Trẻ nói nhiều và nói ít sẽ có khác biệt rõ ràng trong cuộc sống sau 20 năm

Có 3 điều bố mẹ nên chú ý để giúp trẻ tăng cường khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt hơn.

Trẻ nói nhiều và nói ít sẽ có khác biệt rõ ràng trong cuộc sống sau 20 năm - 1

Diễn giả nổi tiếng Carnegie đã nói, 15% thành công của một người phụ thuộc vào kỹ năng chuyên môn và 75% phụ thuộc vào cách diễn đạt bằng lời nói. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ có tầm quan trọng lớn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai.

Viện Công nghệ Massachusetts từng công bố một báo cáo nghiên cứu, trong số những đứa trẻ cùng tuổi, chỉ số IQ của những đứa trẻ biết nói cao hơn nhiều so với những đứa trẻ không thích nói. 

Điều này có thể được giải thích bởi sự tác động tích cực của khả năng ngôn ngữ đến phát triển trí não. Trẻ càng diễn đạt nhiều thì hoạt động ở các vùng liên quan đến ngôn ngữ trong não càng mạnh mẽ, trẻ nói nhiều sẽ tự nhiên thúc đẩy hoạt động tích cực của não. Nói cách khác, trẻ nói nhiều sẽ có trí não phát triển tốt hơn. 

Giáo sư Thanh Hoa Bành Khai Bình đưa ra quan điểm của riêng mình, ông cho rằng những nhân tài tương lai phải có hai kỹ năng quan trọng, một là tư duy logic, hai là khả năng giao tiếp.

Thông thường, trẻ nói nhiều thường có khả năng giao tiếp tốt hơn, bởi có nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng diễn đạt và ngôn ngữ, điều này trẻ tự tin hơn trong các tình huống xã hội và giao tiếp hiệu quả với người khác.

Trong khi đó, trẻ nói ít có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý kiến và cảm xúc của mình, có thể cần thời gian để thích nghi với các tình huống giao tiếp phức tạp. 

Vì vậy, các chuyên gia cho biết, sẽ có nhiều sự khác biệt trong hướng đi cuộc sống của những đứa trẻ nói nhiều và những đứa trẻ nói ít trong 20 năm sau.

Thời kỳ vàng của khả năng diễn đạt ngôn ngữ là từ 2 đến 6 tuổi, vì vậy bố mẹ nên bồi dưỡng khả năng diễn đạt ngôn ngữ cho con ngay từ khi còn nhỏ. Dưới đây là ba điểm mà bố mẹ nên chú ý nhiều hơn để tăng cường khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ nói nhiều và nói ít sẽ có khác biệt rõ ràng trong cuộc sống sau 20 năm - 2

Trẻ nói nhiều và nói ít sẽ có khác biệt rõ ràng trong cuộc sống sau 20 năm - 3

Tích cực giao tiếp với trẻ

Giáo sư Li Meijin cũng đưa ra phân tích trong một bài phát biểu: Những đứa trẻ hoạt ngôn thường nhanh chóng tìm được những người bạn tốt, trong khi những đứa trẻ ngại giao tiếp thường rụt rè, nhìn người khác chơi.

Trẻ thích nói có khả năng hòa nhập vào cuộc sống tập thể nhanh hơn, tạo dựng mối quan hệ xã hội tốt, có cơ hội học hỏi từ những người xung quanh.

Khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên tăng cường giao tiếp với trẻ. Ban đầu, có thể giúp trẻ hiểu rõ các bộ phận khác nhau trên cơ thể bằng cách sử dụng ngón tay và đọc lên tên từng bộ phận, ví dụ như bàn tay, tai, mũi.

Bố mẹ cũng nên dạy cho trẻ biết tên các thành viên trong gia đình và tên các đồ vật trong nhà, từ những khái niệm đơn giản như "mẹ", "bố", "nhà" đến các đồ vật hàng ngày như "bát", "ly", "quả bóng".

Ở giai đoạn này, khả năng diễn đạt của trẻ còn rất hạn chế và chưa thể hiểu được một số điều. Do đó, bố mẹ cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và giao tiếp nhiều lần với con.

Việc này giúp trẻ nhanh chóng nhận biết, hiểu được những sự vật xung quanh môi trường của mình. Đồng thời, việc giao tiếp thường xuyên giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ và sẵn sàng để bước vào giai đoạn nói.

Trẻ nói nhiều và nói ít sẽ có khác biệt rõ ràng trong cuộc sống sau 20 năm - 4

Khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên tăng cường giao tiếp với con.

Trẻ nói nhiều và nói ít sẽ có khác biệt rõ ràng trong cuộc sống sau 20 năm - 5

Trả lời thắc mắc của trẻ kịp thời

Trẻ nhỏ thường có rất nhiều câu hỏi, và sẽ tiếp tục đặt câu hỏi cho đến khi tìm được câu trả lời như ý muốn. Lúc này, bố mẹ không nên cảm thấy phiền phức, mà hãy tạo điều kiện để giao tiếp nhiều hơn với trẻ. Việc đáp ứng và tương tác tích cực với trẻ giúp khuyến khích sự tò mò và khám phá.

Nếu trẻ không nhận được sự phản hồi đúng mức từ người lớn trong thời gian dài, trẻ có thể trở nên ít nói và mất đi ham muốn hiểu biết.

Thái độ và tần suất phản ứng của bố mẹ là chìa khóa để trẻ khám phá và tìm hiểu những điều mới. Đối với trẻ có tính tò mò mạnh mẽ, bố mẹ nên kiên nhẫn và tận tâm trả lời mọi câu hỏi mà trẻ đặt ra.

Dù câu trả lời có đơn giản hay phức tạp, việc cung cấp thông tin và khuyến khích trẻ tìm hiểu thêm sẽ giúp phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ, khám phá thế giới xung quanh.

Bất kể trẻ phát âm có rõ ràng hay không, bố mẹ nên tiếp tục nói chuyện với trẻ nhiều hơn và duy trì một bầu không khí giao tiếp tích cực. Việc này sẽ kích thích ham muốn giao tiếp, tạo ra môi trường thuận lợi để trẻ tiếp thu và phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách tự nhiên.

Trẻ nói nhiều và nói ít sẽ có khác biệt rõ ràng trong cuộc sống sau 20 năm - 6

Bố mẹ nên tiếp tục nói chuyện với trẻ nhiều hơn và duy trì một bầu không khí giao tiếp tích cực.

Trẻ nói nhiều và nói ít sẽ có khác biệt rõ ràng trong cuộc sống sau 20 năm - 7

Cho trẻ cơ hội thể hiện

Nhà giáo dục Montessori đã chỉ ra rằng, trẻ em trải qua một giai đoạn nhạy cảm về tư duy logic khi đạt đến 3-4 tuổi, và từ 3-12 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để phát triển khả năng tổ chức ngôn ngữ.

Việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ từ khi còn nhỏ có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tăng cường sự tự tin, cải thiện tâm lý, điều này ảnh hưởng tích cực đến tương lai của trẻ.

Bố mẹ nên khuyến khích con tự tin bày tỏ suy nghĩ của mình, ngay cả khi những gì trẻ nói có thể có sai sót. Điều này giúp trẻ có quá trình học tập và phát triển.

Nếu trẻ thiếu vốn từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ từ khi còn nhỏ, khi bước vào tiểu học, khả năng tiếp thu kiến thức có thể bị hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Mặc dù nói chuyện dường như là một hoạt động thông thường, nhưng trong thực tế cuộc sống, nhiều người không biết cách giao tiếp hiệu quả, dẫn đến nhiều hiểu lầm và mâu thuẫn. Việc luôn giữ im lặng sẽ không có lợi cho trẻ, một số trẻ có thể bị hiểu lầm hoặc trở nên lười giải thích.

Trong một số trường hợp trẻ là dấu hiệu của tính cách thận trọng, quan sát kỹ lưỡng hoặc tính nội tâm. Trẻ có thể cần thời gian để xử lý thông tin và cảm nhận trước khi diễn đạt ý kiến của mình. Điều này không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với khả năng ngôn ngữ kém. Trẻ có thể có sự suy nghĩ sâu sắc và kiến thức sâu về một số lĩnh vực cụ thể.

Trẻ nói nhiều và nói ít sẽ có khác biệt rõ ràng trong cuộc sống sau 20 năm - 8

Hãy khuyến khích con tự tin bày tỏ suy nghĩ của mình, ngay cả khi những gì trẻ nói có thể có sai sót. 

Tuy nhiên, ngôn ngữ là công cụ cơ bản mà con người sử dụng để giao tiếp, khả năng nói chuyện tốt, diễn đạt ý kiến một cách hiệu quả là một kỹ năng mà trẻ cần học suốt đời.

Quan trọng nhất, bố mẹ nên tạo ra một môi trường ủng hộ và khuyến khích trẻ tự tin trong việc diễn đạt ý kiến của mình. Đối với trẻ nói nhiều, hãy lắng nghe và tương tác tích cực.

Đối với trẻ nói ít, hãy tạo ra không gian an toàn và khuyến khích chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình theo cách mà trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Quan trọng là phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ một cách tự nhiên và không áp đặt, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo tiến trình của mình.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về