Lá cây này giá 150.000 đồng/kg, rễ quý như nhân sâm, trồng một cây vừa ăn vừa làm thuốc lại gọi lộc vào nhà

Không chỉ trồng để lấy rau ăn hoặc lấy củ, nhiều gia đình còn trồng cây đinh lăng để trang trí nhà cửa, chiêu tài đón lộc vào nhà.

Xung quanh chúng ta có nhiều loại cây vừa ăn vừa có thể làm thuốc lại có tác dụng trang trí nhà cửa, mang ý nghĩa chiêu tài gọi lộc vào nhà. Một trong số đó chính là cây đinh lăng, loại cây được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”.

Sở dĩ như vậy vì toàn thân cây đinh lăng điều là thuốc. Trong Đông y, lá đinh lăng có vị nhạt, tính bình, hơi đắng, có tác dụng điều trị chữa ho ra máu, chống dị ứng, giải độc thức ăn, chữa kiết lỵ, mất ngủ, lợi sữa, chữa mẩn ngứa do dị ứng,…

Lá cây này giá 150.000 đồng/kg, rễ quý như nhân sâm, trồng một cây vừa ăn vừa làm thuốc lại gọi lộc vào nhà - 1

Lá non có thể dùng để ăn sống, ăn kèm với các món gỏi. Lá già có thể đem đi kho cá, kho thịt, sắc nước uống hoặc phơi khô làm trà. Thân và rễ cây đinh răng cũng có thể mang đi phơi khô, sao vàng để sắc nước uống, làm thuốc chữa bệnh hoặc ngâm rượu.

Lá đinh lăng phơi khô thường được bán với giá dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/kg (tùy từng loại và nơi bán). Trong khi đó, bộ rễ có giá thành cao hơn. Tùy vào kích cỡ và dáng, có những bộ rễ cây đinh lăng được bán với giá vài triệu đồng.

Lá cây này giá 150.000 đồng/kg, rễ quý như nhân sâm, trồng một cây vừa ăn vừa làm thuốc lại gọi lộc vào nhà - 2

Lá cây này giá 150.000 đồng/kg, rễ quý như nhân sâm, trồng một cây vừa ăn vừa làm thuốc lại gọi lộc vào nhà - 3

Không chỉ trồng để lấy rau ăn hoặc lấy củ, nhiều gia đình còn trồng cây đinh lăng để trang trí nhà cửa. Bởi cây có dáng khá đẹp lại mang ý nghĩa phong thủy tốt lành.

Cụ thể, trồng cây đinh lăng trước cửa nhà có thể ngăn chặn khí xấu vào nhà, giúp trấn giữ nguồn năng lượng tốt nên nó được cho là “thần giữ của”. Không những vậy, cây đinh lăng còn giúp gia chủ chiêu tài đón lộc, giúp tài khí dễ tụ lại trong nhà mà không bị tiêu tán mất.

Lá cây này giá 150.000 đồng/kg, rễ quý như nhân sâm, trồng một cây vừa ăn vừa làm thuốc lại gọi lộc vào nhà - 4

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Phương pháp phổ biến nhất để trồng cây đinh lăng chính là giâm cành. Bạn hãy chọn cành bánh tẻ, cắt vát 450 thành từng đoạn dài khoảng 15-20 cm.

Sau đó, hãy tỉa bớt lá trên cành giâm, chỉ nên giữ lại khoảng 3-4 lá và mỗi lá nên tỉa nhỏ lại, chỉ nên để khoảng 1/3 phiến lá. Phần phía dưới cành giâm nên tỉa sạch lá.

Cắt tỉa lá xong, hãy nhúng một đầu cành giâm vào dung dịch kích rễ rồi mới cắm vào bầu đất. Sau khoảng 45 – 50 ngày, cành giâm sẽ bén rễ, các chồi mới có thể xuất hiện. Lúc này, bạn có thể đem ra ngoài trồng trong vườn nhà hoặc chậu to.

Lá cây này giá 150.000 đồng/kg, rễ quý như nhân sâm, trồng một cây vừa ăn vừa làm thuốc lại gọi lộc vào nhà - 5

Cây đinh lăng dễ trồng, thích nghi được với nhiều điều kiệu khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, muốn cây phát triển tốt thì bạn nên chú ý đến những yếu tố sau:

- Đất trồng: Cây đinh lăng phát triển tốt nhất trên đất pha cát, tơi xốp, thoát nước tốt. 

- Ánh sáng: Loại cây này ưa bóng, tốt hơn hết bạn nên trồng ở nơi có ánh nắng bán phần. Có thể trồng xen với các loại cây ăn quả, cây bóng mát có tán rộng hoặc che lưới đen cao để cây phát triển tốt.

- Tưới nước: Cây đinh lăng chịu được khô hạn, vì vậy bạn không cần tưới nước thường xuyên cho cây. Chỉ nên tưới vừa đủ, không để đọng nước quá lâu, dễ bị nấm bệnh tấn công.

- Bón phân: Trước khi trồng nên bón lót bằng phân chuồng hoai mục. Cây cũng không cần bón phân quá nhiều, bạn có thể bón phân trùn quế mỗi tháng 1 lần là được.

- Cắt tỉa: Khi cây đinh lăng được 2 năm tuổi, nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa, mỗi gốc chỉ nên để 1 - 2 cành to để dinh dưỡng tập trung nuôi củ. Từ năm 3 tuổi trở đi, đinh lăng có thể thu hoạch củ.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Vẻ đẹp giản dị qua ống kính của NSNA Vũ Huyến

Vẻ đẹp giản dị qua ống kính của NSNA Vũ Huyến

Trong thế giới nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam, cái tên Vũ Huyến không còn xa lạ. NSNA Vũ Huyến bằng tài năng và nhiệt huyết của mình, đã để lại dấu ấn qua những bức ảnh mang tính sáng tạo và sâu lắng, thể hiện không chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam mà còn những tầng sâu của xã hội. Ngoài ra, với vai trò là nhà lý luận phê bình, ông đã viết nhiều bài nghiên cứu, phân