Bác sĩ mách "chiêu" sữa mẹ về "ngay lập tức" sau sinh

Bác sỹ Anh Thy (Bệnh viện 115, Chuyên viên Tư vấn sữa mẹ Quốc Tế đầu tiên tại Việt Nam) đã có những lời khuyên hữu ích dành cho các bà mẹ đã, đang và sẽ nuôi con bằng sữa mẹ.

Bác sỹ Anh Thy (Khoa gây mê – Bệnh viện 115, Chuyên viên Tư vấn sữa mẹ Quốc Tế đầu tiên tại Việt Nam) đã có những lời khuyên hữu ích dành cho các bà mẹ đã, đang và sẽ nuôi con bằng sữa mẹ.

Sinh mổ thì sữa không thể về ngay sau sinh?

Cho con bú mẹ là một điều rất tự nhiên. Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng, ngày càng nhiều mẹ lo lắng mình không đủ sữa, cũng như cho rằng nếu sinh mổ thì sữa không về ngay sau sinh. Theo chị điều này có đúng?

Thực ra, làm mẹ lần đầu luôn khiến chúng ta cảm thấy lo lắng. Nỗi lo đó là một điều dễ hiểu, nên tâm lý đó của các mẹ sữa rất cần được cảm thông. Mẹ sữa cần biết rằng, sữa đã có sẵn ở trong ngực mẹ trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ rồi và mỗi cữ bú của bé trong 24h đầu sau sinh chỉ từ 5 -7ml thôi, nên mẹ không cần quá lo lắng không đủ sữa cho con.

Tất nhiên, vì thế mẹ cũng không cảm thấy căng sữa, ngực cũng mềm trong mấy ngày đầu. Như gần gây, tôi đã cố gắng thỏa thuận với kíp mổ do tôi phụ trách gây tê để hướng dẫn da tiếp da ngay sau cho một ca sinh đôi và và cho hai bé bú mẹ ngay trên bàn mổ. Và duy trì việc cho hai bé bú mẹ khi mẹ trở lại phòng bệnh. Niềm vui của tôi là khi người mẹ ấy chia sẻ rằng đã đủ sữa cho cả hai bé bú. Do đó, các mẹ có thể yên tâm rằng chỉ cần cho bé bú ngay, càng sớm càng tốt sau sinh thì cũng sẽ đủ sữa thôi. 

Bác sĩ mách "chiêu" sữa mẹ về "ngay lập tức" sau sinh - 1

Ca sinh đôi được bác sỹ Anh Thy cho da tiếp da ngay sau sinh và bú mẹ ngay trên bàn mổ.

Rất nhiều mẹ hiểu lầm rằng mình thiếu sữa!

Theo chị, tỉ lệ mẹ thiếu sữa ở Việt Nam có cao không?

Rất khó để tôi có thể đưa ra một con số chính xác bởi ở Việt Nam chưa làm thống kê về vấn đề này. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 2-3 % các mẹ thực sự không đủ sữa cho con, thường có liên quan bệnh lý. Còn với kinh nghiệm của cá nhân, tôi nhận thấy số mẹ hiểu lầm mình thiếu sữa là rất nhiều.

Sự hiểu lầm này có thể là do mẹ sữa không được trang bị đầy đủ kiến thức về sữa mẹ, cũng có thể là do những lời nhận xét từ những người xung quanh, ông bà hoặc… hàng xóm chẳng hạn, cũng có thể là do ảnh hưởng từ các quảng cáo của các nhãn sữa. Nhưng có một điều đáng buồn là rất nhiều trường hợp từ “hiểu lầm” lại trở thành “thật” khi mẹ sữa không biết cách xử lý đúng vấn đề, khi phải đối mặt với áp lực của gia đình và stress gây ức chế việc tiết sữa.

Rõ ràng tỉ lệ bé không được bú mẹ hiện nay rất nhiều. Đó là một sự thiệt thòi cho các bé. Theo chị, đâu là phương án cho vấn đề này?

Tôi thấy rõ ràng chúng ta luôn muốn làm điều tốt nhất cho con và tôi cũng luôn khuyến khích các mẹ làm như thế.  Và tôi nhận thấy, điều quan trọng hơn cả là cần trang bị kiến thức về sữa mẹ không chỉ cho các mẹ sữa, mà còn cho cả gia đình, người thân, cũng như những người chăm sóc y tế cho bà mẹ ấy nữa. Khi đó, sự đồng thuận của mọi người sẽ giúp cho tỉ lệ trẻ bú mẹ tăng lên.

Bác sĩ mách "chiêu" sữa mẹ về "ngay lập tức" sau sinh - 2

Bác sỹ Anh Thy đang hướng dẫn các “mẹ bầu” bế và cho con bú đúng cách.

Hiện nay, có nhiều mẹ truyền tai nhau việc vắt sữa trong toilet của cơ quan để dành cho con khi đã quay trở lại đi làm. Bởi các mẹ cho rằng, sữa mẹ đã có kháng thể nên không sợ bị nhiễm khuẩn. Theo chị, điều này có nên không?

Điều đầu tiên, tôi muốn khuyên các mẹ là nên xem xét điều kiện toilet ở công ty như thế nào, bởi không phải toilet nào cũng sạch. Toilet là nơi rất nhiều vi trùng, vắt sữa trong toilet sẽ khiến mẹ có nguy cơ đụng tay vào chỗ này hay chỗ kia. Do đó, các mẹ chỉ nên vắt sữa ở cơ quan nếu có một chỗ vắt sữa đàng hoàng, hoặc kiếm một góc kín, rồi dùng áo choàng cho con bú để thực hiện việc vắt sữa. Nếu không, mẹ chỉ nên vào toilet vắt bỏ mỗi khi đến cử sữa, cách này giúp cơ thể mẹ hiểu rằng bé vẫn còn cần sữa nên sẽ giúp mẹ không bị giảm sữa.

Khi về nhà tích cực cho con bú và hút sữa thêm để kích sữa, nếu được. Đừng quá cực đoan cho rằng kháng thể giúp sữa chống nhiễm khuẩn trong tất cả các trường hợp, bởi đúng thế thì chúng ta đâu có cần phải tiệt trùng dụng cụ hút sữa hay rửa sạch tay trước khi hút/vắt sữa làm gì, phải không? Nghiên cứu cho thấy mẹ không rửa tay sạch trước khi vắt thì sữa đó dễ bị nhiễm khuẩn hơn là mẹ rửa sạch tay.  

Chị có lời khuyên nào dành cho các mẹ sữa đang chuẩn bị bước vào hành trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ không?

Cho con bú là chuyện rất tự nhiên nhưng chúng ta vẫn cần có sự chuẩn bị và học hỏi.  Mỗi người là mỗi hoàn cảnh khác nhau và chúng ta nên tìm hiểu các kiến thức về sữa mẹ từ lúc mang thai để có được sự chuẩn bị phù hợp nhất với thực tế.

Các mẹ cũng nên tìm hiểu nơi mình sinh áp dụng quy trình sinh thế nào, có da tiếp da không, bao lâu mẹ và con được về phòng... Song song đó trao đổi với bác sĩ sản về nguyện vọng nuôi con bằng sữa mẹ, trao đổi với chồng, ông bà để mọi người cùng hợp tác.

Có thể mời chồng hay ông bà tham dự các lớp học hay hội thảo liên quan đến sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ là con đường dài hơn 2 năm, chứ không chỉ ở mỗi thời điểm sau sinh, mẹ cần cân bằng giữa việc cho con bú với các mối quan hệ trong gia đình, nhất là những người trực tiếp chăm sóc mình và bé, làm sao để đi được con đường dài nhất.

Mặt khác, các mẹ nên tham gia các hội sữa mẹ, khi gặp khó khăn sẽ được tư vấn một cách kịp thời. Nên lựa chọn hội nào bản thân cảm thấy thoải mái, không bị áp lực, không bị căng thẳng, bởi điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất sữa. Và dù có tìm thấy được câu trả lời ở trong hội thì cũng cân nhắc trước khi áp dụng bởi kiến thức có thể đúng có thể sai.

Ngay cả kiến thức y khoa, một số đúng ở giai đoạn này nhưng về sau không còn đúng nữa. Và tôi vẫn đang cố gắng hết sức để cung cấp cho các mẹ sữa những thông tin có cơ sở khoa học về vấn đề của mẹ, nhưng mẹ vẫn là người quyết định có nên áp dụng hay không.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về