Tổ tiên nhắc nhở: Bố mẹ thông thái về già không nói về 4 điều này với con
Trong gia đình, bố mẹ là sợi dây gắn kết giữa các thành viên.
Nhiều phụ huynh khi về già cho biết rằng, điều quan trọng trong cuộc sống không phải kiếm nhiều tiền mà là duy trì sự hòa thuận trong gia đình.
Cách hòa thuận với gia đình và tương tác với người thân là điều quan trọng nhất khi về già.
Đối với bố mẹ lớn tuổi, gia đình, xã hội và các mối quan hệ có thể trở nên phức tạp, vì vậy nên là người cao tuổi sáng suốt.
Vì sự an nhàn của bản thân và hòa thuận của gia đình, theo kinh nghiệm từ người xưa có 4 điều bố mẹ không nên phàn nàn hay kể lể với con cháu.
Kế hoạch phân phối tài sản: "Mẹ để lại 30% tài sản cho con, 40% cho chị gái..."
Nhiều xung đột gia đình trong cuộc sống phát sinh từ việc phân chia tài sản. Con cái dù hiếu thảo, cũng không muốn bố mẹ thiên vị anh chị em khác hoặc gặp bất kỳ bất công nào.
Việc phân chia tài sản không công bằng có thể dẫn đến ghen tỵ hay bất mãn, làm tổn hại đến mối quan hệ giữa các con.
Khi tài sản được phân chia không đồng đều, cảm giác thiệt thòi thường xuất hiện, gây ra những tranh cãi và mâu thuẫn không cần thiết.
Những đứa trẻ có thể cảm thấy rằng nỗ lực và sự cống hiến bản thân không được công nhận, từ đó dẫn đến những cuộc xung đột không chỉ giữa các anh chị em, và cả với bố mẹ.
Chính vì lý do này, bố mẹ không nên vội vàng kể kế hoạch phân chia tài sản của mình. Thay vào đó, hãy chọn cách thảo luận cùng nhau về các giá trị, nguyên tắc và lý tưởng mà gia đình muốn xây dựng. Việc tạo ra một không khí cởi mở trong gia đình sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc.
Sự thiên vị trong gia đình: "Mẹ thú nhận là đôi lúc thiên vị chị gái hơn con..."
Câu nói "Mười ngón tay có ngón ngắn ngón dài". Điều này nhắc nhở rằng trong mỗi gia đình, sự khác biệt là điều không thể tránh khỏi.
Bố mẹ cũng không thể đảm bảo rằng mình có thể công bằng 100% giữa các con. Vậy nên đôi khi tình cảm hay tài sản của bố mẹ sẽ có những khía cạnh không thể hoàn toàn công bằng.
Dù là bố mẹ hay con cái, việc buông bỏ những điều bất công trong gia đình càng sớm càng tốt. Nếu không, những cảm xúc tiêu cực sẽ tích tụ và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên.
Đặc biệt, việc nhắc lại quá khứ sẽ làm gia tăng sự căng thẳng và khó chịu. Những câu chuyện về sự thiên vị hay bất công sẽ trở thành gánh nặng, khiến mọi người không thoải mái.
Mâu thuẫn với họ hàng và hàng xóm: "Mẹ không thích bà B nhà bên cạnh..."
Trong cuộc sống, chúng ta cần giao tiếp và kết nối với mọi người xung quanh, gần nhất là người thân và hàng xóm. Những mối quan hệ có thể mang lại sự hỗ trợ và chia sẻ trong những lúc khó khăn.
Tuy nhiên, đôi khi, xung đột và mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Những khác biệt trong quan điểm, lối sống hay thậm chí là những hiểu lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến căng thẳng.
Đặc biệt, với bố mẹ lớn tuổi, nên hạn chế xảy ra mâu thuẫn với mọi người xung quanh. Khi bố mẹ sống hòa thuận với hàng xóm và người thân, con cái ở xa cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn. Vì biết rằng bố mẹ đang sống trong một môi trường tích cực, không bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng không cần thiết.
Học cách buông bỏ và cố gắng hòa giải là điều tốt nhất cho cả gia đình và người khác. Điều này mang lại sức khỏe tinh thần tốt cho bố mẹ khi về già, giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người xung quanh.
Lo lắng về cuộc sống của con: "Con vẫn là đứa trẻ cần được chăm sóc"
Trong mắt bố mẹ, dù con bao nhiêu tuổi vẫn sẽ là mối quan tâm, lo lắng của họ. Tình yêu thương của bố mẹ dành cho con không bao giờ thay đổi, bất kể đã trưởng thành hay đã có gia đình riêng. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến một số xung đột khi bố mẹ quá can thiệp vào cuộc sống của con.
Vì vậy, bố mẹ nên giảm bớt sự can thiệp, dành nhiều sự hỗ trợ, công nhận hơn sẽ có lợi cho mối quan hệ bố mẹ - con cái, cũng như duy trì sự hòa thuận trong gia đình.
Khi trẻ cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng, sẽ phát triển sự tự tin và khả năng độc lập. Điều này giúp con cái tự chủ hơn trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa các thế hệ trở nên bền chặt.
Khi con cái đã đến tuổi trưởng thành và lập gia đình riêng, bố mẹ cũng nên học cách buông bỏ. Việc này không có nghĩa là từ bỏ trách nhiệm hay tình yêu thương, mà học cách để con tự quyết định, chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình. Sự buông bỏ này sẽ giúp tạo ra không gian cho sự trưởng thành và phát triển của con, đồng thời giảm bớt áp lực cho cả hai bên.
Trong gia đình, bố mẹ là sợi dây gắn kết giữa các thành viên. Họ không chỉ là người chăm sóc mà còn là người tạo ra những kỷ niệm đẹp, xây dựng nền tảng văn hóa gia đình và truyền đạt những giá trị sống cho thế hệ kế tiếp.
Bằng cách duy trì, củng cố mối quan hệ gia đình, bố mẹ có thể tạo ra một môi trường ấm áp, yêu thương, nơi mọi thành viên đều cảm thấy được chấp nhận và tôn trọng.
Hơn nữa, bố mẹ có thể khuyến khích các hoạt động chung trong gia đình, như các buổi ăn tối, chuyến du lịch hoặc những dịp lễ hội. Khi mọi người cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm vui vẻ, mối quan hệ sẽ trở nên gắn bó hơn và gần gũi hơn.
Bình luận