Bố đòi tái hôn sau khi mẹ kế mất, tôi phản đối nhưng biết người bố định cưới, tôi chấp nhận

Tôi đã trách bố tuyệt tình vì muốn tái hôn không lâu sau khi mẹ kế qua đời. Nhưng rồi, mọi chuyện khiến tôi choáng váng khi bố dẫn người phụ nữ định cưới về nhà.

Cuộc đời của bố mẹ tôi, nếu nói ngắn gọn thì đó là một chuỗi những bi kịch do người lớn sắp đặt.

Năm xưa, bố tôi có mối tình đầu sâu đậm. Hai người yêu nhau tha thiết, tưởng chừng không gì có thể chia lìa. Nhưng cuối cùng, trước sức ép từ ông nội, bố tôi vẫn buộc phải chia tay mối tình đầu và cưới mẹ tôi theo sự sắp đặt của gia đình.

Sau khi kết hôn, bố tôi từng cố gắng quên đi tình cũ, nhưng ông không làm được. Trong tim bố, người phụ nữ ấy vẫn chiếm trọn vị trí không ai thay thế được. Mẹ tôi dù cố gắng bao nhiêu cũng chỉ là kẻ đứng bên lề ký ức của bố.

Khi tôi chào đời, nhiều người nghĩ sự xuất hiện của tôi sẽ giúp hàn gắn bố mẹ. Nhưng không, khoảng cách giữa họ chỉ càng thêm xa cách. Cuối cùng, mẹ tôi buông tay. Dù vẫn yêu bố, bà vẫn chọn cách giải thoát cho cả hai. Bà hiểu rõ, một trái dưa chín ép sẽ không bao giờ ngọt.

Sau ly hôn, mẹ tôi khăn gói đi làm ăn xa, mãi đến tận bây giờ vẫn chưa tái hôn, vẫn sống một mình lặng lẽ nơi đất khách quê người. Còn bố tôi, ông nhanh chóng cưới lại mối tình đầu năm xưa, chính là mẹ kế của tôi.

Bố đòi tái hôn sau khi mẹ kế mất, tôi phản đối nhưng biết người bố định cưới, tôi chấp nhận - 1

Sau ly hôn, mẹ để tôi lại sống cùng bố, còn bà khăn gói đi làm ăn xa. (Ảnh minh họa)

Lúc đầu, tôi từng oán trách mẹ kế, nghĩ rằng bà là người chen vào hạnh phúc của mẹ tôi. Nhưng rồi thời gian trôi qua, tôi hiểu ra mọi chuyện không phải như vậy.

Mẹ kế là một người phụ nữ hiền lành, dịu dàng. Bà không chỉ chăm sóc bố mà còn yêu thương tôi như con ruột. Thậm chí, vì tôi, bà chấp nhận không sinh thêm con, dành trọn vẹn sự quan tâm cho tôi. Có thể nói, mẹ kế đã đem hết tình thương và hy vọng đặt vào tôi, coi tôi là cả thế giới của bà.

Dù mẹ ruột tôi đi xa, bà vẫn thường xuyên gọi điện về hỏi han. Điều khiến tôi cảm động nhất là mẹ ruột và mẹ kế có mối quan hệ rất tốt, văn minh, y như hai chị em ruột. Tôi cứ nghĩ, cuộc đời mình đã đủ may mắn khi có hai người mẹ yêu thương mình như thế.

Nhưng rồi bi kịch ập đến.

Khi tôi đang học năm nhất đại học, mẹ kế đột ngột qua đời vì một cơn đau tim. Tin dữ ấy như sét đánh ngang tai. Tôi gào khóc, oán trách ông trời sao quá bất công. Một người phụ nữ hiền lành, tốt bụng như mẹ kế, tại sao lại bị cướp đi mạng sống sớm đến vậy?

Chưa đầy mấy tháng sau, khi nỗi đau còn chưa nguôi ngoai, bố tôi bất ngờ nói với tôi:

- Bố muốn tái hôn.

Tôi giận dữ phản đối, thậm chí hét lên:

- Mẹ kế nằm dưới đất chưa được bao lâu mà bố đã vội vàng đi tái hôn, sao bố có thể tuyệt tình như vậy?

Bố đòi tái hôn sau khi mẹ kế mất, tôi phản đối nhưng biết người bố định cưới, tôi chấp nhận - 2

Tôi đã trách bố tuyệt tình vì muốn tái hôn không lâu sau khi mẹ kế qua đời. (Ảnh minh họa)

Tôi cho rằng bố quá nhẫn tâm, chỉ biết sống cho bản thân. Nhưng rồi, mọi chuyện khiến tôi choáng váng khi bố dẫn người phụ nữ định cưới về nhà. Người đó chính là mẹ ruột của tôi.

Tôi bật khóc, nước mắt tuôn như mưa. Lúc ấy, mẹ ruột tôi mới kể cho tôi nghe một sự thật mà tôi chưa từng biết.

Hóa ra, trong những ngày cuối đời, khi biết mình không còn nhiều thời gian, mẹ kế đã chủ động liên lạc với mẹ ruột tôi. Bà nói với mẹ tôi rằng: “Tôi không thể ở lại chăm sóc anh ấy và con được nữa. Nếu có thể, chị hãy quay về, để anh ấy và con có một mái nhà trọn vẹn”.

Mẹ kế đã mang điều ước cuối cùng ấy theo xuống mộ, mong rằng bố và mẹ tôi có thể tái hợp, bù đắp cho những năm tháng dang dở.

Nghe xong, tôi nghẹn ngào không nói nên lời. Hóa ra, người phụ nữ mà tôi từng nghĩ là người thứ ba lại là người bao dung nhất, cao thượng nhất trong câu chuyện này.

Mẹ sau đó cũng nói với tôi rằng, thật ra giữa bà và bố tôi, dù đã ly hôn, nhưng chưa bao giờ thực sự hết nghĩa hết tình. Họ từng là vợ chồng, từng có với nhau một đứa con, những năm tháng ấy dù nhiều đau khổ nhưng cũng không thiếu kỷ niệm.

Khi biết được mong muốn cuối cùng của mẹ kế, cả bố và mẹ tôi đều trầm lặng suy nghĩ rất lâu. Có lẽ chính sự vị tha của mẹ kế đã khiến họ nhận ra, so với oán trách hay day dứt, thì việc nắm tay nhau đi tiếp quãng đời còn lại là cách tốt nhất để trọn nghĩa, trọn tình.

Lần tái hợp này không phải là vì ai ép buộc, cũng không còn là sự ràng buộc vì trách nhiệm, mà là hai con người từng đi qua đổ vỡ, sau cùng vẫn chọn ở lại bên nhau, vì con, vì tình nghĩa, vì chính họ đã học được cách thấu hiểu, bao dung hơn, và có thể một phần là vì hoàn thành tâm nguyện của người đã khuất.

Tôi vẫn đau lòng khi nhớ đến mẹ kế, nhưng cũng hiểu rằng chính bà đã dùng cách riêng của mình để giúp chúng tôi có lại một mái nhà trọn vẹn. Có những tình cảm trên đời, phải trải qua đủ mất mát và biến cố, người ta mới nhận ra điều gì là quan trọng nhất. Và rồi, dù muộn, hạnh phúc vẫn có thể bắt đầu lại từ đầu.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng: Điểm đến chiến lược của các nhà đầu tư trong kỷ nguyên mới

Hải Phòng: Điểm đến chiến lược của các nhà đầu tư trong kỷ nguyên mới

Chiều ngày 15/7, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 3 - 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) tại thành phố Hải Phòng, TP Hải Phòng đã phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới".

Tranh cãi Chelsea vô địch thế giới, đủ binh hùng tướng mạnh để lên ngôi Ngoại hạng Anh?

Tranh cãi Chelsea vô địch thế giới, đủ binh hùng tướng mạnh để lên ngôi Ngoại hạng Anh?

Không hề xúc phạm giới hâm mộ Chelsea, nhưng cứ phải nhìn vào thực tế lạnh lùng ít ai cho rằng Chelsea là CLB xuất sắc nhất thế giới, kể cả khi họ đã lên ngôi vô địch giải FIFA Club World Cup 2025 một cách thuyết phục. Đề tài bàn luận số 1 trong làng bóng Anh trong lúc này liên quan chuyện nhà vô địch thế giới Chelsea đã đủ mạnh để tranh ngôi vô địch Premier League hay chưa?!

Vóc hình đất nước và hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thơ Phạm Hồng Điệp

Vóc hình đất nước và hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thơ Phạm Hồng Điệp

Cầm nặng trĩu tay ba tập thơ “Biển gọi em về”, “Miền đất Việt”, “Cánh đồng tuổi thơ” của Phạm Hồng Điệp, tôi bỗng nảy ra ý đem cân xem thế nào và thật ấn tượng: Những ba cân rưỡi! Xưa có câu “trước tác đẳng thân” nói về viết nhiều tới mức sách xếp cao bằng người thì việc đem sách đi cân dù có lẩm cẩm và dớ dẩn chăng nữa, thiết nghĩ cũng là một cách đo sức vi

“Hành trình 6” ra mắt người yêu mỹ thuật Thủ đô

“Hành trình 6” ra mắt người yêu mỹ thuật Thủ đô

Ngày 13/7, tại Hà Nội, “Hành trình 6”, triển lãm tranh của 8 hoạ sĩ thân thiết đồng hành cùng nhau gần 1 thập kỷ gồm Cao Thanh Sơn, Nguyễn Ngần, Lê Văn Lương, Thuỳ Nga, Bích Ngà, Hoàng Trung Dũng, Phạm Xuân Hồng, Trần Thị Thanh Hoà đã ra mắt và thu hút sự quan tâm người yêu mỹ thuật Thủ đô.

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.