Khi mang thai, mẹ bầu hàng ngày leo cầu thang nhiều có ổn không?

Khi mang thai, những mẹ bầu ở nhà có cầu thang do hàng ngày phải leo trèo cầu thang nhiều nên không khỏi lo lắng ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

Chị Trần Thu Hà, 25 tuổi ở chùa Bộc, Hà Nội đang mang bầu hơn 2 tháng nhưng đang rất lo lắng. Bởi từ sau cưới vợ chồng chị được bố mẹ cho ra ở riêng trong một căn hộ chung cư cũ vì ở tầng 5 nhưng chung cư này không có thang máy nên hàng ngày chị Hà phải leo bộ.

Bình thường khi chưa mang thai, việc hàng ngày leo cầu thang vài lần không thành vấn đề quá lớn. Nhưng ngặt nỗi, hiện chị vừa cấn bầu, đã hơn 2 tháng nay, hàng ngày chị Hà vẫn phải leo cầu thang ít nhất 2 lần.

Khi mang thai, mẹ bầu hàng ngày leo cầu thang nhiều có ổn không? - 1

Mẹ bầu có thể leo cầu thang nhưng cần hạn chế, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. (Ảnh minh họa)

“Ngày nào sáng chiều đi làm về mình cũng phải leo 5 tầng cầu thang chung cư. Thậm chí tối đi đâu đó hay có việc cần thì mình vẫn phải leo lên leo xuống. Thấy bầu bí mà cứ phải leo cầu thang hàng ngày nhiều nên bà ngoại lo lắm, cứ bắt con gái dọn về nhà ngoại sống. Nhưng nhà ngoại cũng chật chội, ở lại đây thì phải leo cầu thang nên mình chỉ sợ ảnh hưởng không tốt đến 2 mẹ con”, chị Hà lo lắng.

Cũng theo thai phụ Hà Nội, do vợ chồng còn trẻ kinh tế chưa vững vàng nên chưa có điều kiện chuyển nhà hay đổi nhà. Nhưng hàng ngày leo trèo cầu thang nhiều khiến mẹ bầu cũng rất lo không biết nên đi đứng sao để an toàn và tốt nhất cho sức khỏe 2 mẹ con.

Mẹ bầu leo cầu thang có được không?

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành, Chánh Văn phòng Trung tâm đào tạo, chỉ đạo tuyến, bệnh viện Phụ sản Trung ương, mẹ bầu có thể leo cầu thang nhưng cần hạn chế, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do, việc té ngã do sơ sẩy khi đi cầu thang ở giai đoạn đầu của thai kỳ dễ gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Còn ở giai đoạn cuối, trọng tâm của cơ thể của mẹ bầy bắt đầu thay đổi dễ khiến thai phụ đối mặt với nguy cơ bị ngã cao hơn trước. Vì vậy, nếu phải leo cầu thang, mẹ bầu nên phải hạn chế và cẩn thận hơn.

Đặc biệt với những thai phụ có nguy cơ sảy thai cao hoặc có tiền sử sảy thai trước đó hoặc những thai phụ trong các trường hợp sau thì không nên leo cầu thang:

- Có tiền sử sảy thai hoặc nguy cơ sảy thai cao.

- Bị ra máu âm đạo trong 3 tháng đầu thai kỳ.

- Thường xuyên bị đau, co thắt vùng bụng dưới.

- Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp hoặc các bệnh tự miễn.

- Phụ nữ mang thai khi đã trên 35 tuổi.

- Thường xuyên bị chóng mặt hoặc ngất xỉu.

- Phụ nữ mang song thai hoặc đa thai.

Khi mang thai, mẹ bầu hàng ngày leo cầu thang nhiều có ổn không? - 2

Hãy tránh đi thang bộ nếu mẹ bầu cảm thấy không khỏe. (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải leo cầu thang, hãy tránh đi thang bộ nếu bạn cảm thấy không khỏe và cần chú ý áp dụng một số mẹo sau để giúp an toàn hơn:

- Luôn bám vào lan can khi leo cầu thang, nếu phải mang xách đồ thì cần mang nhẹ để đảm bảo luôn có một tay bám vào cầu thang khi leo.

- Chỉ leo cầu thang trong điều kiện đủ ánh sáng.

- Đi đứng và di chuyển thật chậm khi leo cầu thang.

- Quan sát thật kỹ để tránh những chỗ trơn trượt.

- Nên ưu tiên đi giày bệt, mặc quần áo vừa vặn để tránh té ngã dù leo thang bộ hay không.

- Nếu không may bị trượt chân, cần đi khám ngay để đảm bảo thai nhi vẫn an toàn.

Khi mang thai, mẹ bầu hàng ngày leo cầu thang nhiều có ổn không? - 3

Thảo Nguyên

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về