PGS.TS, Nhà giáo Cao Trường Sinh - người có đóng góp lớn trong việc xây dựng và phát triển Trường Đại học và Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh

Có thể không ngần ngại khẳng định rằng, suốt hơn 30 năm công tác ở Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, trong đó có 10 năm đảm nhận cương vị Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, được gần gũi với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường trung cấp, cao đẳng của tỉnh nhà, người mà tôi kính nể và yêu mến nhất là bác sỹ - thầy giáo Cao Trường Sinh.

PGS.TS Cao Trường Sinh hiện đang đảm nhận nhiệm vụ Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa kiêm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Vinh. Tôi nể trọng ông Cao Trường Sinh vì ông là một con người đức độ, hiền lành. Hiền lành, đức độ đến mức hễ lúc nào tôi điện thoại nhờ đến ông tư vấn, hướng dẫn cho tôi một điều gì đó về y học ông đều vui vẻ và điềm đạm trả lời và hướng dẫn một cách cặn kẽ. Tôi kính phục ông vì ông có con đường trau dồi học vấn và hoạt động khoa học đóng góp cho y học đáng để mọi người trân trọng.

PGS.TS, Nhà giáo Cao Trường Sinh - người có đóng góp lớn trong việc xây dựng và phát triển Trường Đại học và Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh - 1

PGS,TS Cao Trường Sinh - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa kiêm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Khoa Vinh. Ông là một thầy giáo, một nhà quản lý, một nhà khoa học tận tâm, gắn bó suốt đời và là người có đóng góp lớn cho sự phát triển của Trường Đại học Y khoa Vinh.  

Con đường học vấn

Bác sĩ, nhà giáo Cao Trường Sinh sinh năm 1963 tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình chuyên ngành Bác sỹ đa khoa vào tháng 6/1988; được đào tạo chuyên khoa cấp 1 ngành Nội tổng quát tại Đại học Y Hà Nội từ 1996 - 1999; chuyên khoa cấp 2 ngành Nội tim mạch tại Trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Huế từ 2003 - 2005. Luận án hoàn thành chuyên khoa 2 của nhà giáo, bác sỹ Cao Trường Sinh hoàn thành tại Trường Đại học Y Dược Huế là “Nghiên cứu sự biến thiên huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng kỹ thuật theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ”, người hướng dẫn luận án này là PGS.TS Huỳnh Văn Minh và TS Trần Văn Huy.

Từ tháng 12/2008 - 12/2012, bác sỹ chuyên khoa 2 Cao Trường Sinh tiếp tục học lên và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Huế với đề tài “Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp và hiệu quả điều trị của lercanidipine bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ”, người hướng dẫn là GS.TS Huỳnh Văn Minh và PGS.TS Trần Văn Huy.

Ngoài ra ông còn tham gia nhiều khóa học tập để có thêm các chứng chỉ phụ: Siêu âm tổng quát - Bệnh viện Trung ương Huế; Siêu âm tim - Trường Đại học Y khoa Huế; Y học thực chứng và kỹ năng mềm trong nghiên cứu khoa học.Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh: Chứng chỉ B2, Đại học; Tiếng Pháp: Chứng chỉ DELF. Ông Cao Trường Sinh được phong học hàm Phó Giáo sư năm 2016.

Tôi gặp ông Cao Trường Sinh từ năm 2002, khi ông còn là Phó phòng Đào tạo Trường Trung cấp Y Nghệ An. Tôi và ông gần gũi với nhau trong quan hệ công tác từ năm 2003 đến nay khi ông lần lượt đảm nhận các nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y Nghệ An, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Nghệ An và cho tới những năm từ 2018 đến nay ông vừa đảm nhiệm trọng trách Giám đốc Bệnh viện Y khoa Đại học Y Dược Vinh kiêm Phó Hiệu trưởng Đại học Y khoa Vinh.

Đến nhà khoa học

Tôi còn nhớ mãi những việc làm mang tính khoa học cao ngay khi ông Cao Trường Sinh còn là Phó Phòng Đào tạo Trường Trung cấp Y Nghệ An. Ông đã nghiên cứu đề tài “Tổ chức chạy trạm cho hoạt động thi kiểm tra học kỳ, thi cuối năm và thi tốt nghiệp cho học viên”. Hoạt động này được hiểu nôm na là nhà trường trong các kỳ thi kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ nhà trường tổ chức cho học sinh làm bài với nhiều câu hỏi vấn đáp và thực hành tay nghề. Trong một buổi thi, học sinh được lần lượt di chuyển đến phòng thi để làm bài. Hình thức này bảo đảm tính khách quan và coi trọng việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học viên.

PGS.TS, Nhà giáo Cao Trường Sinh - người có đóng góp lớn trong việc xây dựng và phát triển Trường Đại học và Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh - 2

Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh

Cụ thể, thiết chế này chính là sự phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện để cho sinh viên được đào tạo trình độ cao đẳng (trước đây), đại học (hiện nay) của nhà trường được phép sang thực hành, thực tập tại Bệnh viện Ba Lan nay là Bệnh viện Đa khoa Nghệ An.

Từ năm 2002 - 2010, tôi được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An giới thiệu với tỉnh tham gia Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An 2 nhiệm kỳ. Ngoài mối quan hệ làm việc giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các trường cao đăng, đại học địa phương, tôi còn có dịp gặp gỡ và làm việc với ông Cao Trường Sinh trên lĩnh vực khoa học công nghệ. Theo tôi được biết, PGS.TS Cao Trường Sinh là một trong số ít người đã có sự đóng góp lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực y học trong tỉnh và quốc gia. Tính đến thời điểm này, ông Cao Trường Sinh đã tham gia chủ trì hàng chục đề tài cấp tỉnh, ngành  và cấp bộ.

Loạt đề tài mà ông làm chủ nhiệm và rất nhiều công trình khoa học thuộc lĩnh vực Y khoa mà ông chủ biên có thể kể đến: Nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan một số môn học bậc Cao đẳng tại Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An; Ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh kết hợp dạy học tại Trường Đại học Y khoa Vinh; Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phòng trị bệnh tự kỷ trẻ em dưới 6 tuổi tại Nghệ An; Một số giải pháp phát hiện sớm và điều trị tự kỷ trẻ em dưới 6 tuổi tại Nghệ An; Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ loãng xương ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Vinh và đề xuất các giải pháp can thiệp; Nghiên cứu điều trị thoái hoá khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu kết hợp với tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân tại Nghệ An; Thực trạng và một số giải pháp phát hiện sớm điều trị, dự phòng tăng huyết áp thừa cân, béo phì ở người từ 10-18 tuổi tại Nghệ An.

Ông Cao Trường Sinh đã hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 12 học viên cao học và 4 bác sỹ chuyên khoa cấp 2 bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp, 40 sinh viên làm khoá luận.

Tính đến tháng 11/2024, PGS.TS Cao Trường Sinh đã có 130 bài báo khoa học đã được công bố, trong đó có 20 bài báo quốc tế ông là tác giả chính hoặc tham gia. Chủ biên 1 quyển sách chuyên khảo, 3 giáo trình và 1 sách tham khảo. Sách chuyên khảo Theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ - Từ nguyên lý đến thực hành.

Một số bài báo nổi bật công bố trên các các tạp chí trong nước:

Nhận xét 113 trường hợp tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, Tạp chí Nội khoa Việt Nam tháng 3/1997 (Hoàng Đình Hương - Cao Trường Sinh);

Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng Holter huyết áp 24 giờ, Tim mạch Việt Nam tháng 8/2005;

Áp dụng kỹ thuật theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ để chẩn đoán THA áo choàng trắng, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 11/2005;

Nghiên cứu nhịp sinh học huyết áp ở phụ nữ có thai bằng theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ, Tim mạch học Việt Nam tháng 8/2007;

Nghiên cứu mối tương quan giữa nhịp sinh học huyết áp với phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng huyết áp lưu động 24 giờ, Nội khoa Việt Nam tháng 4/2009;

Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ, Tạp chí Y học thực hành số 811+812, Bộ Y tế xuất bản năm 2012;

Đánh giá hiệu quả điều trị của lercanidipine ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não bằng huyết áp lưu động 24 giờ, Tạp chí Y học thực hành số 811+812, Bộ Y tế xuất bản năm 2012;

Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc ức chế kênh canxi amlodipine ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não bằng huyết áp lưu động 24 giờ, Tạp chí Y học thực hành số 8 (838), Bộ Y tế xuất bản năm 2012;

Hiệu quả của amlodipine trên huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp - kết quả từ 52 bệnh nhân được đo lưu động 24 giờ, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam tháng 8/2013;

Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp, Tạp chí Tim mạch Việt Nam, tháng 8/2013;

Đánh giá hiệu quả của lercanidipine so với amlodipine ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ, Tạp chí Tim mạch Việt nam, tháng 8/2013;

Evaluating effects of lercanidipne versus amlodipine in patients with cerebral ischemic stroke having hypertension by ambulatory blood pressure monitoring, Tạp chí Tim mạch Việt Nam, tháng 8/2013;

Đánh giá hiệu quả và khả năng dung nạp của lercanidipine so với amlodipine ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp, Tạp chí y học thực hành số thang 5/2014 …

Tôi yêu mến PGS.TS Cao Trường Sinh vì tôi biết ông từ khi ông còn là một thầy giáo giảng dạy trong trường Trung cấp Y Nghệ An tranh, tre, nứa, lá nghèo nàn. Sau gần 30 năm, ông đã cùng đồng nghiệp đã góp phần cùng tỉnh Nghệ An xây dựng nên một trường đại học y khoa và một bệnh viện thực hành của Đại học Y khoa Vinh vào bậc khang trang có chất lượng đào tạo và khám chữa bệnh vào hạng nhất của khu vực Bắc miền Trung. Riêng Bệnh viện Y khoa Vinh, hiện nay có tới 140 nhân lực ngày đêm làm việc với quy mô 150 giường bệnh, 15 khoa điều trị và 5 phòng chức năng. Hiện nay, PGS.TS Cao Trường Sinh còn là thành viên  của Hiệp hội Quốc tế về Tim mạch.

Nguyễn Đình Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kiến giải những vỉa tầng văn hóa Hà Nội trong dòng chảy văn học

Kiến giải những vỉa tầng văn hóa Hà Nội trong dòng chảy văn học

Cho đến nay, đối với văn học nghệ thuật, Hà Nội vẫn còn nguyên sức hút của một thực thể văn hóa sinh động, nó hiện diện trong âm nhạc, điện ảnh, mỹ thuật và cả trong văn chương. Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024, tọa đàm “Của phố và người - Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại” đã nhấn mạnh sự hiện diện của Hà Nội trong dòng chảy của văn