Bố mẹ thông thái không để lại tiền bạc hay nhà cửa cho con mà dạy 3 kỹ năng sớm
Bố mẹ nên nỗ lực trong 3 khía cạnh, nhằm mang lại sự hỗ trợ, đảm bảo trẻ có thể tự chăm sóc cho bản thân.
Nhiều người cho rằng, thứ quan trọng nhất mà bố mẹ nên để lại cho con là vật chất, như tiền tiết kiệm, nhà cửa, ô tô,… Nhưng thực tế, vật chất có bao nhiêu đi chăng nữa cũng sẽ mất đi nếu không biết cách sử dụng đúng.
Trong khi đó, bố mẹ có tầm nhìn xa sẽ quan tâm đến việc cho con sức mạnh để tiếp tục phát triển hơn là cung cấp của cải vật chất. Bố mẹ trao cho trẻ đủ không gian vào thời điểm quan trọng của quá trình trưởng thành, để tự mình dũng cảm theo đuổi ước mơ, tạo dựng cuộc sống tương lai.
Khuyến khích trẻ tự lập, trao quyền và không gian để lựa chọn
Bố mẹ thường có thói quen lo liệu mọi việc cho con, từ việc ăn mặc, chọn trường, đến việc quyết định ngành học. Theo quan niệm giáo dục truyền thống, cuộc sống của trẻ thường được lên kế hoạch một cách chặt chẽ, với nhiều quy tắc và khuôn khổ được thiết lập sẵn. Chính những điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bị giới hạn, không có cơ hội để khám phá và phát triển bản thân theo cách riêng.
Việc bị “sắp xếp” lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng trẻ thiếu tự tin, thậm chí mất khả năng suy nghĩ và đưa ra quyết định độc lập. Trẻ lớn lên có xu hướng phụ thuộc vào sự chỉ đạo của người lớn, không dám thử nghiệm điều mới.
Trong xã hội hiện đại, nơi mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng, việc khuyến khích trẻ tự lập là rất quan trọng. Khi trẻ được phép lựa chọn, sẽ học cách thích ứng với những biến động của xã hội, phát triển khả năng tư duy độc lập. Khi đối mặt với thử thách, trẻ sẽ dần học được cách chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Vì vậy, hãy cố gắng để trẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập độc lập. Từ việc lựa chọn chuyên ngành, trường học yêu thích dựa trên sở thích cá nhân. Nhằm xây dựng sự tự tin, tự chủ và không gian để phát triển.
Tôn trọng và thấu hiểu cảm xúc của trẻ
Mỗi đứa trẻ là duy nhất, đặc biệt là khi bước vào giai đoạn tuổi thiếu niên. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển nhanh về mặt thể chất, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng mạnh mẽ.
Nếu bố mẹ luôn dùng những câu nói như “con còn quá nhỏ” hay “con chưa hiểu”, theo thời gian, trẻ sẽ cảm thấy ý kiến của mình không quan trọng. Điều này dần dần làm trẻ mất đi dũng khí và sự tự tin để thể hiện bản thân. Kết quả là, trẻ có thể trở nên nổi loạn, chán học, thậm chí rơi vào trạng thái chán nản.
Bố mẹ thường nỗ lực tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con, nhưng đồng thời, cần thấu hiểu và cảm thông với niềm vui, nỗi buồn của con. Việc hiểu biết về sở thích và đam mê sẽ giúp bố mẹ trở thành nguồn hỗ trợ vững chắc cho trẻ.
Tôn trọng và thấu hiểu cảm xúc của trẻ.
Khi trẻ tiến bộ, hãy ghi nhận và khuyến khích, khi gặp thất bại, hãy trao đi một cái ôm ấm áp, trở thành nơi trú ẩn an toàn. Hay khi trẻ cảm thấy lạc lõng, chia sẻ và lắng nghe suy nghĩ cũng quan trọng. Khi trẻ tức giận, hãy kiên nhẫn lắng nghe suy nghĩ bên trong, hướng dẫn từng bước giải phóng cảm xúc một cách lành mạnh.
Những hành động nhỏ này sẽ tạo ra không gian an toàn, nơi trẻ tự do khám phá bản thân mà không sợ bị phán xét.
Khi trẻ cảm nhận được sự tin tưởng và hỗ trợ từ bố mẹ, sẽ phát triển tốt hơn, trở thành người tự tin và có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Bố mẹ là người dẫn dắt, đồng hành, cùng trẻ vượt qua những thử thách của cuộc sống.
Trở thành hình mẫu, người hướng dẫn tốt trong cuộc sống của trẻ
Tolstoy đã nói: “Tất cả nền giáo dục, hay 99% nền giáo dục, đều bắt nguồn từ tấm gương, lối sống đúng đắn và cách cư xử hoàn hảo của bố mẹ.” Câu nói này nhấn mạnh rằng bố mẹ là người dạy dỗ, hình mẫu để trẻ noi theo. Những hành động và thái độ của cha mẹ có sức ảnh hưởng lớn đến cách trẻ nhìn nhận thế giới xung quanh và phát triển nhân cách của mình.
Chuyên gia giáo dục Makarenko cũng đã chỉ ra rằng: “Đừng nghĩ rằng bạn chỉ giáo dục trẻ em khi nói chuyện, dạy dỗ hoặc hướng dẫn. Trong mọi khoảnh khắc của cuộc đời, ngay cả khi bố mẹ không ở nhà cũng là đang giáo dục.” Điều này có nghĩa là mỗi hành động, quyết định hàng ngày của bố mẹ đều có thể trở thành bài học quý giá cho trẻ.
Có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, nhắc nhở các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc dạy dỗ đi kèm lời nói và việc làm. Bố mẹ chính là người thầy đầu tiên và là tấm gương trực tiếp cho trẻ.
Trở thành hình mẫu, người hướng dẫn tốt trong cuộc sống của trẻ.
Nếu muốn con cái chăm chỉ học tập, bố mẹ nên thể hiện thái độ tích cực trong cuộc sống và công việc. Nếu mong muốn trẻ học cách tôn trọng người khác, bố mẹ cũng nên thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi và quan tâm đến cảm xúc của con. Để trở thành người trung thực và đáng tin cậy, bố mẹ cũng nên kiên định trong lời nói và hành động của mình.
Trao cho trẻ quyền và không gian để lựa chọn, tôn trọng và thấu hiểu nhằm phát triển khả năng độc lập và tự tin. Những giá trị và bài bố mẹ truyền đạt qua cuộc sống hàng ngày sẽ là nền tảng vững chắc cho sự trưởng thành của con.
Bố mẹ nên nỗ lực trong 3 khía cạnh, nhằm mang lại sự hỗ trợ, đảm bảo trẻ có thể tự chăm sóc cho bản thân ngay cả lúc không có bố mẹ ở bên.
Bình luận