Trẻ IQ cao có 3 “sở thích” khi ngủ, mẹ đừng vội đánh thức bé

Trong khi trẻ ngủ, não bộ vẫn đang làm việc và bộc lộ một số dấu hiệu IQ cao.

Chắc hẳn đôi khi phụ huynh thích quan sát khuôn mặt khi ngủ của con. Giấc ngủ say sưa của trẻ là khoảng thời gian quý giá, khi mọi lo toan trong cuộc sống dường như tạm lùi lại, để lại ét ngọt ngào và thuần khiết trên khuôn mặt nhỏ bé.

Hay giấc mơ đẹp đẽ mà trẻ đang trải qua, tạo nên không gian ấm áp và thân thuộc, khiến bố mẹ cảm thấy hạnh phúc và bình yên.

Nhưng có thể bố mẹ chưa biết rằng 3 hành vi của trẻ khi ngủ cho thấy chỉ số IQ cao.

Trẻ IQ cao có 3 “sở thích” khi ngủ, mẹ đừng vội đánh thức bé - 1

Trẻ IQ cao có 3 “sở thích” khi ngủ, mẹ đừng vội đánh thức bé - 2

3 hành vi khi ngủ của trẻ là dấu hiệu IQ cao

Nói mớ trong lúc ngủ

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy nói mớ là dấu hiệu cho thấy não của trẻ đang "sắp xếp thông tin".

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, trẻ trải nghiệm nhiều điều và thông tin mới mẻ vào ban ngày, và việc nói mớ trong khi ngủ thực chất là biểu hiện của việc não bộ tiếp tục "tiêu hóa" những kiến ​​thức mới này vào ban đêm.

Nếu trẻ thỉnh thoảng nói mớ khi ngủ, điều đó có nghĩa não bộ đang làm việc chăm chỉ để xử lý trải nghiệm trong ngày.

Trẻ IQ cao có 3 “sở thích” khi ngủ, mẹ đừng vội đánh thức bé - 3

Trẻ nói mớ khi ngủ là dấu hiệu não bộ đang "sắp xếp thông tin".

Đôi khi bố mẹ lo lắng con ngủ không ngon. Nhưng thực tết không cần phải lo ngại về điều này. Một nghiên cứu của Đại học Stanford phát hiện trong giấc ngủ sâu, não sẽ dọn sạch "rác thải" được tạo ra trong ngày, củng cố trí nhớ và thúc đẩy tăng cường các kết nối thần kinh.

Trẻ nói mớ có nghĩa là đang ngủ say và não dần loại bỏ chất thải. Hơn nữa, trẻ thích nói mớ thường có trí óc năng động và khả năng học tập mạnh mẽ.

Tất nhiên, nếu trẻ nói mớ quá thường xuyên, thậm chí kèm theo tiếng khóc hoặc la hét, có thể trẻ đang phải chịu áp lực tâm lý rất lớn trong ngày và cần được quan tâm hơn.

Thay đổi tư thế

Sau khi ngủ, trẻ liên tục thay đổi tư thế, đôi khi trở mình và đá chăn.

Trên thực tế, đây là dấu hiệu cho thấy não bộ phát triển tốt, phản ánh sự nhạy cảm với các kích thích bên ngoài và khả năng tự điều chỉnh của não.

Ví dụ, trẻ đá chăn ra vì cảm thấy quá nóng, cho thấy nhạy cảm với nhiệt độ. Hay lăn qua lăn lại trong lúc ngủ vì não bộ đang điều chỉnh cơ thể để tìm ra tư thế ngủ tốt nhất.

Các nghiên cứu cũng phát hiện, hoạt động của trẻ trong khi ngủ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ và cơ thể.

Việc lật người vừa phải có thể giúp trẻ ngủ sâu, và giấc ngủ sâu chính là chìa khóa để não bộ phục hồi và phát triển.

Trẻ IQ cao có 3 “sở thích” khi ngủ, mẹ đừng vội đánh thức bé - 4

Sau khi ngủ, trẻ liên tục thay đổi tư thế, đôi khi trở mình và đá chăn.

Mỉm cười trong khi ngủ

Trên thực tế, đây là dấu hiệu cho thấy não của trẻ đang xử lý thông tin dễ chịu.

Theo các nhà tâm lý học, não trẻ phát triển nhanh chóng trong thời kỳ sơ sinh và nhạy cảm với các kích thích từ môi trường bên ngoài.

Nếu trẻ trải qua những điều vui vẻ trong ngày, ký ức đó sẽ được kích hoạt lại sau khi ngủ thiếp đi, hình thành nên giấc mơ khiến trẻ mỉm cười. Nụ cười trong giấc mơ phản ánh niềm hạnh phúc và sự thỏa mãn bên trong.

Đồng thời, mỉm cười trong mơ là biểu hiện cảm xúc tích cực, giải phóng căng thẳng, giúp duy trì tâm trạng vui vẻ và thái độ tích cực.

Ngoài ra, mỉm cười thúc đẩy quá trình tiết chất dẫn truyền thần kinh trong não, có lợi cho sự phát triển của não bộ và chức năng nhận thức.

Trẻ IQ cao có 3 “sở thích” khi ngủ, mẹ đừng vội đánh thức bé - 5

Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ?

Những hành vi trên thường xuất hiện khi trẻ ở trạng thái ngủ sâu. Vậy làm sao để cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp não bộ phát triển tốt hơn?

Các chuyên gia gợi ý phương pháp hữu ích, bố mẹ nên tham khảo.

Giữ lịch trình đều đặn

Một lịch trình ngủ đều đặn là nền tảng cho giấc ngủ chất lượng cao.

Cho trẻ đi ngủ và thức dậy vào thời điểm cố định mỗi ngày, giúp thiết lập đồng hồ sinh học và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Môi trường ngủ tốt

Mẹ nên sử dụng rèm che sáng để tạo ra bầu không khí phù hợp cho giấc ngủ. Những chiếc rèm mỏng nhẹ giúp ngăn ánh sáng chói từ bên ngoài, mang lại cảm giác dễ chịu cho không gian phòng ngủ của trẻ.

Khi ánh sáng được điều chỉnh hợp lý, trẻ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và ngủ sâu hơn. 

Ngoài ra, chiếc đèn ngủ với ánh sáng vàng dịu nhẹ sẽ tạo ra không gian ấm cúng, không gây chói mắt hay làm trẻ tỉnh giấc.

Trẻ IQ cao có 3 “sở thích” khi ngủ, mẹ đừng vội đánh thức bé - 6

Một lịch trình ngủ đều đặn là nền tảng cho giấc ngủ chất lượng cao.

Tránh kích động quá mức trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ 1 hoặc 2 giờ, không trêu chọc trẻ quá nhiều, hạn chế vận động quá sức, hay chơi các sản phẩm điện tử. Cẩn thận để trẻ không bị kích động quá mức, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Mẹ nên kể cho trẻ nghe câu chuyện để thư giãn và ngủ nhanh hơn.

Ăn uống lành mạnh

Không nên ăn trước khi đi ngủ và không nên ăn quá nhiều vào bữa tối, để tránh tình trạng khó tiêu.

Tập thể dục vừa phải

Tập thể dục vừa phải vào ban ngày có thể giúp trẻ ngủ sâu nhanh hơn vào ban đêm.

Mẹ có thể đưa con đi chạy nhảy ngoài trời hoặc tập một số bài tập vận động nhẹ.

Chú ý đến trạng thái cảm xúc

Không đánh mắng trẻ trước khi đi ngủ.

Hãy chú ý đến trạng thái cảm xúc của trẻ vào những lúc bình thường, giải quyết các vấn đề trong ngày ngay trong ngày và đừng để cảm xúc kéo dài qua đêm.

Việc chú ý đến hành vi của trẻ và thực hiện các biện pháp thích hợp để cải thiện chất lượng giấc ngủ, có thể hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển não bộ.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Yaris Cross đấu HR-V: SUV Nhật, truyền thống hay phá cách?

Yaris Cross đấu HR-V: SUV Nhật, truyền thống hay phá cách?

Toyota Yaris Cross mang đến sự thực dụng và tiết kiệm với công nghệ hybrid, trong khi Honda HR-V chinh phục bằng sức mạnh và cảm giác lái thể thao. Cuộc đối đầu giữa hai phong cách khác biệt đang định hình lại phân khúc SUV đô thị.