Mẹ hỏi lương chồng tôi được bao nhiêu, thấy chị gái trừng mắt nhìn, tôi giảm từ 70 triệu xuống 15 triệu

Tôi ngập ngừng, chưa kịp trả lời thì bắt gặp ánh mắt của chị gái. Chị trừng mắt nhìn tôi, cái nhìn đầy ẩn ý khiến tôi lập tức hiểu ra.

Tôi năm nay 37 tuổi, làm công việc hành chính với mức lương mỗi tháng khoảng 15 triệu. Chồng tôi là giám đốc công nghệ của một công ty, thu nhập khoảng 70 mỗi tháng. Cuộc sống không giàu sang nhưng ổn định, yên bình, ít nhất là trong mắt những người ngoài cuộc.

Tôi là con thứ trong một gia đình có 3 chị em gái. Chị gái hơn tôi 2 tuổi, còn em út thì nhỏ hơn tôi 3 tuổi. Chúng tôi lớn lên trong một gia đình bình thường, không đến mức nghèo khổ, nhưng cũng chẳng dư dả gì.

Điều khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất, không phải là tiền bạc, mà là cách mà bố mẹ luôn đối xử đặc biệt với em gái út – Thảo. Từ nhỏ, em hay ốm yếu, bệnh tật triền miên, bố mẹ vì lo cho sức khỏe của em mà dành hết sự chăm sóc, tình cảm, cả thời gian và tiền bạc cho nó. Chúng tôi hiểu điều đó, nhưng đôi khi cũng thấy chạnh lòng.

Tôi nhớ hồi còn đi học, chị tôi phải nghỉ giữa chừng để đi làm phụ giúp bố mẹ. Còn tôi cũng chỉ học đến cấp 3 rồi cũng nghỉ theo, phần vì điều kiện, phần vì muốn san sẻ gánh nặng tài chính.

Duy chỉ có Thảo là được học hành đến nơi đến chốn. Dù gia đình phải vay mượn, bố mẹ cũng quyết tâm để em út được học đại học ở thành phố. Những bữa cơm đạm bạc, những mùa vụ gồng gánh, tất cả chỉ để lo cho em gái út có một tương lai tốt đẹp hơn.

Mẹ hỏi lương chồng tôi được bao nhiêu, thấy chị gái trừng mắt nhìn, tôi giảm từ 70 triệu xuống 15 triệu - 1

Tôi luôn cảm thấy mẹ thiên vị em gái hơn. (Ảnh minh họa)

Tôi không oán trách điều đó, thật lòng mà nói, ai trong chúng tôi cũng thương Thảo. Nhưng dần dà, sự thiên vị ấy trở thành một thói quen, mà bố mẹ dường như không còn nhận ra. Bất kỳ chuyện gì xảy ra trong gia đình, từ tiền bạc đến quyết định lớn nhỏ, tất cả đều phải xoay quanh em út. Kể cả khi chúng tôi đã trưởng thành, lập gia đình, thì sự thiên vị ấy vẫn chưa dừng lại.

Tôi gặp chồng khi làm cùng công ty. Anh hơn tôi vài tuổi, tính tình hiền lành, thật thà. Chúng tôi quen nhau, rồi cưới nhau sau 2 năm tìm hiểu. Nhà tôi không có gì để chuẩn bị cho đám cưới, tiền cưới hỏi đều là bên nhà chồng lo liệu. Nhưng tôi không lấy đó làm buồn, bởi vì tôi thấy mình may mắn có được một người chồng biết nghĩ, biết thương vợ.

Chúng tôi cùng nhau xây dựng cuộc sống. Ban đầu thu nhập của hai vợ chồng không tốt, nhưng khi chồng chuyển sang công ty khác, thu nhập của anh mới dần tăng, lên mức 70 triệu như hiện tại. Nhưng, tôi vẫn không dám nói với bố mẹ hay em gái mình, vì tôi sợ nếu họ biết, thì cuộc sống bình yên của vợ chồng tôi sẽ không còn nữa.

Tôi đã từng ngây thơ kể hết cho bố mẹ nghe, kết quả bố mẹ cứ coi chúng tôi như cái ATM vậy. Khi Thảo mới ra trường, chưa xin được việc, bố mẹ bảo tôi lo trước cho em vài tháng tiền sinh hoạt. Rồi khi quán trà sữa của em đóng cửa, lại đến lượt chúng tôi phải lo khoản vay ngân hàng mà em chưa trả được.

Lần nào chồng tôi cũng đồng ý, không một lời than phiền. Có lúc tôi rơi vào bế tắc, nghĩ không biết mình là chị gái hay là người gánh trách nhiệm thay bố mẹ nữa.

Đỉnh điểm là khi em gái chuẩn bị cưới. Bố mẹ gọi điện cho tôi, nói rằng Thảo khó khăn, muốn vợ chồng tôi giúp một chút, góp của hồi môn cho em có thể nở mày nở mặt bên nhà chồng. Tôi chưa kịp phản ứng thì mẹ nói tiếp:

- Chỉ có con là khá giả hơn chút, vợ chồng con giúp em lần này, coi như nghĩa chị em.

Lúc đó, tôi bật khóc. Không phải vì tiếc tiền, mà vì cảm giác mình chưa từng được coi là người cần được thấu hiểu. Khi tôi cưới, không ai hỏi tôi cần gì. Còn khi em tôi cưới, cả gia đình lại nhìn tôi như chiếc phao cứu sinh. Chồng tôi vẫn im lặng đồng ý, còn tôi thì cảm thấy mình ngày càng xa lạ với chính những người thân trong gia đình.

Mẹ hỏi lương chồng tôi được bao nhiêu, thấy chị gái trừng mắt nhìn, tôi giảm từ 70 triệu xuống 15 triệu - 2

Khi em gái lấy chồng, bố mẹ đã bảo vợ chồng tôi giúp. (Ảnh minh họa)

Cách đây không lâu, trong đám giỗ của ông nội, mẹ hỏi tôi:

- Chồng con giờ làm được bao nhiêu tiền một tháng?

Tôi ngập ngừng, chưa kịp trả lời thì bắt gặp ánh mắt của chị gái. Chị trừng mắt nhìn tôi, cái nhìn đầy ẩn ý khiến tôi lập tức hiểu ra. Tôi liền cười trừ:

- Dạo này kinh tế khó khăn, cả con và chồng đều bị ảnh hưởng. Lương của chồng con giờ mỗi tháng chỉ được khoảng 15-17 triệu thôi.

Nghe tôi nói vậy, mẹ im lặng, còn tôi thì cảm thấy nghèn nghẹn trong cổ.

Trên đường về, chồng hỏi tôi:

- Sao em lại nói dối mẹ?

Tôi ấp úng:

- Em chỉ sợ… sợ mẹ lại bắt đầu tính toán, lại nghĩ tới chuyện nhờ vả chúng ta.

Anh nắm tay tôi, nhẹ nhàng bảo:

- Anh không sợ bố mẹ làm phiền chúng ta vì tiền, anh chỉ sợ em phải sống mà lúc nào cũng thấy thiệt thòi, thấy mình không quan trọng. Trong lòng anh, em vui mới là điều quan trọng nhất.

Lúc ấy, tôi bật khóc. Nhiều khi tôi tự hỏi, có phải tôi đang ích kỷ khi từ chối giúp đỡ em gái? Nhưng rồi tôi nhận ra, giúp đỡ không sai, nhưng nếu cả cuộc đời mình chỉ là một người gồng gánh thay, hy sinh mà không bao giờ được hỏi “con có mệt không?” thì đó không còn là yêu thương, mà là gánh nặng.

Tôi đang học cách nói “không”, học cách bảo vệ gia đình nhỏ của mình. Không phải vì tôi hết yêu thương, mà vì tôi hiểu, nếu bản thân không được bảo vệ, thì tình thân đôi khi lại trở thành xiềng xích. Tôi tin rằng, đến một ngày nào đó, tôi sẽ đủ mạnh mẽ để đứng trước bố mẹ, mỉm cười mà nói:

- Chúng con sống rất ổn. Chuyện của Thảo, để em ấy tự quyết và tự chịu trách nhiệm.

Ngày đó, có thể chưa đến ngay. Nhưng tôi đang chờ và cũng đang chuẩn bị cho điều đó.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hội thảo khoa học quốc gia về 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Hội thảo khoa học quốc gia về 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và địn