Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu

"Những bữa cơm má nấu sẽ không còn, nhưng con sẽ còn nhớ mãi!", nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ.

Mỗi bữa cơm gia đình luôn là khoảnh khắc đặc biệt, nơi chứa đựng tình yêu thương và kỷ niệm. Đối với nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, tác giả của bài hát "Nhật ký của mẹ", những bữa cơm gia đình giờ đây còn mang theo cả nỗi đau mất mát khi người mẹ thân yêu của anh vừa qua đời.

Trên trang Facebook cá nhân, anh đã chia sẻ những câu hát với cảm xúc chân thật và đầy xúc động: "Tối qua, vừa về đến nhà/ Mẹ còn đứng chờ và mắng ta/ Sáng nay chẳng ai la nữa/ Mặc ta ngủ quên tận trưa!/ Tối qua, lò bếp vẫn hồng/ Mẹ còn hỏi rằng “Đói không?” Sáng nay, vừa ăn vừa khóc/ Ở nhà mà sao lạc lõng!"

Nguyễn Văn Chung còn đăng tải hàng loạt món ăn mẹ từng nấu cho mình và thổ lộ: "Khi viết bài hát này, mình chỉ tưởng tượng ra sự thay đổi đơn giản nhất của một người con vừa mất mẹ và thử đặt mình vào hoàn cảnh đó để viết thôi. Nhưng nay khi thật sự ở trong hoàn cảnh đó, thì mới thấy những lời đó tuy giản đơn mà sao đau đến vậy, hụt hẫng đến vậy! Những thay đổi tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại thay đổi cả cuộc sống và suy nghĩ chúng ta về sau! Những bữa cơm má nấu sẽ không còn, nhưng con sẽ còn nhớ mãi!".

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 1

Hình ảnh mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cần mẫn bên bếp khi vẫn còn khỏe mạnh, những bữa cơm mẹ nấu luôn chứa đựng tình yêu và sự quan tâm vô bờ bến.

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 2

Món bánh xèo vàng giòn, thơm ngon mẹ làm, gợi nhắc nam nhạc sĩ về những khoảnh khắc gia đình đầm ấm khi bên nhau.

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 3

Tô mì nui sườn nóng hổi, trông rất hấp dẫn, đậm đà hương vị của mẹ, mang đến sự ấm áp và an ủi cho người con mỗi khi thưởng thức.

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 4

Bữa sáng với trứng chiên và chả lụa mẹ chuẩn bị, đơn giản nhưng chứa đựng cả tấm lòng và tình yêu thương của mẹ đối với nam nhạc sĩ.

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 5

Bữa cơm gia đình đậm đà hương vị quê nhà, mỗi món ăn mẹ làm đều là một kỷ niệm quý giá và khó quên cho Nguyễn Văn Chung.

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 6

Tô bún măng móng giò mẹ nấu, là món ăn mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sẽ luôn nhớ mãi, như những kỷ niệm ngọt ngào về mẹ.

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 7

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 8

Trước đó, khi lo xong hậu sự cho mẹ, Nguyễn Văn Chung thổ lộ: "Dẫu đã chuẩn bị tinh thần từ 2 năm về trước, nhưng đến ngày hôm nay chúng con vẫn thấy hụt hẫng và không muốn tin rằng ngày mai thức dậy sẽ không còn nhìn thấy má nữa, không còn được ăn cơm má nấu, không còn được cùng má chuyện trò!".

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 9

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 10

Hồi mẹ còn sống, anh vẫn thường chia sẻ món ăn của mẹ. Có lần nam nhạc sĩ tâm sự: "Mẹ lại càu nhàu: "Sao dạo này cứ về đây ăn cơm hoài vậy, làm má nấu cơm mệt muốn chết?!" Mình thản nhiên trả lời: "Tại ngày xưa má nói khi nào hết tiền, không ai nuôi thì về đây má nuôi!"Ha ha ha... Cười mà chả thấy vui xíu nào!!!"

Những bữa cơm do mẹ nấu không chỉ là thức ăn đơn thuần, mà còn là tình yêu, sự quan tâm và những kỷ niệm không thể nào quên. Đối với nhiều người, những bữa cơm gia đình mang ý nghĩa đặc biệt. Và với nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, đó là những khoảnh khắc vô giá mà anh sẽ luôn trân trọng và gìn giữ trong tim.

Tham khảo thêm cách làm bánh xèo giòn ngon như của mẹ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung:

Nguyên liệu:

- 500 gr thịt heo xay nhỏ.

- 1 túi bột bánh xèo.

- 1 túi bột chiên giòn.

- 1 bát bột gạo.

- 250 gr giá đỗ.

- 1 củ đậu

- 500gr cốt dừa tươi.

- 1 lon bia.

- 1 bó hành lá.

- Rau sống ăn kèm: dưa leo, diếp cá, lá lôp, cải bẹ xanh.

- Đồ chua: Cà rốt, củ cải ngâm chua ngọt.

- Gia vị: Mắm, muối, đường, hạt nêm, chanh, ớt, bột nghệ, tiêu.

Cách làm bánh xèo:

Bước 1: Sơ chế

- Thịt ba chỉ mua về rửa sạch, cắt thành miếng mỏng, xay nhuyễn.

- Cho thịt vào tô sạch, ướp với ½ muỗng hạt nêm, 1 muỗng tiêu, trộn đều cho thấm gia vị và ướp trong khoảng 15 phút.

- Củ đậu bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi cắt thành sợi vừa ăn.

- Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.

- Cà rốt, củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi.

- Rau thơm, giá đỗ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra để ráo.

Bước 2: Hòa bột làm vỏ bánh xèo

Hòa tan nước cốt dừa cùng 400ml nước, sau đó cho bột bánh xèo vào, thêm 1 muỗng bột nghệ, một ít hạt nêm, muối, đổ bia vào, rắc hành lá vào rồi khuấy đều đến khi bột mịn và không còn vón cục. Để bột nghỉ khoảng 20 – 30 phút cho bột nở hoàn toàn.

Do bột bánh xèo đóng gói thường được nêm nếm sẵn nên bạn không cần nêm thêm quá nhiều gia vị.

Lưu ý, không nên pha bột quá đặc sẽ khiến vỏ bánh bị dày, khó chín. Ngoài ra, việc thêm vào 1 lon bia vào hỗn hợp bột để khi chiên lớp vỏ bánh sẽ giòn ngon hơn. Đây là cách làm bánh xèo giòn lâu được nhiều người đúc kết lại và áp dụng.

Bước 3: Xào nhân bánh xèo

Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi bạn cho thịt vào xào săn với lửa nhỏ. Khi thịt đã chín thì cho củ sắn vào đảo chung khi củ sắn ngả màu chín đều thì cắt thêm hành lá vào đảo đều môt lần nữa rồi tắt bếp.

Bước 4: Đổ bánh

Lấy một chảo chống, dính bắc lên bếp. Cho 1 muỗng dầu ăn vào chảo chống dính, chờ dầu nóng già. Đổ một muôi bột vào, nghiêng chảo để tráng đều lớp bột.

Cho thịt, củ đậu và một ít giá vào, đậy vung khoảng 30 giây cho bột chín.

Chiên bánh đến khi vỏ bánh vàng giòn, gập đôi bánh và chiên phần còn lại đến khi bánh giòn đều 2 mặt.

Lần lượt làm cho đến khi hết lượng bột.

Nếu gia đình không ăn được giá đỗ sống thì cho giá vào đảo qua với dầu hoặc trụng sơ cho chín. Có thể dùng mỡ heo để chiên bánh xèo, bánh sẽ giòn hơn và thơm hơn.

Chú ý, khi đổ bánh xèo không nên để lửa to, vỏ bánh dễ bị cháy sém, thịt sẽ dai và không ngon.

Bước 5: Pha nước chấm bánh xèo

Nước chấm bánh xèo được pha theo tỉ lệ sau: Hòa tan 3 muỗng đường với ½ chén nước mắm, ½ chén nước ấm, 1 muỗng nước cốt chanh. Cho thêm tỏi, ớt băm nhỏ vào là đủ vị.

Bước 6: Phần đồ chua

Cho củ cải trắng và cà rốt đã thái sợi vào tô, ướp với 2 muỗng đường, 5 muỗng giấm, 200ml nước lọc, trộn đều và để nguyên trong khoảng 10 phút để củ cải, cà rốt mềm ra

Thưởng thức:

Cho bánh xèo ra đĩa, trình bày món bánh xèo với xà lách, rau cải xanh, rau thơm, đồ chua, chấm kèm nước mắm chua ngọt và thưởng thức ngay khi còn nóng là ngon nhất.

Mẹ ruột qua đời, chủ nhân bài hát "Nhật ký của mẹ" nghẹn ngào đăng những bữa cơm thân thương mẹ nấu - 11

Chúc các bạn thành công!

Linh San

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về