Luộc gà bằng nước lã chưa chắc đã ngon: Đây mới là nước dùng để luộc gà cực ngọt, con nào cũng thơm nức

Bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả của loại nước này khi dùng nó để luộc gà.

Gà luộc là món ăn quen thuộc, được nhiều người yêu thích vì có độ ngọt thơm nhất định. Gà luộc quen thuộc là thế nhưng không phải ai cũng biết luộc gà sao cho thơm ngon, không bị nứt da. Thông thường chúng ta hay dùng nước lã để luộc gà. Nếu là những người đầu bếp chuyên nghiệp, người nấu ăn lâu năm thì dù dùng nước nào họ vẫn có thể cho ra thành phẩm gà luộc thơm ngon, hấp dẫn.

Tuy nhiên nếu chưa chắc chắn về kỹ năng của mình, thay vì dùng nước lã luộc gà, bạn có thể sử dụng một thứ nước nước để luộc gà nhé. Đảm bảo gà sẽ thơm ngon ngọt vô cùng. Vậy đó là nước gì, các bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây:

Sơ chế gà

- Để tiết kiệm thời gian bạn nên nhờ người bán hàng mổ gà sạch sẽ sau đó đem về sơ chế lại.

- Sau khi mua gà về, đem rửa kỹ lại gà bằng cách dùng vài muỗng muối hạt xoa nhẹ nhàng lên thân từ trên xuống dưới không nên chà xát quá mạnh sẽ khiến lớp da bị rách đến lúc luộc sẽ không còn đẹp nữa.

- Cho gà nghỉ khoảng 5 phút rồi xả lại bằng nước lạnh, ngoài tác dụng khiến cho gà sạch hơn thì một phần muối sẽ thấm vào giúp da sau khi luộc sẽ trở nên giòn hơn.

- Sau đó để gà trên rổ ráo nước.

Luộc gà bằng nước lã chưa chắc đã ngon: Đây mới là nước dùng để luộc gà cực ngọt, con nào cũng thơm nức - 1

Luộc gà bằng nước gì cho ngon?

Thay vì luộc gà bằng nước lã (nước lạnh) như truyền thống, bạn hãy sử dụng nước ấm. Tức là, đổ nước vào nồi, cho thêm vài lát hành khô và gừng vào nồi. Đun cho nước hơi nóng lên rồi mới thả gà vào. Lúc này nước hơi nóng sẽ thôi mùi thơm của hành và gừng ra, quyện luôn vào gà, làm gà sau khi luộc vừa ngon lại đậm đà. Lưu ý, để con gà luộc đẹp và đều màu thì nồi nước phải đủ ngập hết gà. Nếu là gà cúng thì nên để gà ở tư thế nằm thằng, không để nghiêng.

- Bật bếp đun cho đến khi nước sôi, hạ nhỏ lửa để sôi lăn tăn 5 phút đối với gà từ 1kg - 2kg. 7 - 10 phút đối với gà từ 2,5 - 4kg. Tắt bếp, cứ để nguyên gà ngâm trong nồi thêm 15 - 20 phút là được.

- Đối với gà già thì từ lúc sôi tính thời gian 15 phút đun nhỏ lửa.

Luộc gà bằng nước lã chưa chắc đã ngon: Đây mới là nước dùng để luộc gà cực ngọt, con nào cũng thơm nức - 2

Để gà lên màu vàng đẹp

- Trong lúc đợi gà chín. Dùng 3 nhánh nghệ tươi đập dập, dùng 4 thìa dầu ăn để thắng màu nghệ, bật bếp cho dầu nóng vừa rồi cho nghệ vào thắng nhỏ lửa tới khi xác nghệ quắt lại là được, nếu gà có mỡ thì dùng chính mỡ gà thắng luôn.

- Gà sau khi chín ngâm qua nước lạnh 5 phút.

- Sau đó vớt để ráo nước dùng khăn sạch thấm khô nước. Rồi dùng cọ nấu ăn hoặc khăn giấy sạch thấm vào dầu nghệ rồi quét 1 lớp mỏng lên con gà để tạo màu vàng đẹp. Trường hợp gà nuôi cho ăn ngô lâu thì không cần bước lấy màu vì gà nuôi ăn ngô có màu vàng đẹp sẵn.

Luộc gà bằng nước lã chưa chắc đã ngon: Đây mới là nước dùng để luộc gà cực ngọt, con nào cũng thơm nức - 3

Cách chọn gà luộc ngon

Để có món gà luộc ngon thì nên chọn gà ta, được nuôi thả tự nhiên. Gà nuôi chăn thả tự nhiên thường có kích thước không đồng đều và chỉ dao động từ 1kg3 đến 1kg7 đối với gà mái, 2kg đối với gà trống.

Mào tích đỏ tươi, mắt mũi linh hoạt, chân nhỏ, da săn chắc màu ngả vàng nhạt chứ không trắng bệch.

Gà ta da mỡ vàng ươm là vì được ăn ngô có hàm lượng beta carotene cao, đó cũng là lý do lòng đỏ trứng gà ta thường đậm màu hơn gà công nghiệp.

Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy