Chăm sóc sen đá ghi nhớ quy tắc “8 không”, cây luôn khỏe mạnh lá căng mọng không bị héo úa

Sen đá là loại cây cảnh hiện đang được nhiều người yêu thích trồng trong nhà, đặt trên bàn làm việc ở cơ quan, xí nghiệp. Nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản, thế nhưng việc chăm sóc sen đá là cả một nghệ thuật không phải ai cũng làm được.

Cây sen đá là tên gọi chung để chỉ về một nhóm thực vật thuộc họ Lá Bỏng (Crassulaceae). Đây là một loài cây vô cùng phổ biến trong giới cây cảnh ngày nay, nổi tiếng với sự dễ trồng và khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Sen đá vốn có nguồn gốc từ Nam Phi, thế nhưng hiện chúng đang được trồng và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, trong đó có nước ta.

Chăm sóc sen đá ghi nhớ quy tắc “8 không”, cây luôn khỏe mạnh lá căng mọng không bị héo úa - 1

Thường đối với các giống cây thuộc họ Lá Bỏng, chiều cao của chúng vô cùng khiêm tốn, trong khi phần thân có dạng hình trụ hoặc hình tròn, thường có màu xanh lá cây. Lá của sen đá thường khá dày thịt, có màu xanh bóng hoặc một số biến thể có các sắc thái màu khác nhau như màu đỏ, vàng hoặc màu bạc.

Sen đá không chỉ đa dạng về màu sắc và kích cỡ, chúng còn có tuổi thọ khá dài nếu như được chăm sóc đúng cách. Loài thực vật đẹp đẽ này ẩn chứa nhiều giá trị ý nghĩa về nhân sinh, rất hợp để cải thiện phong thủy cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc, những điều sau đây bạn nên tránh để giúp cây có thể sinh trưởng tốt và sống lâu.

1. Không để nước đọng trên cây

Thực tế trong quá trình tưới nước cho sen đá, nhiều người thường dùng bình tưới phun sương để tưới cho sen đá. Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi nếu nước đọng trên lá cây rất dễ khiến lá sen đá bị úng, thối và không thể phát triển. Do đó chỉ nên tưới trực tiếp vào đất trồng để rễ cây hút nước.

Chăm sóc sen đá ghi nhớ quy tắc “8 không”, cây luôn khỏe mạnh lá căng mọng không bị héo úa - 2

2. Không trồng ở nơi nhiều ánh sáng mạnh

Sen đá vẫn cần ánh sáng mặt trời để quang hợp giúp xanh tốt hơn. Tuy nhiên bạn không nên đặt chúng dưới ánh nắng cả ngày, điều này sẽ khiến sen đá nhanh bị khô héo và chết cây. Tốt nhất hãy cho cây tắm nắng từ 2-3 tiếng mỗi ngày vào buổi sáng, sau đó đặt vào trong phòng để duy trì độ ẩm cho cây.

3. Không tưới quá ít nước

Sen đá không phải là loại cây quá ưa nước, thế nhưng chúng cũng không phải là cây có thể chịu hạn được. Do đó hãy tưới nước vừa đủ để cây có thể sinh trưởng tốt nhất. Tránh tưới nước quá ít có thể khiến cây khô héo, còn tưới quá nhiều có thể làm trôi hết khoáng chất có lợi trong đất.

Chăm sóc sen đá ghi nhớ quy tắc “8 không”, cây luôn khỏe mạnh lá căng mọng không bị héo úa - 3

4. Không bón quá nhiều phân

Sen đá thực tế không cần nhiều dinh dưỡng từ đất trồng, cho nên việc bón phân cho cây không mang lại nhiều ý nghĩa. Chỉ cần đất trồng sen đá có đủ dinh dưỡng cơ bản là đá quá đủ để cây có thể sinh trưởng được rồi. Việc bón quá nhiều phân có thể gây tác dụng ngược, khiến sen đá bị thừa khoáng, dễ bị ngộ độc, chết cây.

5. Không chọn sai chậu khi trồng

Nhiều người nghĩ rằng sen đá trồng đơn giản nên đặt nó trong loại chậu nào cũng được. Tuy nhiên nếu lựa chọn sai loại chậu hoàn toàn có thể khiến sen đá không phát triển được như mong muốn. Tốt nhất bạn chỉ nên lựa chọn loại chậu có lỗ thoát nước phía dưới, chậu làm bằng đất nung là lựa chọn hàng đầu, thích hợp cho cả sen đá, xương rồng với nhiều loại thực vật khác tương tự. Tránh trồng sen đá trong những chậu kín, không có khả năng thoát nước tốt.

Chăm sóc sen đá ghi nhớ quy tắc “8 không”, cây luôn khỏe mạnh lá căng mọng không bị héo úa - 4

6. Không trồng tại những nơi chật chội

Hãy để sen đá có đủ không gian để phát triển. Tránh trồng chúng quá gần nhau, vì điều này có thể làm hạn chế sự phát triển của cây. Ngoài ra việc trồng quá sát nhau, chật chội có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất trồng.

7. Không trồng trong chậu quá lớn

Sen đá chỉ cần trồng trong những chậu có kích thước nhỏ gọn vừa đủ với kích cỡ của cây, không nên trồng chúng trong những chậu quá lớn. Bởi lẽ chậu càng lớn thì càng có nhiều đất, như vậy lượng nước mà chậu cây sẽ giữ lại khá nhiều, ảnh hưởng đến thời gian thoát nước, làm sen đá có nguy cơ bị ngập úng và chết cây nhanh chóng.

Chăm sóc sen đá ghi nhớ quy tắc “8 không”, cây luôn khỏe mạnh lá căng mọng không bị héo úa - 5

8. Không tưới nước khi mới thay chậu

Nhiều người có thói quen tưới nước ngay lập tức khi vừa mới thay chậu cho sen đá. Điều này có thể khiến sen đá chưa kịp thích nghi với chậu cây mới, làm gia tăng nguy cơ ngập úng trong rễ. Tốt nhất sau khi thay chậu, hãy để cho cây được nghỉ ngơi trong khoảng 1-2 ngày rồi mới tiến hành tưới nước như bình thường.

LONG NGUYỄN

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy