Trẻ lớn lên trong gia đình bố mẹ thiên vị và gia đình yêu thương công bằng có sự khác nhau sau 10 năm

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Bố mẹ thiên vị giữa các con sẽ dễ để lại 'bóng đen' tâm lý, khiến đứa trẻ phát triển không lành mạnh".

Trẻ lớn lên trong gia đình bố mẹ thiên vị và gia đình yêu thương công bằng có sự khác nhau sau 10 năm - 1

Trong gia đình đông con, rất thường xảy ra tình huống các anh chị em cãi nhau, ghen tị với nhau. Tuy nhiên, cách mà bố mẹ đối xử với các con mới là yếu tố quan trọng quyết định đến tính cách và hành động của các con trong tương lai.

Nếu phụ huynh đối xử công bằng giữa các con, trẻ sẽ học được cách yêu thương và tôn trọng lẫn nhau hơn. Ngược lại, nếu bố mẹ thiên vị, ưu ái một đứa trẻ hơn anh, chị, em khác thì có thể sẽ dễ dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên cũng sẽ có khoảng cách.

Cụ thể như câu chuyện của Yến Tử, một cô gái ở Trung Quốc, đã phải chịu đựng sự thiên vị của bố mẹ từ khi còn nhỏ. Từ lúc bé, cô phải làm việc nhà, không được tiền tiêu vặt, không có đồ chơi và không có phòng riêng. Trong khi đó, anh trai cô được đối xử tốt hơn, có tất cả mọi thứ mà cô không có.

Cảm thấy bị bỏ rơi và không được quan tâm, Yến Tử trưởng thành với một tâm lý tự ti và không tin vào tình yêu. Cô không có một tuổi thơ đích thực và luôn cảm thấy "cực hình" khi ở trong tổ ấm gia đình. Thậm chí khi mẹ cô bị ốm, anh trai cô không quan tâm đến việc chăm sóc mẹ và cô phải đối mặt với tình huống đó một mình.

Trẻ lớn lên trong gia đình bố mẹ thiên vị và gia đình yêu thương công bằng có sự khác nhau sau 10 năm - 2

Con cái rất dễ bị tổn thương, ảnh hưởng xấu đến tâm lý nếu bố mẹ có sự thiên vị giữa các con (Ảnh minh hoạ Internet).

Sau khi mẹ cô qua đời, Yến Tử không thể rơi nước mắt trong đám tang. Cô nói rằng nước mắt của cô đã cạn kiệt sau nhiều năm tuổi thơ đầy uất ức. Cô không tin vào tình yêu và chỉ tin vào bản thân mình. Cô muốn sống một mình và không muốn có mối quan hệ với ai.

Sự thiên vị và đối xử bất công của bố mẹ đã gây ra tổn thương rất lớn cho Yến Tử. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của cô, và có thể khiến cô gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với người khác trong tương lai. 

Trước vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đã thể hiện quan điểm của bản thân từ góc nhìn của một nhà tâm lý học. Theo đó, bố mẹ là những người thân yêu và được con cái quý trọng nhất. Tuy nhiên, sự thiên vị và đối xử bất công của bố mẹ đối với con cái có thể gây ra những tổn thương nặng nề.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự "nhất bên trọng nhất bên khinh" của bố mẹ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Vì thế, việc đối xử công bằng với con cái là điều cực kỳ quan trọng để giúp trẻ phát triển tốt và có một cuộc sống hạnh phúc về sau.

Trẻ lớn lên trong gia đình bố mẹ thiên vị và gia đình yêu thương công bằng có sự khác nhau sau 10 năm - 3

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Trẻ lớn lên trong gia đình bố mẹ thiên vị và gia đình yêu thương công bằng có sự khác nhau sau 10 năm - 4

Thưa chuyên gia, những biểu hiện nào ở bố mẹ cho thấy rằng họ đang có sự thiên vị giữa các con? Biểu hiện nào ở trẻ cho thấy trẻ đang bị tác động xấu bởi tính thiên vị này của bố mẹ?

Biểu hiện đầu tiên, dễ nhận thấy là lời nói. Bố mẹ thường sẽ thể hiện những lời nói ngọt ngào, dễ chịu hơn với đứa con được bố mẹ dành sự yêu thương và quan tâm, ngược lại với những đứa con khác thì bố mẹ sẽ dùng lời nói cứng rắn, khó nghe và nghiêm khắc hơn.

Biểu hiện thứ hai là hành vi. Bố mẹ thường sẽ dành sự quan tâm, ưu ái, cưng chiều đặc biệt dành cho một đứa con so với những đứa con khác. Chẳng hạn như đứa con được bố mẹ yêu thương hơn thì sẽ được mua bất kỳ thứ đồ chơi gì mà con thích, thậm chí là có giá thành đắt đỏ nhất, và ngược lại thì đứa con khác sẽ không được ưu ái như thế.

Ngoài ra lời nói của đứa con được bố mẹ thiên vị sẽ có giá trị hơn so với đứa con khác. Bố mẹ thường sẽ lưu tâm đến, thay vì hờ hững, hời hợt để rồi lãng quên đi. Bên cạnh những biểu hiện được kể trên, còn nhiều biểu hiện khác trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà người ta có thể dễ dàng nhận ra bố mẹ đang có sự thiên vị giữa các con.

Trên thực tế, có 2 hướng biểu hiện cho thấy trẻ đang bị tác động xấu bởi tính thiên vị của bố mẹ. Sẽ có những đứa trẻ bộc lộ sự khó chịu, tức giận bằng lời nói hay hành động ngay tại thời điểm nhận thấy bố mẹ đang có sự thiên vị.

Nhưng sẽ có những đứa trẻ chọn cách cam chịu, im lặng chịu đựng và âm thầm chấp nhận sự thiên vị đó mà không có sự phản kháng, điều này sẽ khiến cho trẻ ngày càng trở nên tự ti, mất kết nối, hoặc kết nối với gia đình một cách rời rạc.

Trẻ lớn lên trong gia đình bố mẹ thiên vị và gia đình yêu thương công bằng có sự khác nhau sau 10 năm - 5

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự "nhất bên trọng nhất bên khinh" của bố mẹ có thể tác động xấu đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Vậy những tác động xấu đó là gì?

Có rất nhiều tác động xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của trẻ khi sống trong gia đình có bố mẹ thiên vị. Có thể kể đến đầu tiên là "cái nhìn" về bản thân của chính đứa trẻ. Trẻ sẽ tự đặt ra cho mình những nghi vấn, thậm chí là nghi ngờ bản thân không đủ tốt nên bố mẹ mới có cách hành xử thiên vị.

Điều này khiến cho trẻ có sự đánh giá không đúng về giá trị của bản thân, từ đó hình thành sự tự ti, rụt rè trước người mọi người xung quanh và đánh mất niềm tin vào việc bản thân cũng xứng đáng được quan tâm và yêu thương.

Tác động thứ hai là đứa trẻ dễ có xu hướng nổi loạn. Vì không được bố mẹ quan tâm, nên trẻ sẽ tìm mọi cách để gây chú ý và khiến bố mẹ phải tập trung vào mình. Điều này có nguy cơ làm cho trẻ sinh ra những phản ứng ngược, sự chống đối ngầm hoặc bộc lộ trực tiếp với gia đình và gây nên những bất mãn. 

Trẻ lớn lên trong gia đình bố mẹ thiên vị và gia đình yêu thương công bằng có sự khác nhau sau 10 năm - 6

Chuyên gia có thể kể một trường hợp đứa trẻ bị bố mẹ đối xử thiên vị, diễn biến tâm lý của trẻ ra sao?

Tôi từng gặp một trường hợp, đứa trẻ là con riêng của mẹ, sống trong gia đình mới cùng với người bố dượng và các em con chung. Vì không phải là con ruột nên đứa trẻ này bị bố dượng đối xử thiên vị, so với các em thì người bố dượng luôn thể hiện một sự khắc nghiệt và thái độ khinh thường đối với người anh là con riêng của vợ.

Trước cách đối xử của bố dượng, cậu bé con riêng luôn tỏ ra khép nép và chưa bao giờ dám phản kháng hay thể hiện sự chống đối với bố mẹ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thậm chí là ngay cả điều mà cậu bé thích. Trong khi các em được tự do sống đúng với chính mình, thì người anh con riêng lại sống trong sự chịu đựng, gò bó, không dám thể hiện bản thân.

Điều này khiến cho cậu bé lớn dần lên trong sự tự ti, sống khép mình và gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, vì luôn mang tâm lý lo lắng, nghĩ rằng bản thân không có giá trị và không xứng đáng để nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Trẻ lớn lên trong gia đình bố mẹ thiên vị và gia đình yêu thương công bằng có sự khác nhau sau 10 năm - 7

Chuyên gia có thể gợi ý một số cách bố mẹ ứng xử (điều nên và điều cần tránh) để con cái không có cảm giác bị "ra rìa", các con yêu thương, hoà thuận?

Khi nghiên cứu về thứ tự sinh con của các gia đình, các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng đứa con đầu tiên thường sẽ trải qua một cú sốc khi các em của mình ra đời. Đặc biệt, cú sốc đó sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu như các thành viên trong gia đình, hàng xóm hay họ hàng có những lời "trêu đùa quá trớn" như "bố mẹ có em rồi sẽ không thương con nữa", "con sẽ bị cho ra rìa vì bố mẹ đã có em"...

Chính vì vậy, để con cái cảm nhận được sự an toàn thì điều chắc chắn bố mẹ cần phải làm là thường xuyên giải thích cho con hiểu, thể hiện lời nói và hành động để con thấy được rằng bố mẹ yêu thương các con bằng nhau. Thứ hai là bố mẹ hãy tương tác với các con dựa trên những đặc điểm, tính cách riêng và đảm bảo rằng không khiến các con có cảm nhận là bố mẹ đang thiên vị. 

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể hoàn toàn chủ động hỏi về cảm nhận của các con mỗi ngày để các con thành thật chia sẻ, và từ đó giúp bố mẹ hiểu con hơn để quá trình nuôi dạy các con diễn ra theo một cách tinh tế, khéo léo và hiệu quả.

Thực ra đối với văn hoá người Việt Nam, vấn đề trọng nam khinh nữ hoặc là yêu thương đứa con nhỏ hơn so với đứa con lớn vẫn còn khá nặng nề và phổ biến. Vì vậy qua thông điệp này, tôi hy vọng có thể giúp cho bố mẹ hiểu rằng, việc sinh ra những đứa con được thì cũng nên có nghĩa vụ và hoàn thành xuất sắc trọng trách làm cha làm mẹ của mình, đó là yêu thương các con bằng nhau.

Kiều Trang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về