình cảm của người đọc. Đọc thơ Á Nam Trần Tuấn Khải (1895-1983), dù là thơ Đường luật, song thất lục bát, thơ ngũ ngôn, hay hát nói, phong dao,... dù là đề tài nào: Duyên nợ phù sinh, Bút quan hoài, Với sơn hà, Gương bể dâu (tiểu thuyết, 1922), Anh Khóa, chúng ta đều cảm thức, xao động hồn nước, hồn thơ của một nhà thơ yêu nước tài hoa, thâm trầm.

Thơ Á nam Trần Tuấn Khải: Hồn nước - hồn thơ - 1

Á Nam Trần Tuấn Khải.

Hồn nước trong thơ Á Nam thật lai láng, động lòng trắc ẩn trước cảnh đời của một trang nam nhi đau đáu nỗi đau đời, hoài vọng vươn lên để làm dù là một việc ích nước, lợi dân, cho thỏa chí tang bồng. Hồn nước trong thơ ông được ký hiệu bấy nhiêu từ ngữ ẩn dụ, đắt giá: cõi phù sinh, tình non nước, cuộc đời dâu bể, non sông mù mịt, cõi nhân hoàn, giang sơn Hồng Lạc. Bài “Gánh nước đêm” (1917) là một ví dụ:

“Em bước chân ra

Con đường xa tít

Non sông mù mịt

Bên vui kĩu kịt

Nặng gánh em trở ra về

Ngoảnh trông sông rộng trời khuya...

Bước chân thân gái ngại ngùng

Nước non gánh nặng…”

Đây là bài thơ hay, nhờ hồn thơ chân thật, lại khéo vận dụng biện pháp “thủ tượng đàm huyền” trong thơ cổ điển Trung Hoa (tức là lấy cái cụ thể để giải thích cái trừu tượng, huyền diệu). Biện pháp tu từ: thủ tượng - đàm huyền được nhà thơ Á Nam sử dụng trong nhiều bài thơ khác nhau: “Cái quạt thu”, “Bông hoa sen”, “Con ve”, v.v...

Đây là bài “Bông hoa sen”:

“Hồ rộng mênh mông sông dạt dào

Một mình riêng chiếm thủ tiêu dao;

Hồng bay muôn dặm hương thơm mát

Sóng vỗ nghìn trùng, tiết vẫn cao

Giời đã chiều riêng tây chính trực

Bùn nào nhơ được vẻ thanh tao”

Và cảnh mùa thu:

“Thương sen, tiếng quốc thôi hôm sớm

Buồn cảnh, hồn thơ lại tỉnh – say

Gọi khách, kiếm cung, con dế khóc

Lạnh người cô tịch hạt sương bay

Chị Hằng chưa biết trần gian khổ

Còn nhởn nhơ chiều với nước mây.”

2. Thơ Á Nam Trần Tuấn Khải mang đậm màu sắc, tình cảm dân gian. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong một bài phê bình đã có một nhận định khá chính xác: “Thơ của Trần Tuấn Khải hầu hết đều nhẹ nhàng, dễ hiểu, đều có cái tính cách phổ thông như thế... Những bài hát của Trần Tuấn Khải thì tuyệt hay. Về loại này, Nguyễn Khắc Hiếu cũng phải thua ông...” (theo “Vũ Ngọc Phan tuyển tập”, tập I, “Nhà văn hiện đại”, NXB Văn học, 2008). Được như vậy, một phần là nhờ nhà thơ họ Trần biết lấy cảnh đời làm đối tượng phản ánh, đau đáu trước vận nước ba chìm bảy nổi, thông cảm những số phận người dân cơ hàn lỡ bước làm cảm hứng sáng tạo bằng những thể loại dân gian như ca khúc, thơ hát nói, ngũ ngôn,....

Thơ Á nam Trần Tuấn Khải: Hồn nước - hồn thơ - 2

Thời bấy giờ, nếu như các nhà thơ hiện tại thường ngả về phương Tây để đối sánh, học hỏi, có bài được, còn nhiều câu chưa được, thì Á Nam trở về với bản sắc dân tộc, khai thác những giá trị văn nghệ dân gian (folklore), (Ba từ văn hóa dân gian, văn học dân gian và nghệ thuật dân gian nên gộp chung thành một thuật ngữ tiến Anh - có tính chất phố cập và quốc tế: folklore).

Trên bình diện văn đàn quốc tế, ngay từ thế kỷ XIX, folklore đã phát triển mạnh, ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà thơ lớn từ Shakespeare đến Goethe, từ Balzacr đến V. Hugo, từ Puskin đến Tolstoi và nhiều nhà thơ hiện thực ở Tây Âu. Các khuynh hướng folklore mythologyque (Văn học dân gian thần thoại), folklore ethonographique (Văn học dân gian nhân chủng học), folklore historique (Văn học dân gian lịch sử) đã có những đóng góp vào lý thuyết sáng tạo văn học. Bàn về giá trị nghệ thuật của văn học dân gian, M. Gorki - nhà văn hóa lỗi lạc đánh giá cao giá trị của folklore, coi folklore “là nguồn hoạt động tích cực của lịch sử, người khai sinh văn học thành văn”. Ông thường khuyên các nhà văn lớp sau cần học tập vẻ đẹp uyển chuyển, tính đa nghĩa của ngôn ngữ dân gian, lối tư duy hình tượng và khả năng trực giác của người dân trong tác phẩm do họ sáng tạo nên.

Trở lại với thơ Á Nam, người đọc chiêm nghiệm với những lời khuyên của Gorki thật quý giá, thiết thực đối với một nhà thơ yêu nước đầu thế kỷ XX ở nước Việt Nam xa xôi. Trong nhiều bài thơ lục bát, người đọc gặp những câu châm ngôn:

“Nước đời như thể nước cờ

Khéo suy thì được, mà khờ thì thua...”

“Đói no có vợ có chồng

Hơn ai đệm bọc, chăn lồng một thân”

(Duyên nợ phù sinh)

“Giang hồ xuôi ngược hôm mai

Càng sâu nghĩa lẻ, càng dài tình sông con thuyền*”

*Con thuyền đúng hơn là cái thuyền trong nguyên bản

Ngay cả những đề tài lịch sử, về truyền thống con Rồng, cháu Tiên cũng được nhà thơ vận dụng dễ hiểu hào khí của bậc cha ông thuở trước bằng thể thơ phổ thông song thất: Chốn ải Bắc, cõi trời Nam, giống Hồng Lạc Hoàng thiên đã định (Hai chữ nước nhà) để ca ngợi những anh hùng hiệp nữ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, để tố cáo tội ác của quân Minh xâm lược. Nhưng khi quốc biến thì đã có Trần Hưng Đạo, Sông Bạch Đằng, có “gươm reo chính khí”. Những bài thơ song thất lục bát vừa nói có thể trở thành trường ca lịch sử.

Thơ Á Nam Trần Tuấn Khải mang tính hướng nội, trọng đạo lý làm người, làm công dân, nghĩa vụ cao cả của đấng nam nhi, nhà hiệp sĩ. Trước hết phải kể đến bài thơ mang dáng dấp ngữ điệu thể phú Gửi thư cho anh Khóa:

“Anh Khóa ơi! Ngẫm ngàn xưa hào kiệt với anh tài

Bể dâu chìm nổi, cái bước trên đời âu có gian nan

Anh nghĩ làm sao danh nghĩa được vẹn toàn” v.v...

Đọc những bài thơ đề tài non nước, lời thề, cuộc bể dâu, người đọc thoáng thấy tình sông núi của Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939): “Nước non nặng một lời thề, khí phách anh tài phóng túng của Nguyễn Công Trứ (1778-1858) muốn “làm cây thông đứng giữa trời mà reo”, Nguyễn Khuyến (1835- 1909) với giọng thơ trào phúng trước cảnh mất nước nhà tan.

Nói về nghĩa vợ chồng, lòng chung thủy, chúng ta đọc:

“Rủ nhau xuống bể tìm của

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng

Em ơi chua ngọt đã từng

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau”

Hoặc:

“Đói no có vợ có chồng

Hơn ai đệm bọc, chăn lồng một thân”

(Duyên nợ phù sinh)

Trót yêu nhau xin chớ ngã tay chèo

(Con thuyền)

Lúc tổ quốc sinh-tử, vận nước lâm nguy, hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, thì người làm trai phải nhớ lấy lời bề trên: “Con đi con nhớ lấy lời cha khuyên” (Hai chữ nước nhà).

4. Sau ngày nước nhà thống nhất, thơ Á Nam Trần Tuấn Khải vẫn lấy cảm hứng chủ đạo là hồn nước, nhưng cảm hứng phản xạ của nhà thơ đã có nhiều thay đổi theo hướng chủ nghĩa lạc quan, ý chí thống nhất, hợp quần của một dân tộc làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 với những bài Mừng anh Khóa về, Mừng xuân Ất Mão, Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, đặc biệt có bài thơ Hai chữ nước nhà,... Nói lên lòng tự hào, tự tôn dân tộc đối với 4000 năm lịch sử mà hoàng thiên đã định, nhà thơ có những khổ thơ hào sảng, lối thơ mang chất trường ca Cả non sông Hồng Lạc say sưa, Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định, chung hướng thái bình giữa cõi Á Đông là những cụm từ mang hình hài đất nước, khí thế dân tộc đứng lên gọi đàn....

Thơ Á nam Trần Tuấn Khải: Hồn nước - hồn thơ - 3

Năm 1921, ông cho xuất bản "Bút quan hoài" được độc giả hoan nghênh, nhưng kiểm duyệt Pháp cấm lưu hành.

Có nhà phê bình cho rằng thơ Á Nam thiên về quốc gia mà quên đi vào tình cảm thông thường là chưa thỏa đáng, nếu như chúng ta đọc: Đời người, Nhớ bạn, Ở nhà quê, Thương người sầu, Qua chốn ở cửa, Xuân nữ oán,...

Trong thơ ca, nhất là dòng thơ ca yêu nước, cách mạng, hồn nước, hồn thơ, những số phận nghèo khó, cơ cực, kiếp hồng nhan bạc phận... là thống nhất. Dòng thơ ca yêu nước trong thơ Việt Nam những năm 20, 30 cho đến năm 1945, với nhiều phong cách thơ khác nhau, ngôn ngữ thơ không giống nhau nhưng đều có một âm hưởng đối nội: Đó là khí phách nam nhi trước vận nước cơ hàn, trước cuộc đời dâu bể của ngàn dân lỡ bước, đói nghèo,... Hình tượng khí phách của trang nam nhi đã được Trần Tuấn Khải khắc họa trong bài thơ tứ tuyệt Cây thông là một ví dụ, nói lên lòng trung nghĩa của những ai tài cao khiết, của những đấng nam tử trước vận nước cơ hàn:

“Nắng gió mưa sương giải bốn mùa

Trăm năm trinh tiết hãy còn trở

Trên đời hỏi có ai tri kỷ?

Luống tiếc công hươu vẫn đợi chờ...”

Á Nam Trần Tuấn Khải là nhà thơ yêu nước. Giá trị chân chính trong thơ ông nằm ở những câu thơ hào sảng, cảm hoài về non sông, về duyên nợ phù sinh, chua chát với đời, nhưng lại yêu đời. Những vần thơ, khổ thơ yêu nước, lai láng tình người đã góp vào sự vận động thơ yêu nước và Cách mạng trước 1945.

Hồn nước trong thơ Á Nam thật lai láng, động lòng trắc ẩn trước cảnh đời của một trang nam nhi đau đáu nỗi đau đời, hoài vọng vươn lên để làm dù là một việc ích nước, lợi dân, cho thỏa chí tang bồng. Hồn nước trong thơ ông được ký hiệu bấy nhiêu từ ngữ ẩn dụ, đắt giá: cõi phù sinh, tình non nước, cuộc đời dâu bể, non sông mù mịt, cõi nhân hoàn, giang sơn Hồng Lạc.

Sau ngày nước nhà thống nhất, thơ Á Nam Trần Tuấn Khải vẫn lấy cảm hứng chủ đạo là hồn nước, nhưng cảm hứng phản xạ của nhà thơ đã có nhiều thay đổi theo hướng chủ nghĩa lạc quan, ý chí thống nhất, hợp quần của một dân tộc làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975.

GS Hồ Sĩ Vịnh

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Tháng 3 giỗ Mẹ”: Tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

“Tháng 3 giỗ Mẹ”: Tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Người Việt có câu “Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ", trong đó tháng 3 âm lịch giỗ Mẹ là để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.