Biết được 3 nguyên nhân trẻ hay nói dối, bố mẹ sẽ không quát mắng mà còn thương con nhiều hơn

Theo các chuyên gia tâm lý, có ba lý do chính khiến trẻ nói dối, bố mẹ nên nhận biết sớm và điều chỉnh phù hợp.

Hầu hết trong chúng ta ai cũng từng trải qua việc nói dối khi lớn lên. Nhiều bậc phụ huynh tức giận khi phát hiện con nói dối.

Theo các chuyên gia, có ba lý do chính khiến trẻ nói dối. Sau khi hiểu được điều này, bố mẹ không nên vội trách con một cách gay gắt.

Biết được 3 nguyên nhân trẻ hay nói dối, bố mẹ sẽ không quát mắng mà còn thương con nhiều hơn - 1

Trẻ nói dối một cách vô thức

Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Một giáo viên mẫu giáo dán băng cá nhân lên mặt và tay lên học trò. Các em nhìn băng cá nhân của nhau một cách tò mò.

Khi giáo viên hỏi đã có chuyện gì xảy ra? Một số trẻ cho biết mình vô tình bị ngã, số khác nói rằng bị các bạn cùng lớp đẩy xuống, trong khi đó nhiều trẻ kể rằng đánh nhau với các bạn khác. Khi giáo viên hỏi có đau không, tất cả đều nói rằng rất đau.

Biết được 3 nguyên nhân trẻ hay nói dối, bố mẹ sẽ không quát mắng mà còn thương con nhiều hơn - 2

Trẻ từ 2-6 tuổi thường nói dối một cách vô thức.

Những đứa trẻ này rõ ràng không bị thương, nhưng tại sao khi giáo viên hỏi các em đều nói bị thương? Trên thực tế, đó là vì trong não trẻ có những trí tưởng tượng khác nhau và sự phân biệt giữa tưởng tượng và thực tế không ổn định, chẳng hạn như khi nhìn thấy một chiếc băng cứu thương, trẻ sẽ tưởng tượng ra trải nghiệm chấn thương trước đây của mình và biến tưởng tượng này thành hiện thực. 

Một phụ huynh khác cho biết, khi nhìn thấy vết bầm tím ở chân con trai, anh hỏi con chuyện gì đã xảy ra? Cầu bé nói rằng bị thầy đánh. Sau đó, anh vội gọi điện cho thầy giáo để phàn nàn, nhưng thực tế là trong lúc chơi cậu bé vô tinh và chân vào vào bồn hoa...

Trẻ ở giai đoạn này chưa thực sự chưa có ý thức nói dối, hay phán xét đạo đức, phân biệt giữa trí tưởng tượng và thực tế còn yếu. Vì vậy, bố mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ biết điều gì là đúng và điều gì là không phù hợp.

Biết được 3 nguyên nhân trẻ hay nói dối, bố mẹ sẽ không quát mắng mà còn thương con nhiều hơn - 3

Trẻ nói dối vì sợ bị phạt

Cũng có nhiều trẻ nói dối vì lo lắng bị trách phạt. Điều này xuất phát từ bản năng tự bảo vệ bản thân. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em nói dối chủ yếu là để tránh bị phạt hoặc nhận hình phạt từ bố mẹ, giáo viên. Với tâm lý non nớt và khả năng đánh giá hậu quả còn chưa hoàn thiện, trẻ thường phản ứng theo bản năng tự vệ khi gặp những tình huống có thể dẫn đến bị trừng phạt.

Biết được 3 nguyên nhân trẻ hay nói dối, bố mẹ sẽ không quát mắng mà còn thương con nhiều hơn - 4

Trẻ nói dối vì sợ bị phạt.

Hơn nữa, sự trách phạt, răn đe và áp đặt quá mức từ người lớn cũng có thể khiến trẻ học cách nói dối như một phương thức tự vệ và che đậy sai lầm của mình. 

Thay vì áp dụng các biện pháp trừng phạt, bố mẹ nên tạo một môi trường tin cậy, cởi mở, khuyến khích trẻ nói thật và chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

Đồng thời, cần kiên nhẫn hướng dẫn trẻ phân biệt đúng sai, nêu gương và áp dụng các hình thức khen thưởng, động viên thay vì trừng phạt. Khi được cảm thấy an toàn và lắng nghe, trẻ mới dám nói thật và từ bỏ thói quen nói dối.

Biết được 3 nguyên nhân trẻ hay nói dối, bố mẹ sẽ không quát mắng mà còn thương con nhiều hơn - 5

Trẻ muốn tạo sự chú ý, nhận thưởng

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen dùng vật chất để thưởng cho con, ví dụ nếu trẻ đạt được 90 điểm thì mẹ sẽ thưởng đồ chơi, hoặc mẹ sẽ cho thêm tiền tiêu vặt. Tuy nhiên, hình thức này cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Đặt trường hợp, khi trẻ biết điểm thi của mình chỉ trên 70 điểm, trong tiềm thức, trẻ sẽ rất thất vọng vì không nhận được tiền và đồ chơi. Lúc này, trẻ có thể liều lĩnh thay đổi điểm của mình. Vì nói dối có thể đôi khi giúp trẻ hưởng được lợi ích mà mình mong muốn.

Biết được 3 nguyên nhân trẻ hay nói dối, bố mẹ sẽ không quát mắng mà còn thương con nhiều hơn - 6

Trẻ muốn tạo sự chú ý, hay nhận thưởng.

Trẻ dưới 6 tuổi nói dối thường xuất phát từ sự non nớt và chưa hoàn thiện về nhận thức. Thay vào đó, bố mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn trẻ phân biệt đúng sai, tạo sự tin tưởng và an toàn để trẻ dần từ bỏ thói quen này.

Nếu trẻ nói dối sau khi vào tiểu học, nên kiểm tra xem bố mẹ có quá nghiêm khắc hay yêu cầu quá cao đối với trẻ hay không. Chẳng hạn, trẻ khác có tiền tiêu vặt nhưng con mình thì không. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bất công và lựa chọn nói dối để được hưởng những đặc quyền tương tự.

Vì vậy, khi con nói dối, bố mẹ không nên vội trách mắng, hãy kiên nhẫn tìm ra nguyên nhân để giáo dục, hướng dẫn, uốn nắn trẻ phát triển đúng hướng. 

Biết được 3 nguyên nhân trẻ hay nói dối, bố mẹ sẽ không quát mắng mà còn thương con nhiều hơn - 7

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy