Nhờ trang bị kiến thức, mẹ bầu được bác sĩ trầm trồ, chồng vào viện chăm vợ đẻ nhàn tênh vì con quá ngoan

Ngay từ trước khi có ý định mang bầu cũng như đi đẻ và chăm sóc em bé sau sinh, bà mẹ 33 tuổi này luôn lên kế hoạch kỹ càng nên chủ động trong mọi việc.

Dù đang là mẹ của cô con gái 7 tuổi và một em bé 10 tháng tuổi nhưng chị Hoàng Thị Thoa, 33 tuổi, Khu Đô Thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội không cảm thấy quá bận rộn. Bởi vì ngay từ những ngày đầu sau sinh đã được chị áp dụng phương pháp nuôi con EASY nên rất ngoan ngoãn đến bác sĩ của bệnh viện cũng phải trầm trồ. Bản thân chị luôn có sự chuẩn bị kiến thức từ trước, nên cả hành trình bỉm sữa luôn đi đúng như kỳ vọng ban đầu.

Nhờ trang bị kiến thức, mẹ bầu được bác sĩ trầm trồ, chồng vào viện chăm vợ đẻ nhàn tênh vì con quá ngoan - 1

Sau khi con đầu lòng được 7 tuổi thì chị Thoa quyết định sinh bé thứ 2. (Ảnh: NVCC)

Theo chị Thoa chia sẻ, sau kết hôn thì vợ chồng chị có con đầu lòng. 6 năm kế hoạch, họ mới thả để có con thứ 2: “Mang bầu lần thứ 2, sau 6 năm kế hoạch mà vợ chồng em có bé chỉ sau 1 lần “thả” duy nhất. Tất cả là nhờ em đã lên kế hoạch tỉ mỉ trước khi mang thai. Em uống vitamin tổng hợp cho bà bầu trước 4 tháng, kiểm soát chế độ ăn uống kết hợp tập luyện lành mạnh trước nhiều tháng. Ngoài ra, em đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của chồng. Em cũng cho chồng uống kẽm và vitamin tổng hợp trước 3 tháng để đảm bảo chất lượng tinh trùng tốt nhất. Khi cầm que 2 vạch trên tay, trái tim vợ chồng em rung lên hạnh phúc, một kiểu hạnh phúc được chuẩn bị trước thật kỹ càng và chờ mong từ rất lâu”, Thoa chia sẻ.

Khi có bầu, Thoa bị ốm nghén suốt từ 8 - 12 tuần không ăn uống được. Vì thế chị phải chia nhỏ bữa ăn để tránh nôn ói. Tích cực ra ngoài hít thở không khí trong lành cũng làm giảm cảm giác ốm nghén cực kỳ hiệu quả. Bởi thế những tuần ốm nghén đã trôi qua rất mau.

Ngoài ra, chị không kiêng khem hà khắc, trừ những thực phẩm “đại kỵ” như chùm ngây, rau ngót, đồ tươi sống. Còn lại chị Thoa ăn tất cả các loại thức ăn như bình thường. Mỗi món ăn, mẹ bầu đều nếm thử và nghe ngóng cơ thể trước. Chị cố gắng ăn uống rất đa dạng và không thấy các món ăn có ảnh hưởng gì tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng luôn hướng tới các món ăn healthy lành mạnh như rau xanh, thịt, cá, trứng…

Nhờ trang bị kiến thức, mẹ bầu được bác sĩ trầm trồ, chồng vào viện chăm vợ đẻ nhàn tênh vì con quá ngoan - 2

Nhờ trang bị kiến thức, mẹ bầu được bác sĩ trầm trồ, chồng vào viện chăm vợ đẻ nhàn tênh vì con quá ngoan - 3

Cả thai kỳ đều được chuẩn bị sẵn từ trước nên lúc nào mẹ bầu cũng chủ động, an vui. (Ảnh: NVCC)

Bản thân chị không uống sữa bầu vì không thích sữa bầu, nhưng thai nhi luôn phát triển cực kỳ tốt so với mốc tiêu chuẩn. Bắt đầu từ tuần 12, chị Thoa tập luyện yoga nhẹ nhàng bằng cách tham khảo các video tập luyện trên youtube để thực hành theo. Nhưng mẹ bầu chỉ tập các động tác cơ bản, an toàn với mục đích để các cơ xương khớp được thư giãn, không theo đuổi các tư thế khó. Những lúc mệt mỏi, chị chỉ ngồi thiền và hít thở để giúp cải thiện sức khỏe tốt.

Khi đang mang bầu suôn sẻ thì đại dịch Covid -19 bùng phát. Dù đã cố gắng đảm bảo an toàn nhưng mẹ bầu vẫn bị mắc Covid vào thời điểm tháng thứ 7 của thai kỳ: “Trước khi mang thai, nghĩ đến việc các mẹ bầu bị Covid, trong lòng em rất xót xa và thương cảm. Tuy nhiên, khi tới lượt mình, em nghĩ rằng bây giờ chỉ có cách phải thật lạc quan và tích cực, giữ sức khỏe để cùng con chiến đấu. Lúc bị dịch em sốt cao liên tục 2 ngày, khó thở, em bé đạp nhiều khi mẹ bị sốt. Lúc này em đều bình tĩnh và tập thở. Việc học yoga giúp em biết cách điều chỉnh hơi thở của mình để cung cấp nhiều oxi hơn cho cơ thể và thai nhi. Em đã âm tính trở lại sau 1 tuần.

Khi đi khám lại, em bé có bị suy thai chút ít và có nhẹ cân so với bình thường một xíu. Nhưng việc 2 mẹ con an toàn là điều tuyệt vời nhất với em. Em bé sinh ra đủ ngày đủ tháng nên bé vẫn được 3,1 kg, cả thai kỳ em tăng khoảng 10kg”.

Nhờ trang bị kiến thức, mẹ bầu được bác sĩ trầm trồ, chồng vào viện chăm vợ đẻ nhàn tênh vì con quá ngoan - 4

Sinh mổ nằm lưu trú 3 ngày tại viện mà chồng chị rất nhàn. (Ảnh: NVCC)

Ngày đi đẻ của chị Thoa là ngày chị có hiện tượng vỡ ối lúc nửa đêm nên 2 vợ chồng cùng chuẩn bị đồ đạc để vào viện. Bệnh viện phòng dịch rất nghiêm ngặt nên chỉ cho 1 người vào thăm nom. Thế nhưng em bé của chị Thoa ăn ngủ ngoan đến mức anh xã ở việc chẳng có việc gì để làm: “Bé cứ ngủ khoảng 3h mới dậy ăn 1 lần, vì vậy chồng em vẫn tranh thủ về nhà làm việc bình thường. Khi nào cần, em gọi là chồng em sẽ ngay lập tức vào viện luôn, nếu chồng không về kịp thì y tá cũng sẽ hỗ trợ khi cấp bách. Một ngày 2 lượt sáng và chiều, chồng em về làm việc 2 tiếng/buổi, anh căn giờ con ngủ để về. Buổi tối và những lúc con thức, anh sẽ vào viện bế con và chăm sóc em. Em cảm thấy như vậy là rất đầy đủ. Khi sức khỏe tốt, mình có thể chủ động để cuộc sống và công việc không quá xáo trộn. Em mổ lần 2 và được xuất viện sau chưa đầy 3 ngày”, mẹ bỉm kể.

Sau sinh, sản phụ này luôn ưu tiên sữa mẹ cho em bé ti. Do đó, 6 tiếng sau khi sinh mổ, chị Thoa bắt đầu tập cho bé con ti. Những ngày đầu sữa về chậm, mẹ bỉm tích cực ăn các loại canh ấm nóng: canh rau ngót, đu đủ, cháo… để sữa về nhiều hơn. Chị cũng tích cực làm sữa hạt hoặc uống ngũ cốc để sữa đặc và thơm ngoài ăn uống đa dạng: rau củ, thịt lợn, bò, gà, cá, tôm,… Ngoài ra, chị vẫn duy trì uống vitamin tổng hợp để đảm bảo mẹ nhanh hồi phục và sữa của con cũng chất lượng hơn. Đặc biệt là sắt và canxi rất cần thiết cho mẹ sau sinh và cho con bú.

Điều mẹ bỉm lo sợ nhất khi có con là sẽ khó cân bằng được giữa chăm sóc con cái và phát triển sự nghiệp riêng. Tuy nhiên, chị nhận ra điều tuyệt vời nhất chính là con cái sẽ giúp cân bằng cuộc sống 1 cách hoàn hảo: “Vì có công việc mà em có động lực rèn con có nếp ăn nếp ngủ ngay từ nhỏ. Và nhờ có các con mà em có động lực kiếm thật nhiều tiền. Em vừa trông con và vừa làm việc online tại nhà. Con cái cho em những phút giây hạnh phúc và thư giãn sau những giờ làm việc. Nhà có trẻ con lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười giòn giã. Ngược lại, công việc kinh doanh, việc dọn dẹp nhà cửa cũng giúp em bớt đi cảm giác nhàm chán, tụt lùi”.

Nhờ trang bị kiến thức, mẹ bầu được bác sĩ trầm trồ, chồng vào viện chăm vợ đẻ nhàn tênh vì con quá ngoan - 5

Nhờ trang bị kiến thức, mẹ bầu được bác sĩ trầm trồ, chồng vào viện chăm vợ đẻ nhàn tênh vì con quá ngoan - 6

Nhờ trang bị kiến thức, mẹ bầu được bác sĩ trầm trồ, chồng vào viện chăm vợ đẻ nhàn tênh vì con quá ngoan - 7

Bên cạnh công việc và chăm sóc con, mẹ bỉm 2 con này cũng tranh thủ thời gian để học thêm những điều mới mẻ như: tranh thủ những lúc rảnh rỗi, học cách làm đồ chơi giáo dục cho con; Chăm sóc thêm cây cối; Tự tập đàn piano để giải trí… Tất cả thời gian của em đều dành cho những hoạt động tích cực. Bản thân mẹ bỉm cũng tin rằng một người mẹ thực sự hạnh phúc sẽ nuôi dạy được những đứa trẻ hạnh phúc. Vì vậy, chị luôn dặn bản thân mình, rằng phải hạnh phúc trước đã.

Thảo Nguyên

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn