Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ"

Hoa hậu Dương Mỹ Linh cũng tấm tắc khen nữ diễn viên VTV: "Em khéo tay quá Hương ơi".

Diễn viên Hoa hồng trên ngực trái Diệu Hương đã nhiều lần khoe những mâm cỗ rất chỉn chu của gia đình mình. Mới đây, vào ngày giỗ bà, cô chia sẻ cỗ cúng ở Mỹ vô cùng đầy đủ. Nữ diễn viên VTV tâm sự: "Năm thứ 13 con về làm dâu và cùng gia đình mình làm giỗ bà. Bố mẹ con kể: Bà thương con thương cháu lắm, tiếc là bà mất sớm, bà mất ngày mùng 10 tháng 10, giỗ ông bà luôn là dịp để con cháu sum họp, quây quần con ạ.

Sang Mỹ, gia đình con vẫn giữ lễ, ngày này chúng con luôn chuẩn bị chu toàn, thành kính và anh chị em đều có mặt đầy đủ. Mỗi lần có giỗ, khu bếp dù bận rộn, dù có chút ồn ào mà vui lắm, người nấu người bày, người nói, người cười - bầu không khí của gia đình sum họp. Bố con luôn đứng 1 góc và chụp lại không khí ấy- không khí ấm cúng ngày giỗ bà!"

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 1

Diệu Hương quê Nam Định trở thành nàng dâu của gia đình phố cổ Hà Nội. Cô học được nhiều điều từ lễ nghi đến cách nấu nướng của gia đình chồng.

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 2

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 3

Giờ đây, nữ diễn viên VTV là người mẹ, người vợ đảm đang. Mỗi lần nhà có cỗ, cô không nề hà làm nên những món ăn không chỉ ngon mà còn đẹp mắt.

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 4

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 5

Sang Mỹ, gia đình Diệu Hương vẫn luôn giữ phong tục tập quán, cùng nhau quây quần làm cỗ mỗi khi giỗ người thân hay lễ Tết.

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 6

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 7

Mâm cỗ giỗ bà của gia đình Diệu Hương gồm cả cỗ chay và cỗ mặn. Ai cũng khen cỗ cúng rất đầy đủ, chỉn chu, mang đậm văn hóa Việt giữa xứ người.

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 8

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 9

Từng món ăn đều cho thấy sự cầu kỳ từ nguyên liệu đến cách bài trí. Hoa hậu Dương Mỹ Linh cũng tấm tắc khen: "Em khéo tay quá Hương ơi".

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 10

 Nhiều người để lại bình luận: "Mâm cỗ xuất sắc luôn em Hương ơi", "Vừa xinh lại vừa đảm, đảm đang hết phần của các chị em khác rồi", "Con dâu mẹ Nguyệt bố Thuận giỏi quá", "Luôn thích sự ấm áp từ gia đình em"...

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 11

Nhận được nhận xét là dâu đảm, diễn viên Diệu Hương luôn cho biết: "Bố mẹ và anh nhà em cùng làm với em ạ". Trong hình là lẩu tôm bầu lần đầu cô thực hiện.

Diệu Hương khoe mâm cỗ xuất sắc ở Mỹ, hồi mới làm dâu "toàn lên cơn sốt mỗi lần nhà có cỗ" - 12

Cô còn dí dỏm kể: "Ui vẫn nhớ những ngày đầu về làm dâu, cứ nhà có cỗ là em tự lên cơn sốt, xong xuôi, cả nhà dọn dẹp tinh tươm hết là tự khắc em khỏi liền kaka. Giờ hết sốt rồi ạ".

Xem clip gia đình Diệu Hương gói bánh chưng ở Mỹ vào dịp Tết.

Tham khảo cách luộc gà cúng ngon và bày gà có ý nghĩa:

Cách chọn gà trống ngon

Gà trống cúng ngon và đẹp mắt nhất vẫn gà là trống tơ. Vì thế, khi đi mua, bạn nên chọn những con mào đỏ tươi, nhú đều nhau, chân vàng, lông mượt là gà khỏe, ức đầy. Bấm nhẹ phía dưới ức thấy xương mềm; vạch nhẹ lông ra thấy da ấm, mềm, mỏng là gà ngon, đạt tiêu chuẩn.

Lưu ý, không chọn những con mào tím tái, mắt lờ đờ, chân lạnh, ủ rũ, dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới, chảy nước dãi, hậu môn to, phân trắng loãng… Đó là gà bị ốm, có bệnh.

Cách luộc gà cúng ngon, đẹp 

Gà để cúng đẹp nhất vẫn là gà mổ moi để phần bụng của gà được nguyên vẹn. Khi tạo dáng cho gà cũng nên để cánh vểnh lên gọi là gà luộc cánh tiên. Để làm được điều này, khi làm, bạn nên bẻ gập 2 chân gà vào sát phía đùi gà. Sau đó dùng chỉ buộc cố định 2 chân gà lại. 

Dựng đứng cổ gà và nghiêng về phía mình gà, sau đó đan chéo 2 cánh vào nhau rồi dùng 1 đoạn dây nhỏ để cố định. Bẻ khớp nhỏ của cánh gà cho nó vểnh sang hai bên.

Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), đun lửa tới sôi lăn tăn (không sôi sùng sục) thì hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7- 8 phút.

Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập dập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (5 phút nếu là gà non để cúng, 10 phút với gà luộc để ăn). Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút (để kiểm tra xem gà chín chưa có thể dùng đầu đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín).

Muốn da gà giòn, khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh, khi nguội hẳn thì vớt ra, để ráo. Tùy vào gà to hay nhỏ bạn có thể tăng hoặc giảm thời gian luộc sao cho phù hợp.

Giã nát củ nghệ rồi vắt lấy nước trộn mỡ gà đã rán vàng. Khi thấy gà đã ráo nước thì quét một lớp hỗn hợp này dàn đều lên phần da gà khi đã ráo nước. Đảm bảo gà luộc sẽ trông thật bóng bẩy và căng mượt nhìn thật hấp dẫn.

Sau đó tháo dây buộc gà, bày ra đĩa, mỏ gà cài bông hoa hồng đỏ rực (hoặc hoa tỉa từ củ hành lá xanh cũng đẹp mắt), tiết, lòng gà nhét lại vào bụng gà.

ANNE

Tin liên quan

Tin mới nhất

Mái trường cấp 3 Ngô Quyền sơ tán thời chống mỹ qua hồi ức của các cựu học sinh

Mái trường cấp 3 Ngô Quyền sơ tán thời chống mỹ qua hồi ức của các cựu học sinh

Nếu ví von một chút thì trường THPT Ngô Quyền như một con sông lớn trong hệ thống dòng chảy của ngành GD&ĐT Hải Phòng. Tuy nhiên con sông ấy có những khúc quanh co bị chìm khuất trong mạch chảy vốn hào hùng của nó khi mà những chặng chảy chìm khuất ấy lại thực sự để lại những ấn tượng không thể nào quên. Bởi khúc sông tưởng như bị lớp bụi thời che phủ ấy vẫn rì rầm trong mạch ch

Chuyện làng Văn nghệ: “Hạt gạo làng ta” trong mắt các chuyên gia nông nghiệp

Chuyện làng Văn nghệ: “Hạt gạo làng ta” trong mắt các chuyên gia nông nghiệp

Cách đây không lâu, tôi có gọi điện cho nhà thơ Trần Đăng Khoa thông báo: Bài thơ “Hạt gạo làng ta” của anh được nhiều chuyên gia nông nghiệp yêu thích, có người còn trích nhiều đoạn thơ đưa vào bài giảng về nông nghiệp hữu cơ. Nhà thơ cười: Gần đây, tôi nghe nói nhiều về sản xuất nông nghiệp hữu cơ để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, góp phần bảo vệ môi trường. Các ch