Điều trẻ mong đợi nhất không phải là gia đình giàu có hay điểm số cao, mà là nghe bố mẹ nói 4 câu
Với các bước giao tiếp phù hợp, trẻ có thể nhìn nhận hành vi một cách lý trí và khách quan, sẽ sẵn lòng lắng nghe.
Trẻ đến độ tuổi nhận thức phát triển sẽ thường phản bác lại lời bố mẹ. Trên thực tế, đôi khi, việc trẻ cãi lại có thể là do phản ứng tự nhiên của não.
Khi đối mặt với những lời phàn nàn, bộ não sẽ có 3 phản ứng: Tấn công, chạy trốn và phòng thủ.
Vì vậy, khi đổ lỗi cho con, phụ huynh vô thức phản ứng: Cãi lại (tấn công), nhìn đi chỗ khác và mất tập trung (trốn thoát), tự vệ (phòng thủ).
Nhưng bất kể đứa trẻ phản ứng thế nào thì về cơ bản vẫn không nghe những gì bố mẹ nói. Nói cách khác, dù bố mẹ cố gắng thuyết phục trẻ đến đâu thì cũng không hiệu quả. Thậm chí có thể gây ra những tác động tiêu cực và xung đột.
Vậy khi trẻ cãi lại, bố mẹ có thể giao tiếp tích cực, kết hợp 4 yếu tố: Quan sát, cảm giác, nhu cầu và trạng thái.
Kết hợp 4 yếu tố này thực sự tạo thành 4 câu quan trọng, giúp trẻ điều tiết cảm xúc, học cách lắng nghe và ngoan vâng lời.
"Mẹ đã thấy..."
Ví dụ, khi trẻ xem TV, đôi khi bố mẹ nổi giận và nói, "Con lúc nào cũng xem TV" hoặc "Con chỉ xem TV mà không chịu không làm bài tập về nhà".
Những từ như "luôn luôn" và "mỗi lần" quá chung chung và về cơ bản chứa đựng những bình luận chủ quan. Khi trẻ nghe những lời này, biết rằng bố mẹ không hài lòng và đang phàn nàn mình.
Vì vậy, trẻ sẽ cố gắng suy nghĩ về lý do tại sao mình không xem TV, sau đó đưa ra ví dụ để bác bỏ bạn và tự vệ. Điều này dẫn đến cuộc tranh cãi không cần thiết, nơi trẻ cảm thấy phải bảo vệ bản thân và lý do của mình, thay vì thực sự lắng nghe và hiểu mối quan tâm của bố mẹ.
Vì vậy, nhìn chung, những từ ngữ chung chung và mang tính chỉ trích như vậy không có tác dụng tốt với trẻ.
Điều bố mẹ nên làm là thể hiện là sự quan sát.
Ví dụ, mô tả sự việc mà bố mẹ quan sát được "Mẹ đã thấy con xem liền 10 tập phim"
Đây là một sự thật đã xảy ra, trung lập và không có bình luận, và đứa trẻ sẽ chấp nhận và thừa nhận những lời như vậy.
Cách tiếp cận này giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, mở ra cơ hội cho cuộc đối thoại tích cực. Khi trẻ cảm thấy không bị chỉ trích, sẽ dễ dàng hơn trong việc thảo luận về lý do tại sao mình xem TV nhiều, đồng thời cùng bố mẹ tìm ra những giải pháp hợp lý. Bố mẹ có thể hỏi thêm "Con nghĩ sao về thời gian xem TV của mình?" hoặc "Chúng ta có thể làm gì để con vừa có thời gian học tập vừa có thời gian giải trí?"
"Mẹ cảm thấy..."
Mẹ cảm thấy thế nào khi trẻ xem nhiều tập phim liên tiếp? Sợ hãi, lo lắng, tức giận hay buồn bã?
Mẹ có thể nói, "Mẹ cảm thấy hơi lo là con sẽ không thể hoàn thành bài tập về nhà." Cách diễn đạt này thể hiện sự quan tâm, mở ra một cơ hội cho trẻ hiểu được cảm xúc của mẹ.
Trẻ em có nhiều khả năng chấp nhận việc bạn bộc lộ cảm xúc của mình hơn là đổ lỗi bằng những lời chỉ trích như "Tại sao con lại lười biếng, vô ý thức và thiếu hiểu biết đến vậy?" Những lời chỉ trích thường khiến trẻ cảm thấy bị tấn công, và có thể phản ứng bằng cách phòng thủ hoặc từ chối tiếp thu ý kiến. Ngược lại, khi mẹ chia sẻ cảm xúc cá nhân, trẻ sẽ cảm thấy được kết nối, từ đó dễ dàng mở lòng hơn.
Hơn nữa, trẻ sẽ nghĩ về hành vi của chính mình và trách nhiệm phải gánh chịu dựa trên cảm xúc của bố mẹ, điều này có thể kích thích nhận thức về bản thân và tinh thần trách nhiệm của trẻ.
Sau khi chia sẻ cảm xúc, mẹ có thể hỏi trẻ: "Con nghĩ sao về việc này? Có cách nào để con vừa xem TV mà vẫn hoàn thành bài tập không?" Nhằm khuyến khích trẻ suy nghĩ và đưa ra giải pháp, đồng thời trẻ cảm thấy có quyền kiểm soát cuộc sống của mình.
"Mẹ cảm thấy như vậy bởi vì…"
Tiếp theo, hãy nêu lý do tại sao mẹ cảm thấy như vậy và nhu cầu là gì?
Mẹ có thể nói “Mẹ lo lắng vì khi vội vàng làm bài tập về nhà, con có thể không cẩn thận và không thể tiếp thu tốt kiến thức trong sách giáo khoa. Mẹ hy vọng con hoàn thành việc học trước, sau đó thư giãn và vui chơi".
Một chuyên gia tâm lý khuyên rằng, bố mẹ hãy trung thực về lý do có cảm xúc và bày tỏ nhu cầu của mình. Hãy để trẻ thực sự hiểu qua lời nói, rằng bố mẹ đang làm điều này vì lợi ích của chính con, thay vì hét vào mặt và nói rằng "Bố/mẹ làm điều này vì lợi ích của con".
Bằng cách này, trẻ sẽ dễ tiếp thu hơn và sẵn sàng thay đổi.
"Con có thể làm được điều này không?"
Cuối cùng, hãy đưa ra lời gợi ý "Con có sẵn sàng hạn chế thời gian xem TV mỗi ngày và hoàn thành bài tập sớm không?"
Với 4 bước giao tiếp này, trẻ sẽ có thể nhìn nhận hành vi của mình một cách lý trí và khách quan, sẽ sẵn lòng lắng nghe.
Trẻ em thường sẽ chấp nhận những yêu cầu hợp lý và phù hợp của bố mẹ. Bởi vì lựa chọn này không phải do bố mẹ quyết định, mà bố mẹ đưa ra gợi ý và trẻ đã đồng ý thử sau khi tự mình suy nghĩ.
Trẻ em thường làm tốt hơn với những lựa chọn và cam kết của mình, vì được quyết định từ bên trong chứ không phải bị ép buộc từ bên ngoài.
Nếu bố mẹ thường xuyên sử dụng phương pháp giao tiếp thiện chí, thảo luận với con, sẽ không ngừng kích thích động lực bên trong, khiến trẻ khẳng định và sẵn sàng làm điều gì đó từ tận đáy lòng.
Chuyên gia Du Minh Hồng từng nói, giáo dục gia đình phải tập trung vào 3 điểm: Giáo dục tính cách, tâm trạng và khích lệ. “Khi trẻ cảm thấy tốt, sẽ tự mình làm tốt hơn.”
Sự đổ lỗi khiến mọi người thoái lui, trong khi khích lệ giúp mọi người tiến về phía trước.
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ làm điều đúng đắn và đồng thời đặt ra các quy tắc phù hợp. Sau khi đặt ra quy định, bố mẹ không tùy ý thay đổi. Hãy bỏ qua “lý luận”, tìm ra điểm sáng và ưu điểm ở trẻ, khen ngợi và động viên con tiến bộ mỗi ngày.
Bình luận