4 loại "hoa thơm nức mũi", trồng trên ban công mùi thơm nồng nàn như xịt nước hoa

Những loại cây này vừa có hoa đẹp lại dễ trồng, rất đáng để thử.

Ngày nay, ngày càng có nhiều người yêu thích trồng hoa. Khi chọn hoa người ta mong muốn trồng tại nhà một vài loại cây vừa có hoa đẹp lại thơm. Thực tế có rất nhiều loại cây như vậy nhưng để nuôi được không phải dễ, dưới đây là 4 loại hoa thơm, dễ trồng bạn có thể tham khảo.

4 loại "hoa thơm nức mũi", trồng trên ban công mùi thơm nồng nàn như xịt nước hoa - 1

Hoa huệ

Hoa huệ có tên khoa học là Polianthes tuberosa, thuộc chi Agave. Hoa huệ có nguồn gốc từ Mexico và phổ biến rộng rãi trên thế giới trong thế kỷ 16. Lần đầu tiên được giới thiệu với các nhà thực vật học châu Âu và được đặt tên khoa học vào năm 1753 bởi Carl Linnaeus.

Sở dĩ, hoa huệ được cho là loài hoa gây mê bởi vì hương thơm của nó, Đây là thân cây có mùi thơm nhất trong giới thực vật và có đặc điểm đặc biệt là có thể giữ mùi hương hoa sau 48 giờ sau khi cắt.

Loại cây này là loại cây ưa bóng, sau khi vùi vào đất tốc độ nảy mầm tương đối chậm, nhìn chung chúng ta phải mất từ ​​2 đến 3 tháng chờ cây nảy mầm vì vậy để trồng được đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn.

4 loại "hoa thơm nức mũi", trồng trên ban công mùi thơm nồng nàn như xịt nước hoa - 2

Hoa ngâu

Cây hoa ngâu thuộc loại cây thường xanh, cây thân nhỏ hoặc cây thân bụi phân nhánh nhiều từ gốc, nhưng nếu được trồng trong điều kiện thích hợp cây có thể cao đến 4.8 – 6 m trong tự nhiên. Trong trồng cảnh quan, cây ngâu phát triển đến 2.4 – 3m nhưng khi cây bị cắt tỉa nó sẽ có kích thước nhỏ hơn.

Hoa ngâu thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm hoa có dạng chùy ở nách lá dài 5 – 10 cm chứa nhiều hoa vàng tròn nhỏ hoa chỉ có hình dạng như vậy chứ không mở tung ra nữa. Hoa ngâu thường nở từ tháng 4 đến tháng 9 đặc biệt sau những cơn mưa rào nó càng nở nhiều hơn nhé.

Hoa ngâu chỉ cho mùi thơm ban ngày còn ban đêm gần như không có mùi. Hoa thơm mùi chanh ngọt ngào đã tạo thêm một tên gọi của cây là cây chanh giả.

4 loại "hoa thơm nức mũi", trồng trên ban công mùi thơm nồng nàn như xịt nước hoa - 3

Cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế là loại cây thuộc họ Long não (Lauraceae), có tên khoa học là Laurus nobilis L., cây được biết là có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải ở Đông Âu. Hiện nay, cây nguyệt quế có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có miền Nam nước ta với ý nghĩa làm cây cảnh trang trí.

Cây nguyệt quế có thân gỗ thẳng, màu vàng nhạt, cao từ 2 - 6m, họ Cam và có nguồn gốc từ các nước châu Á. Lá nguyệt quế dài, có hình bầu dục thuôn và mọc xen kẽ theo thân cây. Nguyệt quế có hoa trắng, hơi ngả vàng, mùi thơm, mọc từ nách lá và nở quanh năm. Quả của cây màu xanh, có đốm nhỏ khi còn non và chuyển dần cam sang đỏ khi chín.

Cây nguyệt quế còn có mùi thơm sẽ làm tinh thần các thành viên trong gia đình thư giãn, giải tỏa phiền muộn trong cuộc sống. Trồng cây nguyệt quế trong nhà còn là cách để cầu bình an, đỗ đạt thành tài cho con cháu trong nhà.

4 loại "hoa thơm nức mũi", trồng trên ban công mùi thơm nồng nàn như xịt nước hoa - 4

Hoa thuỷ tiên

Hoa thủy tiên thường được gọi với những cái tên khác như ly peru, hoa ly ở xứ Inca bởi vì hình dáng bên ngoài khá giống hoa ly. Ngoài ra, loài hoa này còn được biết đến với cái tên khoa học là Alstroemeria.

Hoa thủy tiên có thân hình cứng, cao tầm 20-60cm, tuổi thọ của loài hoa này thường kéo dài lâu năm, củ mọc nhiều và trông giống như hành tây. Lá có màu xanh đậm và bóng, khá mềm, đầu hơi nhọn tựa như một mũi kiếm thuôn dài. Hình dáng lá của hoa thủy tiên khá giống với lá tỏi.

4 loại "hoa thơm nức mũi", trồng trên ban công mùi thơm nồng nàn như xịt nước hoa - 5

Cành của hoa thủy tiên khá cao, thanh mảnh, những chiếc lá xoắn lại bao quanh thân cây mà vươn lên, giữa đó là những bông hoa được mọc xum xuê, sặc sỡ, mang vẻ đẹp vô cùng tinh tế, sang trọng. Hương hoa thủy tiên thơm ngát dịu nhẹ cùng cành lá căng bóng quanh năm là thú chơi của người Hà Nội từ xưa.

Nhật Linh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v