Đứa trẻ có 4 hành vi này, có nghĩa bố mẹ dạy con quá "ngây thơ", lớn lên dễ bị bắt nạt

Một số biểu hiện tính cách cho thấy đứa trẻ quá hiền lành, dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt, bố mẹ nên điều chỉnh.

Nhiều phụ huynh với quan niệm nuôi dạy con hiền lành, ngoan ngoãn. Điều này là đúng, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Đặc biệt, khi trẻ trưởng thành và bước ra ngoài với cuộc sống độc lập riêng, việc luôn giữ thái độ "hiền lành" trong mọi hoàn cảnh có thể gây ra những khó khăn trong việc thích nghi.

Xã hội ngày nay đầy rẫy những thử thách và cạm bẫy mà trẻ có thể phải đối mặt. Trong môi trường học tập và làm việc, trẻ sẽ gặp rất nhiều người với tính cách và động cơ khác nhau. Nếu trẻ chỉ biết cách giữ im lặng, nhường nhịn mà không thể tự bảo vệ bản thân, có thể trở thành mục tiêu của những hành vi xấu, như bắt nạt hay lạm dụng. 

Trẻ không nên có ý định làm hại người khác, nhưng cũng cần phải biết cách cảnh giác và tự bảo vệ mình. Điều này không có nghĩa là khuyến khích trẻ trở nên hung hăng, mà là phát triển sự tự tin và khả năng phòng vệ. 

Vì vậy, theo góc nhìn từ các chuyên gia, bố mẹ không nên nuôi dạy con quá đơn giản, ngây thơ và quá hiền lành. Thay vào đó, hãy giúp trẻ hiểu rằng trong cuộc sống, sự kiên nhẫn và lòng tốt cần phải đi đôi với sự khôn ngoan và cảnh giác.

Hãy khuyến khích trẻ phát triển những phẩm chất như lòng nhân ái, nhưng đồng thời cũng đứng vững trước những thử thách và khó khăn.

Đứa trẻ có 4 hành vi này, có nghĩa bố mẹ dạy con quá "ngây thơ", lớn lên dễ bị bắt nạt - 1

Đứa trẻ có 4 hành vi này, có nghĩa bố mẹ dạy con quá "ngây thơ", lớn lên dễ bị bắt nạt - 2

4 biểu hiện tính cách cho thấy đứa trẻ quá hiền lành, dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt 

Dễ vào những gì người khác nói

Trẻ dễ tin vào những gì người khác nói và không nghi ngờ tính xác thực. 

Hơn nữa, trẻ rất quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình và thường bị tổn thương sâu sắc bởi những lời nhận xét vô tình, bắt đầu nghi ngờ bản thân.

Đây là biểu hiện nổi bật của tâm trí đơn giản ở trẻ nhỏ. Bởi bên trong trẻ thường thiếu khả năng suy nghĩ và phán đoán độc lập. 

Đứa trẻ có 4 hành vi này, có nghĩa bố mẹ dạy con quá "ngây thơ", lớn lên dễ bị bắt nạt - 3

Trẻ dễ tin vào những gì người khác nói và không nghi ngờ tính xác thực.

Quá nhiệt tình và bỏ qua khả năng của chính mình

Biết giúp đỡ là một đức tính tốt, nhưng một số trẻ quá nhiệt tình và không nghĩ đến hoàn cảnh thực tế. Trẻ đồng ý với yêu cầu của người khác bất kể có làm được hay không, thậm chí còn gây tổn hại đến lợi ích của chính mình vì điều này. 

Đối với trẻ, chỉ cần có người đưa ra yêu cầu, phải cố gắng hết sức để thỏa mãn. Tuy nhiên, việc không biết đặt ra ranh giới có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực và căng thẳng.

Khi trẻ luôn cảm thấy mình phải làm hài lòng người khác, có thể bỏ qua nhu cầu và mong muốn của bản thân. Dẫn đến tình trạng kiệt sức, lo âu khi trẻ không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu.

Đứa trẻ có 4 hành vi này, có nghĩa bố mẹ dạy con quá "ngây thơ", lớn lên dễ bị bắt nạt - 4

Một số trẻ quá nhiệt tình và không nghĩ đến hoàn cảnh thực tế.

Có bạn bè nhưng ít ai trong số đó chân thành

Một số trẻ dễ kết bạn. Chỉ gặp nhau một hoặc hai lần, có thể trở thành bạn thân và cởi mở với nhau. Việc kết bạn là một phần quan trọng trong quá trình phát triển xã hội, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra ai là người bạn thực sự tốt.

Khi kết bạn, nếu trẻ không quan tâm đến tính cách, bị cuốn hút bởi những đặc điểm bên ngoài như vẻ bề ngoài, cách ăn mặc hoặc chỉ đơn giản là vì cùng sở thích nhất thời. Tuy nhiên, tính cách và giá trị đạo đức mới là những yếu tố cốt lõi quyết định mối quan hệ bền vững.

Nếu trẻ không chú trọng đến sự an toàn và đáng tin cậy của bạn bè, có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của những người có ý đồ xấu, bị bắt nạt, bị lợi dụng trong các tình huống không an toàn.

Một trong những vấn đề lớn mà trẻ gặp phải là dễ dàng tiết lộ thông tin riêng tư cho bạn bè mới quen. Những thông tin như địa chỉ nhà, số điện thoại hay thậm chí là bí mật nhỏ cũng có thể bị lợi dụng bởi những người bạn không đáng tin cậy. 

Đứa trẻ có 4 hành vi này, có nghĩa bố mẹ dạy con quá "ngây thơ", lớn lên dễ bị bắt nạt - 5

Trẻ không nên vội tiết lộ thông tin cá nhân với những người bạn mới quen.

Cảm xúc dễ bị bộc lộ và bị người khác thao túng

Trẻ không biết kiểm soát được cảm xúc của mình. Niềm vui, sự tức giận, nỗi buồn... đều hiện rõ trên khuôn mặt.

Theo cách này, những người có động cơ thầm kín sẽ dễ dàng lợi dụng điểm yếu về mặt cảm xúc. Ví dụ, trẻ có thể bị người khác lừa làm những việc trái với ý muốn, hoặc gây tổn hại đến lợi ích.

Nếu trẻ biểu hiện bất kỳ hành vi quá hiền lành như trên, bố mẹ nên hướng dẫn và dạy con học một số quy tắc sinh tồn trong xã hội ngay từ sớm.

Đứa trẻ có 4 hành vi này, có nghĩa bố mẹ dạy con quá "ngây thơ", lớn lên dễ bị bắt nạt - 6

Làm thế nào giúp trẻ thoát khỏi sự “ngây thơ” và thích nghi với xã hội tương lai?

Đặt ra giới hạn cho con và nuôi dưỡng tâm trí mạnh mẽ

Lòng tốt phải có giới hạn. Việc quá tử tế sẽ dễ bị người khác lợi dụng.

Bố mẹ nên giúp con thiết lập những giá trị đúng đắn, biết điều gì nên làm và không nên làm.

Hãy dạy trẻ em cách dũng cảm nói "không" với một số hành vi không phù hợp, nhằm giúp trẻ tránh bị bắt nạt trong xã hội và trở nên mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, trẻ hiểu rõ bản thân và không phủ nhận chính mình chỉ vì vài lời của người khác.

Đứa trẻ có 4 hành vi này, có nghĩa bố mẹ dạy con quá "ngây thơ", lớn lên dễ bị bắt nạt - 7

Đặt ra giới hạn cho con và nuôi dưỡng tâm trí mạnh mẽ.

Dạy trẻ các nguyên tắc và kỹ năng giao tiếp 

Trẻ cần học cách giao tiếp với người khác, nhưng cũng không nên quá vô tư. Đặc biệt khi giao tiếp với những người không phải là thành viên gia đình, trẻ cần biết điều gì nên và không nên nói.

Hãy dạy trẻ sử dụng "thuyết vòng tròn đồng tâm" để phân chia ranh giới:

Ví dụ, trong vòng tròn cốt lõi (gia đình), mọi bí mật đều có thể được chia sẻ.

Trong vòng tròn quen biết (bạn bè lâu năm), những vấn đề hàng ngày của cuộc sống được chia sẻ, nhưng những thông tin nhạy cảm như tài chính gia đình và kế hoạch tương lai nên hạn chế. 

Trong nhóm người lạ, chỉ những "chủ đề an toàn" (sở thích và thú vui) được thảo luận, nhưng địa chỉ, số điện thoại, số thẻ ngân hàng,... không nên tiết lộ.

Ngoài ra, bố mẹ hướng dẫn trẻ nói nhiều hơn về những chủ đề tích cực và tràn đầy năng lượng, điều này bảo vệ sự riêng tư, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp.

Trau dồi khả năng quản lý cảm xúc cao hơn cho trẻ 

Thực tế, những người trưởng thành không dễ biểu cảm xúc trên khuôn mặt. Tất nhiên, điều này không dễ thực hiện, nhưng đây là mục tiêu bố mẹ nên rèn luyện cho con.

Khi trẻ gặp chuyện vui hay buồn, hướng dẫn trẻ thể hiện một cách hợp lý thay vì trút giận không kiềm chế.

Đứa trẻ có 4 hành vi này, có nghĩa bố mẹ dạy con quá "ngây thơ", lớn lên dễ bị bắt nạt - 8

Dạy trẻ cách bộc lộ cảm xúc phù hợp.

Ví dụ, bằng cách điều chỉnh cảm xúc thông qua việc viết nhật ký, tập thể dục, trò chuyện..., trẻ có thể trở thành người ổn định về mặt cảm xúc và giảm nguy cơ bị tổn thương.

Dạy trẻ em phương pháp quản lý cảm xúc ba bước: Xác định cảm xúc, trì hoãn phản ứng và ghi nhớ có chọn lọc. Bằng cách này, trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn, có mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân và không cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ba nguyên tắc cơ bản này, bố mẹ cũng nên thường xuyên cho trẻ xem tin tức, phim ảnh, tranh... về giáo dục kỹ năng sống. 

Nhà văn Mai Jia từng nói: "Cuộc sống giống như biển, núi và sông, không gì hơn thế." Bố mrj không muốn trẻ mất đi sự dịu dàng vì thế gian, nhưng cần dạy trẻ cách bọc sự dịu dàng của mình trong một “lớp vỏ bảo vệ”. Đây không phải là sự tinh tế mà là sự khôn ngoan để sinh tồn trong xã hội có nhiều thay đổi nhanh chóng.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Mỹ thuật đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng – góc nhìn từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Mỹ thuật đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng – góc nhìn từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Mỹ thuật đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng có vai trò quan trọng trong tái hiện lịch sử, tôn vinh truyền thống đấu tranh của dân tộc và giáo dục lòng yêu nước. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ lưu giữ những tác phẩm có giá trị, mà còn góp phần thúc đẩy sáng tác thông qua các hoạt động triển lãm, sưu tầm và vận động nghệ thuật. Tuy nhiên, hoạt động sáng

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” với Nhà hát Múa Rối Thăng Long

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” với Nhà hát Múa Rối Thăng Long

Kịch bản sân khấu (kịch nói) Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong số những vở kịch đặc sắc nhất của nhà viết kịch được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật Lưu Quang Vũ đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước... đặc biệt kịch bản này hầu như đã được chuyển thể sang nhiều chủng loại sân khấu và được công diễn như tuồng, chèo, cải lương, b

Khi nào nên nâng cấp smartphone?

Khi nào nên nâng cấp smartphone?

Việc mua một smartphone mới thường đi kèm với việc tìm kiếm những giao dịch tốt nhất và kiểm tra các thông số kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân.