Trao đổi đề xuất xây dựng “luật phát triển văn học nghệ thuật”: Luật phải đi vào cuộc sống

“Muốn luật đi vào cuộc sống được thì trước hết phải đưa cuộc sống vào luật, phải qua thực tế, qua cọ xát với cuộc sống xem các lĩnh vực ấy hoạt động trong cuộc sống như thế nào, để cho nó phát triển được thì mình phải nắm bắt được nó và thực hiện nó ra sao?” - Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - NSND Vương Duy Biên.

Vừa qua, tại buổi “Gặp mặt các thế hệ văn nghệ sĩ nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam (1948 – 2022)”, Nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã đề xuất xây dựng “luật phát triển văn học nghệ thuật” để “làm định hướng, tạo hành lang pháp lý chung cho toàn giới văn học nghệ thuật”.

Trao đổi đề xuất xây dựng “luật phát triển văn học nghệ thuật”: Luật phải đi vào cuộc sống - 1

Nhà thơ Hữu Thỉnh đề xuất xây dựng “luật phát triển văn học nghệ thuật”

Về phía Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, PV Arttimes.vn đã ghi nhận được ý kiến của Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - NSND Vương Duy Biên.

Trao đổi đề xuất xây dựng “luật phát triển văn học nghệ thuật”: Luật phải đi vào cuộc sống - 2

NSND Vương Duy Biên - Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

NSND Vương Duy Biên cho biết ông ghi nhận ý kiến của nhà thơ Hữu Thỉnh về đề xuất xây dựng “luật phát triển văn học nghệ thuật”, đề xuất này đã được xây dựng dựa trên kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và sự quan tâm sâu sắc đối với nền văn học nghệ thật của nước nhà của nhà thơ. Sau Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24-11-2021 ta lại càng thấy nó quan trọng và cần thiết.

Bên cạnh đó, theo Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - NSND Vương Duy Biên, chúng ta cũng cần bàn luận, trao đổi vấn đề này cẩn thận và gắn với thực tế. Ông đề nghị: “Hãy gọi đây là một cuộc trao đổi, thảo luận và cần khảo sát thêm ý kiến của nhiều nhân vật khác”.

“Bộ luật ấy có đi vào cuộc sống được không”? “Phải chăng chúng ta đang ôm đồm một lĩnh vực quá rộng”? là hai câu hỏi mà NSND Vương Duy Biên đặt ra khi nhìn nhận vấn đề này.

Luật phải đi vào cuộc sống

NSND Vương Duy Biên cho rằng: “luật phải chi tiết, phải thiết thực, phải gắn liền với cuộc sống”. Một đất nước văn minh sẽ cần rất nhiều luật và nó phải được hiện hữu trong đời sống, đem lại ý nghĩa và giúp đạt được hiệu quả đúng như mục đích ra đời của nó.

Ở nhiều nước trên thế giới, luật là để cho người dân trực tiếp thực hiện nên họ ban hành luật rất cụ thể. Ví dụ anh ở trong nhà anh chịu luật gì? Anh bước ra đường, trên vỉa hè anh chịu luật gì? Đi dưới đường anh sẽ chịu luật gì? Tình huống xảy ra ở đâu thì sẽ xét theo luật ở đó. Để điều hành một đất nước, mỗi quốc gia có đến vài trăm bộ luật là điều bình thường.

Trao đổi đề xuất xây dựng “luật phát triển văn học nghệ thuật”: Luật phải đi vào cuộc sống - 3

(Ảnh minh họa)

Luật pháp nước ta cũng rất đa dạng về thể loại văn bản, các văn bản luật này thường mang tính chung, chưa áp dụng được cụ thể lên từng vụ việc mà phải thông qua các thông tư hướng dẫn. Thêm nữa, tính quy phạm của các văn bản luật này thường chưa cao dẫn tới việc nhiều văn bản đưa ra chưa được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Theo NSND Vương Duy Biên, đã là luật thì phải được hiện hữu trong đời sống, trong trường hợp khi luật áp dụng vào thực tiễn tỏ ra không phù hợp, tạo ra những bất cập thì sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi. Ông nhấn mạnh: “Muốn luật đi vào cuộc sống được thì trước hết phải đưa cuộc sống vào luật, phải qua thực tế, qua cọ xát với cuộc sống xem các lĩnh vực ấy hoạt động trong cuộc sống như thế nào, để cho nó phát triển được thì mình phải nắm bắt được nó và thực hiện nó ra sao?”.

Trao đổi đề xuất xây dựng “luật phát triển văn học nghệ thuật”: Luật phải đi vào cuộc sống - 4

Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - NSND Vương Duy Biên.

Luật đi vào cuộc sống một cách phù hợp nhất là khi áp dụng với đối tượng nào người ta cũng hiểu, nói luật đi vào cuộc sống là vì vậy. Ví dụ, một bộ luật nào đó ở Thủ đô thực hiện được thì ở những nơi vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cũng phải thực hiện được. Nhưng thực tế, mức sống, trình độ dân trí của nước ta chưa đồng đều, có khi xây dựng một cái luật rất phù hợp ở thành thị nhưng lại không có tác dụng với nông thôn hoặc những nơi có mức sống thấp hơn.

Vì vậy, theo NSND Vương Duy Biên chúng ta phải học hỏi thêm rất nhiều về cách làm luật, những người được phân công soạn ra luật phải có chuyên môn sâu, phải đề xuất những nội dung thiết thực, tiến tới xây dựng được những bộ luật mà người dân trực tiếp thực hiện, tiến tới không cần phải thông tư hướng dẫn. Thực hiện được như thế mới là đưa luật đi vào đời sống.

"Không nên gói văn học nghệ thuật vào một gói lớn"

Vị Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho rằng: “Luật phát triển văn học nghệ thuật” là một đề xuất rất bao quát và rộng lớn. Với thực trạng thi hành luật pháp hiện tại cùng trình độ dân trí chưa đồng đều nếu đưa ra một bộ luật khái quát như vậy thì tính khả thi sẽ như thế nào? Chúng ta cần biết chúng ta được làm gì và làm trong khuôn khổ nào?".

Trao đổi đề xuất xây dựng “luật phát triển văn học nghệ thuật”: Luật phải đi vào cuộc sống - 5

NSND Vương Duy Biên quan tâm đến tính đặc trưng của từng ngành nghệ thuật.

Ông Biên cho biết, hiện nay ở nước ta, các Hội nghệ thuật chuyên ngành đều có Điều lệ hoạt động cho riêng mình, tuy không bao quát nhưng lại gắn bó chặt chẽ với các quy định mang tính đặc thù của từng chuyên ngành. Nếu đề ra luật, điều lệ, nghị định cho một ngành nghệ thuật cụ thể thì sẽ dễ quy định, dễ thực hiện hơn là một luật chung bao quát dành cho tất cả các chuyên ngành của văn học nghệ thuật.

"Ý tưởng xây dựng “luật phát triển văn học nghệ thuật” đưa ra là rất tốt nhưng xây dựng một bộ luật rộng như thế nó sẽ khó phù hợp với đặc trưng riêng của từng chuyên ngành nghệ thuật. Với các ngành văn học nghệ thuật, theo cá nhân tôi thì chúng ta không nên gói vào một gói lớn như thế, nên chia ra các lĩnh vực chuyên ngành để dễ thực hiện, dễ quy định và cũng dễ cho các nhà làm luật”, ông Biên nói. 

Bài cùng chủ đề >>> "Lĩnh vực nào có luật điều chỉnh, lĩnh vực đó phát triển bền vững!"

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đường lên Điện Biên hào hùng và đầy xúc cảm qua 70 tác phẩm mỹ thuật

Đường lên Điện Biên hào hùng và đầy xúc cảm qua 70 tác phẩm mỹ thuật

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Đường lên Điện Biên”, giới thiệu tới công chúng 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 - 2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng.