Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con

Trẻ em cần được khuyến khích và hướng dẫn về tư duy tăng trưởng, bởi đây là nền tảng cơ bản để trẻ tự tin và thành công trong cuộc sống.

Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 1

Trẻ em thường có cách suy nghĩ đặc biệt, từ đó điều này ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng dễ dàng nhận ra sự khác biệt trong suy nghĩ của con mình. 

Trường hợp cô bé Lala thường gặp khó khăn khi làm việc gì đó, cô bé thường nói những câu như "Con không làm được" hay "Con không muốn"... điều này khiến bố mẹ LaLa lo lắng con gái đang gặp vấn đề nào đó.

Mẹ của Lala đã cố gắng khuyến khích con gái mình cố gắng, nhưng đứng trước thử thách mới Lala cảm thấy nản lòng và từ chối. Trong một số trường hợp khác, Lala từ chối tham gia vào trò chơi cùng các bạn, hay đơn giản là cùng chị gái hát 1 bản nhạc, lâu dần mẹ của Lala cho rằng có thể đây là do tính cách của con.

Tuy nhiên, theo góc độ tâm lý, các chuyên gia cho rằng, sự thật là hành vi của trẻ không phải chỉ do tính cách, mà còn phụ thuộc vào cách suy nghĩ.

Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ hình thành hai phương thức tư duy khác nhau: Tư duy cố định và tư duy tăng trưởng, chúng có tác động hoàn toàn khác nhau đối với sự phát triển của trẻ.

Theo quan niệm giáo dục của bố mẹ hiện đại, trẻ em cần được khuyến khích và hướng dẫn về tư duy tăng trưởng, bởi đây là nền tảng cơ bản để trẻ tự tin và thành công trong cuộc sống.

Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 2

Sự khác biệt giữa tư duy tăng trưởng và tư duy cố định

Khác biệt trong hành vi

Những trẻ có tư duy cố định thường thích sự ổn định, yêu thích các quy tắc và sự kiểm soát. Trong khi đó, trẻ có tư duy tăng trưởng thích khám phá và thử thách, tập trung vào quá trình làm việc chăm chỉ hơn là kết quả cuối cùng.

Chẳng hạn, khi chơi xếp hình, các trẻ có tư duy cố định thường thích làm theo bản thiết kế từng bước một để đạt được kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, nếu gặp phải khó khăn, trẻ có thể dễ đánh mất hứng thú.

Trong khi đó, trẻ có tư duy tăng trưởng thường thích xây dựng theo trí tưởng tượng của chính mình và không quan tâm nhiều đến kết quả. Trẻ thường chú ý nhiều hơn đến quá trình làm việc, thích thêm hoặc xóa bất kỳ khối xây dựng nào để tạo ra điều mới mẻ.

Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 3

Những trẻ có tư duy cố định thường thích sự ổn định, yêu thích các quy tắc và sự kiểm soát.

Điều này phản ánh sự khác biệt giữa tư duy cố định và tư duy tăng trưởng. Các trẻ có tư duy cố định thường không muốn làm những việc có nguy cơ thất bại hay rủi ro. Trong khi đó, các trẻ có tư duy tăng trưởng quan tâm nhiều hơn đến quá trình làm việc và cách vượt qua khó khăn.

Bằng cách này, các trẻ tư duy tăng trưởng có thể tích cực và can đảm hơn trong mọi việc, sẵn sàng đối mặt với những thử thách khó khăn trong cuộc sống.

Sự khác biệt về tâm lý

Những đứa trẻ có tư duy cố định tin rằng khả năng là do bẩm sinh, trong khi trẻ có tư duy tăng trưởng tin rằng khả năng có thể được cải thiện liên tục.

Tư duy cố định thường có tâm lý "tự mình mắc kẹt", trong khi tư duy phát triển có tâm lý "Tôi tin mình có thể làm được", ngay cả khi mọi điều kiện đều dẫn đến thất bại.

Ví dụ điển hình được kể về một nữ sinh trước đây đã bị trượt môn toán khi vào lớp chọn trường cấp 3. Nhiều học sinh cho rằng năng lực của cô không đủ để học tốt môn này.

Tuy nhiên, cô gái không để cho những lời đánh giá tiêu cực ảnh hưởng đến mục đích của mình. Với tư duy tăng trưởng, nữ sinh đã quyết tâm học tập chăm chỉ. Kết quả, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, điểm môn toán của cô đã vượt qua mọi mong đợi và khiến người ta kinh ngạc.

Chính tư duy tăng trưởng đã giúp nữ sinh này tin tưởng vào khả năng của mình, không ngừng phấn đấu, kiên trì cải thiện và phát triển bản thân để đạt được thành tích tốt. Thông qua câu chuyện này, chúng ta thấy rằng tư duy tăng trưởng có khả năng giúp trẻ vượt qua những giới hạn tưởng của bản thân, để đạt được mục tiêu cao hơn.

Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 4

Trong khi đó, trẻ có tư duy tăng trưởng thường thích xây dựng theo trí tưởng tượng của chính mình.

Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 5

Mối quan hệ giữa tư duy và khả năng của trẻ

Các chuyên gia cho biết, sự tiến bộ và phát triển của xã hội đang đòi hỏi một thế hệ người trẻ có khả năng tư duy độc lập, không bị giới hạn bởi những khuôn khổ cũ, dám chinh phục những thử thách, quyết tâm đem đến những sự thay đổi đột phá.

Vì vậy, khả năng phát triển tư duy của trẻ rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại, điều này tạo ra cơ hội cho trẻ chinh phục những thử thách, quyết tâm thay đổi để đạt được những thành tựu mới. 

Khả năng đến từ suy nghĩ

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng tư duy và năng lực không liên quan chặt chẽ với nhau, và sự phát triển năng lực của trẻ không thể được thay đổi bởi tư duy.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy tư duy rất quan trọng đối với sự phát triển năng lực của trẻ. Tư duy là nguồn gốc của khả năng, và cách trẻ suy nghĩ sẽ ảnh hưởng đến khả năng của chính mình.

Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 6

Tư duy tăng trưởng giúp trẻ không ngừng phát triển khả năng của mình.

Ví dụ, khi còn nhỏ, trẻ thường rất sáng tạo và thông minh vì tư duy lúc này chưa bị giới hạn bởi rào cản hay áp lực bên ngoài. 

Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên và gặp áp lực từ người lớn hay môi trường xung quanh, tư duy của trẻ có thể bị hạn chế và chỉ tập trung vào kết quả. Khi đó, khả năng của trẻ sẽ bị giới hạn và không thể phát triển nhanh chóng.

Do đó, tư duy tăng trưởng giúp trẻ không ngừng phát triển khả năng của mình, trong khi tư duy cố định sẽ củng cố những hạn chế, và không cho phép trẻ phát triển tối đa khả năng của mình.

Khả năng phụ thuộc vào suy nghĩ

Việc hình thành, hoàn thiện hay ổn định năng lực của trẻ đều dựa trên tư duy, nếu tư duy của trẻ thay đổi thì năng lực cũng sẽ thay đổi theo.

Vì vậy, nếu muốn con trở nên xuất sắc và thành công, bố mẹ phải quan tâm đến sự thay đổi tư duy của con chứ không phải thay đổi con ở hình thức bên ngoài. 

Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 7

Làm thế nào để phát triển tư duy tăng trưởng cho trẻ?

Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 8

Chú ý đến lời nói khi giáo dục trẻ

Những trẻ có tư duy tăng trưởng tin rằng mọi thứ đều "có thể", do đó, khi đối mặt với khó khăn và thử thách, trẻ thường có tinh thần tự tin.

Để giúp trẻ phát triển tư duy tăng trưởng này, bố mẹ nên ý đến cách sử dụng ngôn ngữ và nội dung trong việc giáo dục con.

Ví dụ, khi trẻ gặp khó khăn và muốn bỏ cuộc, bố mẹ có thể nói: "Mẹ tin con có thể tìm ra cách khác để giải quyết vấn đề này".

Khi trẻ tự đánh giá bản thân và cho rằng mình kém cỏi hơn người khác, bố mẹ có thể nói: "Mỗi người đều có những điểm mạnh riêng, con không phải là người kém cỏi đâu".

Nói chung, khi thấy con buồn chán, nản lòng, bố mẹ nên tích cực truyền đạt năng lượng tích cực, giúp con lấy lại sự tự tin, duy trì tư duy cầu tiến và tránh những suy nghĩ tiêu cực. 

Trẻ nói "Con không làm được", cách phản ứng của mẹ có thể thay đổi cuộc đời con - 9

Để giúp trẻ phát triển tư duy tăng trưởng, bố mẹ nên ý đến cách sử dụng ngôn ngữ khi giáo dục con.

Giúp trẻ bước ra khỏi vùng an toàn

Vùng an toàn là một rào cản lớn đối với sự phát triển của trẻ. Bố mẹ cần chú ý giúp trẻ vượt qua vùng an toàn và đạt được tiến bộ.

Khi trẻ mới bước ra khỏi vùng an toàn, có thể trải qua một số cảm xúc tiêu cực như tự ti, dễ cáu giận... Lúc này, bố mẹ nên đồng hành cùng trẻ, động viên và hướng dẫn để giúp trẻ tạo ra những suy nghĩ tích cực.

Ví dụ, nếu trẻ không muốn tham gia vào một hoạt động nào đó vì sợ giao tiếp không tốt, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ bằng cách đồng hành cùng trẻ trong hành động và tạo cho trẻ "một vùng đệm". Khi có một vùng đệm an toàn, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận gợi ý tham gia vào hoạt động mới.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy