3 câu nói dễ làm trẻ buồn, mẹ vô tư nói mà không biết đang làm tổn thương con
Một số lời nói của bố mẹ trong lúc nóng giận có thể làm tổn thương, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Trẻ nhỏ dù nhanh quên nhưng cũng rất nhạy cảm, đôi khi một lời nói vô tình của người lớn có thể khiến trẻ bị tổn thương, có thể nhớ mãi không quên.
Đặc biệt trong những lúc nóng giận, bố thường dễ buông những câu từ không phù hợp khiến trẻ cảm thấy tổn thương rất nhiều.
Vì vậy, các chuyên gia tâm lý đều khuyên rằng, trong mọi trường hợp bố mẹ nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn từ để tránh vô tình ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, tốt nhất nên hạn chế nói 3 câu sau đây.
"Con chẳng làm tốt được điều gì, mẹ thật xấu hổ"
Trong một chương trình truyền hình về nuôi dạy con tại Trung Quốc, một người mẹ từng khóc và nhờ đến chuyên gia tâm lý để giúp đỡ. Chị kể rằng, cậu con trai 15 tuổi rồi mà vẫn chưa chịu trách nhiệm về điều gì, về nhà cũng không phụ giúp bố mẹ làm việc gì.
Cậu bé đã từng có tính cách rất tốt, biết đổ rác và rửa bát đĩa, nhưng bây giờ ngoại trừ thời gian làm bài tập về nhà, cậu bé chỉ xem TV, và như thể cậu bé phớt lờ tất cả mọi người trong gia đình.
Chị cho biết, trong một lần thấy mẹ đang giặt quần áo, cậu bé liền chạy tới giúp phơi, sau khi con trai phơi xong, người mẹ ra ban công nhìn một chút rồi than thở.
"Lớn như vậy, con còn không biết treo quần áo sao? Quần áo phải treo lên móc, sao lại nhét vào kẹp quần? Này, con cái gì cũng không làm được, thật phiền phức!"
Sau khi nghe những lời phàn nàn của người mẹ, chuyên gia nuôi dạy con cái cuối cùng cũng hiểu tại sao đứa trẻ từ ngoan ngoãn và hiểu chuyện trước đây lại trở nên thờ ơ như bây giờ.
Thực tế, nếu bố mẹ luôn phủ nhận những nỗ lực của và không nhìn thấy thành tích của con, thì trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin. Thậm chí khi bị đòn roi nhiều lần, trẻ không còn sẵn sàng hoặc sợ hãi để cố gắng làm bất cứ điều gì.
“Con làm không tốt!” “Con không làm được!” “Bố mẹ không cho con làm!” Khi một đứa trẻ mặc định trong lòng phủ nhận chính mình, ánh mắt của trẻ sẽ mất đi ánh sáng và sự tự tin.
Trẻ nhỏ khi mới bắt đầu làm việc gì, sẽ không làm hoàn hảo. Vì vậy, bố mẹ không nên vội bắt lỗi, hãy cho trẻ cơ hội được phạm sai lầm, để trẻ biết điều gì là sai, điều gì là đúng, từ đó có thể tiến bộ hơn.
"Kỳ thi lần sau con phải đạt điểm cao nhất!"
Nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm đến điểm số của con mình, điểm số và thứ hạng trong bài kiểm tra là những yếu tố quan trọng quyết định việc một đứa trẻ có thể được nhận vào một ngôi trường lý tưởng hay không.
“Lần sau con nhất định phải lọt vào top đầu”, “Con phải vượt qua bạn”. Việc bố mẹ đặt nặng mục tiêu và kỳ vọng quá cao cho con, khiến cho trẻ cảm thấy phải đối mặt với sự áp lực và căng thẳng trong quá trình học tập và thi cử.
Khi bố mẹ tạo áp lực, ép buộc trẻ phải đạt điểm số cao nhất, và nếu không đạt được sẽ bị bố mẹ chỉ trích hoặc phạt.
Đồng thời, trẻ có thể cảm bản thân phải theo đuổi những mục tiêu và sự mong đợi của bố mẹ thay vì theo đuổi những đam mê và sở thích của riêng mình. Từ đó không tự do và bị hạn chế trong việc phát triển bản thân.
Thay vì đặt nặng mục tiêu và kỳ vọng quá cao cho con, bố mẹ nên khuyến khích và động viên trẻ học tập tốt hơn, tập trung vào quá trình học tập thay vì chỉ quan tâm đến kết quả. Cần nhớ rằng, điểm số không phải là tất cả, và trẻ cần được khuyến khích phát triển tất cả các kỹ năng và đặc điểm của mình để trở thành những con người tự tin và thành công trong cuộc sống.
"Hãy nhìn bạn học của con đi, ai cũng giỏi giang hơn con"
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen so sánh con mình với bạn bè xung quanh. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy không đáng giá và thấp hơn các bạn cùng lứa. Bố mẹ đang so sánh con với những người khác mà không đánh giá con dựa trên năng lực thực sự của mình.
Trẻ cảm thấy bị bắt buộc phải cạnh tranh với những người khác thay vì tập trung vào quá trình học tập và phát triển của mình. Điều này có thể gây ra sự căng thẳng và áp lực trong quá trình học tập và phát triển của trẻ.
Muốn con học hỏi người khác thì trước hết bố mẹ nên khẳng định những thành tích và cách làm của con, công nhận những cố gắng của con, để trẻ biết phát huy điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Nếu trẻ có thể chủ động nhận ra khoảng cách giữa mình và người khác, trẻ sẽ biết tự phấn đấu mà không cần bố mẹ phải bận tâm.
Thay vì so sánh con với những người khác, bố mẹ nên động viên và khuyến khích con phát triển theo cách của riêng mình và theo đuổi những sở thích và đam mê của mình.
Bố mẹ cũng nên đánh giá con dựa trên năng lực và tiến bộ của con, khi đánh giá và động viên con dựa trên năng lực thực sự của mình, trẻ sẽ cảm thấy tự tin và phát triển tốt hơn trong cuộc sống.
Bình luận