"Cho con chơi thêm 5 phút nữa": Hai kiểu trả lời của mẹ sẽ khiến con sống 2 cuộc đời khác biệt trong tương lai

Chuyên gia tâm lý khuyên rằng, người mẹ nên tử tế với nhu cầu của con mình, có thái độ dễ chấp nhận hơn.

Trong giáo dục gia đình, bố mẹ thường rơi vào tình thế khó xử, phải từ chối và thỏa hiệp khi phải đối mặt với nhiều yêu cầu khác nhau của trẻ. Đặc biệt khi trẻ nói: “Mẹ ơi, con muốn chơi thêm 5 phút nữa”, câu trả lời của bố mẹ thường ảnh hưởng sự phát triển tâm lý và quỹ đạo cuộc sống sau này của trẻ.

"Cho con chơi thêm 5 phút nữa": Hai kiểu trả lời của mẹ sẽ khiến con sống 2 cuộc đời khác biệt trong tương lai - 1

Câu trả lời của người mẹ từ chối

Tác động tâm lý của việc bị từ chối

Một số bà mẹ chọn thái độ từ chối mạnh mẽ, thẳng thắn nói: “Không được. Kiểu từ chối này có thể gây ra hàng loạt ảnh hưởng tâm lý cho trẻ.

Các nhà tâm lý chỉ ra rằng việc thường xuyên từ chối trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy bị áp bức và hình thành tâm lý nổi loạn. Trẻ có thể trở nên bướng bỉnh và bực bội hơn vì bị tước đoạt thứ mình muốn.

"Cho con chơi thêm 5 phút nữa": Hai kiểu trả lời của mẹ sẽ khiến con sống 2 cuộc đời khác biệt trong tương lai - 2

Các nhà tâm lý chỉ ra rằng việc thường xuyên từ chối trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy bị áp bức.

Thiếu sự tôn trọng và thấu hiểu

Câu trả lời từ chối của mẹ có thể khiến trẻ cảm thấy nhu cầu của mình không được tôn trọng và thấu hiểu, dẫn đến tâm lý bất an. Kết quả là trẻ có thể trở nên khép kín trong môi trường gia đình và không dám bày tỏ suy nghĩ thật của mình.

Dần dần phát triển sự nhạy cảm từ chối

Những đứa trẻ thường xuyên bị từ chối có thể phát triển tính nhạy cảm khi bị từ chối, hay các phản ứng cảm xúc và hành vi quá mức trước sự từ chối của người khác. Sự nhạy cảm bị từ chối này có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ và sự tự nhận thức khi trưởng thành.

Khi những bà mẹ hay từ chối giải quyết tình huống thường bỏ qua nhu cầu tình cảm và nội tâm của con mình, bởi quá chú trọng đến việc từ chối nghiêm khắc. Có một số vấn đề với phương pháp giáo dục này:

- Những bà mẹ từ chối có xu hướng phớt lờ cảm xúc của con và chỉ tập trung vào lập trường của bản thân. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ bỏ bê cảm xúc, ảnh hưởng đến khả năng quản lý và thể hiện cảm xúc của trẻ.

- Người mẹ có xu hướng bỏ qua những nhu cầu thực sự bên trong của con, chỉ nhìn thấy những yêu cầu hời hợt. Phương pháp giáo dục này không thể hướng dẫn trẻ hiểu rõ hơn về nhu cầu và cảm xúc bên trong của chính mình.

- Sự từ chối mạnh mẽ có thể dễ dàng khơi dậy tâm lý nổi loạn, khiến trẻ có những phương pháp cực đoan hơn trong việc theo đuổi nhu cầu của bản thân, ảnh hưởng đến sự hòa thuận trong gia đình.

"Cho con chơi thêm 5 phút nữa": Hai kiểu trả lời của mẹ sẽ khiến con sống 2 cuộc đời khác biệt trong tương lai - 3

Trẻ cũng dễ hình thành tâm lý nổi loạn.

"Cho con chơi thêm 5 phút nữa": Hai kiểu trả lời của mẹ sẽ khiến con sống 2 cuộc đời khác biệt trong tương lai - 4

Câu trả lời của người mẹ chấp nhận

Tác động tâm lý của sự chấp nhận

Những bà mẹ khác chọn cách trả lời dễ chấp nhận hơn: "Mẹ hiểu con muốn chơi thêm, nhưng..." Câu trả lời này có thể có tác động tâm lý tích cực hơn. Câu trả lời chấp nhận của người mẹ sẽ làm giảm khả năng phòng thủ, khiến trẻ cảm thấy rằng nhu cầu của mình được công nhận và tôn trọng. Điều này giúp gia đình sống hòa thuận hơn.

Trong trường hợp buộc phải từ chối, người mẹ EQ cao sẽ làm thế nào?

Trong trường hợp mẹ bắt buộc phải từ chối yêu cầu của trẻ, có một số cách và nguyên tắc mà mẹ có thể áp dụng để xử lý tình huống một cách nhẹ nhàng hơn.

- Hãy lắng nghe và hiểu cảm xúc của trẻ. Thể hiện sự đồng cảm và cho trẻ biết rằng mẹ hiểu và quan tâm đến những gì trẻ muốn. Điều này giúp trẻ cảm thấy được chấp nhận và tôn trọng.

- Giải thích cho trẻ hiểu lý do tại sao mẹ phải từ chối yêu cầu, chú ý sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và phù hợp với độ tuổi, để truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng.

- Thay vì từ chối hoàn toàn yêu cầu, hãy đề xuất cho trẻ một lựa chọn khác mà mẹ cảm thấy phù hợp và an toàn. Điều này giúp trẻ cảm thấy có quyền lựa chọn và kiểm soát một phần trong tình huống đó.

- Dù mẹ từ chối yêu cầu, hãy luôn thể hiện tình yêu và sự quan tâm đối với trẻ. Gương mặt, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của mẹ có thể truyền đạt tình yêu thương và sự an ủi con.

"Cho con chơi thêm 5 phút nữa": Hai kiểu trả lời của mẹ sẽ khiến con sống 2 cuộc đời khác biệt trong tương lai - 5

Câu trả lời chấp nhận của người mẹ khiến trẻ cảm thấy rằng nhu cầu của mình được công nhận và tôn trọng.

"Cho con chơi thêm 5 phút nữa": Hai kiểu trả lời của mẹ sẽ khiến con sống 2 cuộc đời khác biệt trong tương lai - 6

Từ chối và chấp nhận tạo ra hai quỹ đạo cuộc đời

Quỹ đạo cuộc sống gây ra bởi phong cách từ chối

Những đứa trẻ bị từ chối có thể lớn lên với tâm lý “Mình không đủ tốt, mình không xứng đáng”. Trạng thái tâm lý này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân, lòng tự trọng và khả năng ra quyết định của trẻ.

Trẻ có thể dễ bị căng thẳng, lo lắng hơn và gặp khó khăn trong việc tìm ra con người thật của mình.

Quỹ đạo cuộc sống do sự chấp nhận mang lại

Những đứa trẻ được chấp nhận cảm thấy được tôn trọng, có nhiều khả năng phát triển nhận thức tích cực về bản thân. Trẻ có thể trở nên tự tin hơn khi trưởng thành, sẵn sàng bày tỏ nhu cầu của mình và khả năng giao tiếp tốt hơn với người khác. Quỹ đạo sống tích cực này giúp trẻ thích nghi tốt hơn với xã hội và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.

Có thể thấy, câu trả lời của người mẹ dẫn đến hai quỹ đạo cuộc đời khác nhau. Chuyên gia tâm lý khuyên rằng, người mẹ nên tử tế với nhu cầu của con mình, có thái độ dễ chấp nhận hơn, hướng dẫn con hình thành những phẩm chất và giá trị tâm lý tích cực. Bầu không khí gia đình như vậy sẽ giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh và tự tin hơn.

"Cho con chơi thêm 5 phút nữa": Hai kiểu trả lời của mẹ sẽ khiến con sống 2 cuộc đời khác biệt trong tương lai - 7

Người mẹ nên tử tế với nhu cầu của con, có thái độ dễ chấp nhận hơn.

"Cho con chơi thêm 5 phút nữa": Hai kiểu trả lời của mẹ sẽ khiến con sống 2 cuộc đời khác biệt trong tương lai - 8

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất