Hà Nội phê duyệt Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn thành phố

UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND về thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn TP Hà Nội.

Kế hoạch nhằm mục đích cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc để gia đình thực sự là tế bào của xã hội, triển khai thực hiện tốt Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Hà Nội phê duyệt Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn thành phố - 1

Ảnh minh họa bạo lực gia đình

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, các cá nhân, gia đình và cộng đồng dân cư về công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới. Qua đó tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực, từng bước giảm dần số vụ bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

Đồng thời tiếp tục xây dựng và nhân rộng các Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố.

Đề ra 8 mục tiêu trong phòng, chống bạo lực gia đình

Kế hoạch xác định 8 mục tiêu trong phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, thành phố phấn đấu: Trên 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình do UBND cấp xã tổ chức tại các thôn, tổ dân phố. Trên 50% số kênh chương trình truyền hình, cổng thông tin tuyên truyền của thành phố, cổng thông tin điện tử các quận, huyện, thị xã có chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình được phát sóng và đăng tải thông tin định kỳ.

Hà Nội phê duyệt Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn thành phố - 2

Khẩu hiệu xây dựng gia đình (Ảnh: Huyền Thương)

Thành phố cũng đặt mục tiêu có trên 70% người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình. Trên 95% số người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe. Trên 80% số người có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực.

Cùng với đó, có trên 90% quận, huyện, thị xã có cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng. Trên 95% xã, phường, thị trấn duy trì mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

Trên 90% người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình.

Nhiệm vụ, giải pháp nhằm phóng, chống bạo lực gia đình

Để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc để gia đình thực sự là tế bào của xã hội...

Trong đó bao gồm những nội dung cụ thể là: Truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình; Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch; Xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành; Nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Kế hoạch cũng quy định rõ nhiệm vụ dành cho các tổ chức có liên quan là: Sở văn hóa và Thể thao; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Công an Thành phố; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tư pháp; Sở Y tế; Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

Nguyễn Huyền

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi