Bà nội khiến cháu gái 2 tuổi nhiễm độc chì nặng vì ép cháu uống nước bùa liên tục

Một bé gái 2 tuổi đã bị bà nội ép uống "nước bùa" liên tục để chữa chứng mất ngủ, dẫn đến ngộ độc chì nghiêm trọng. 

Theo truyền thông địa phương, bé gái 2 tuổi ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam thường xuyên giật mình tỉnh giấc giữa đêm. Lo lắng về giấc ngủ và sức khỏe của cháu, bà nội của bé đã đến đạo quán gần nhà, xin một lá bùa "linh thiêng" sau đó đốt và hòa tro của lá bùa, pha vào nước cho cháu uống. Tin rằng "nước bùa" có hiệu quả, bà đã cho cháu gái uống hơn 10 lần trong vòng một năm, dẫn đến ngộ độc chì cực kỳ nghiêm trọng, phải điều trị khẩn cấp.

Bà nội khiến cháu gái 2 tuổi nhiễm độc chì nặng vì ép cháu uống nước bùa liên tục - 1
Ảnh minh họa.

Qua kiểm tra thực tế, một lá bùa chứa tới 50 miligam chì, nếu thường xuyên uống nước pha tro từ lá bùa này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Bác sĩ Lại Yến, Trưởng khoa Chất độc học tại Bệnh viện tỉnh Hồ Nam, kêu gọi mọi người nên đi khám bác sĩ sớm nếu cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thay vì tin vào các phương thuốc dân gian hoặc bí truyền.

Sau khi câu chuyện được truyền thông đưa tin đã làm dấy lên cuộc thảo luận về nguy hại của mê tín dị đoan và tầm quan trọng của việc giáo dục y tế trong cộng đồng. Nó cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về an toàn sức khỏe cho trẻ em và người già.

Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự thương cảm cho bé gái và bình luận: "Mê tín cực kỳ có hại, trời ơi, đứa trẻ mới 2 tuổi thôi", "Bố mẹ không quan tâm sao?", "Đây là một ví dụ điển hình về cách yêu thương sai lầm"

Bên cạnh đó, một số người chia sẻ rằng họ cũng có trải nghiệm tương tự: "Khi tôi còn nhỏ, tôi cũng được người cho uống một lần, vị rất kinh khủng", "Trước đây, bà nội tôi cũng cho tôi uống nước này, may mắn bây giờ vẫn sống".

Theo tìm hiểu, uống "nước bùa" là một nghi lễ chữa bệnh trong tín ngưỡng Đạo giáo. Trong Đạo giáo truyền thống ở Trung Quốc, người ta thường đưa cho tín đồ một số bùa chú để đốt và uống, tin rằng sau khi uống, họ sẽ cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, thành phần của "nước bùa" chủ yếu là giấy và chu sa. Theo dược lý học hiện đại, chu sa chứa sunfua thủy ngân, khi vào cơ thể có thể gây độc cho gan và thận, thậm chí gây tổn thương trực tiếp đến hệ thần kinh. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng "nước bùa" chứa kim loại nặng và càng uống sẽ càng cảm thấy khó chịu. 

Tư Tuyền (Theo Sina)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v