Vừa sinh con, sản phụ đi phăng phăng ra khỏi phòng, chồng chạy theo ngạc nhiên vì "đi đẻ mà như đi dạo"

Nhìn thấy cảnh này, người chồng không khỏi choáng váng, thốt lên: “Điều này khác với những gì tôi tưởng tượng, khác cả những bộ phim tôi đã từng xem”.

Sản phụ khi vào phòng sinh được ví như bước vào một "chiến trường", dùng hết sức lực của cả cơ thể để chào đón sự ra đời của một sinh mạng mới, vì vậy mới có câu nói “phụ nữ sinh xong như cua lột” để diễn tả sự yếu đuối của các bà mẹ mới sinh con.

Nhiều ông chồng chăm vợ sau sinh mà tái xanh cả mặt chỉ vì nhìn thấy vợ than trời than đất vì nỗi đau sau sinh. Thế nhưng sau khi xem xong những hình ảnh được chụp lại từ đoạn video dưới đây chắc hẳn sẽ khiến nhiều ông chồng phải bật cười vì cảnh đi đẻ đôi khi cũng “nhàn” hơn mình tưởng tượng. 

Được biết, video này được quay lại tại bệnh viện Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Lúc này một người chồng đang đứng bên ngoài phòng sinh để đợi vợ. Cách đó 30 phút, người phụ nữ này cũng đau đớn, quằn quại khi cơn chuyển dạ ập đến như bao nhiêu sản phụ khác. Người chồng nhìn thấy vợ mình kiệt sức như vậy không thể tránh khỏi lo lắng, anh chỉ biết đứng bên ngoài cầu nguyện “mẹ tròn con vuông”, đồng thời chuẩn bị rất nhiều câu nói để sẵn sàng động viên vợ sau sinh.

Vừa sinh con, sản phụ đi phăng phăng ra khỏi phòng, chồng chạy theo ngạc nhiên vì "đi đẻ mà như đi dạo" - 1

Người chồng hồi hộp đợi vợ trước cửa phòng sinh.

Tuy nhiên khi cánh cửa phòng sinh vừa mở ra thì người vợ tự đi ra ngoài cửa, cũng không cần xe lăn hay y tá phải dìu kế bên. Thậm chí cô còn đứng mở cửa để đợi ý tá bế con ra ngoài. Nhìn thấy cảnh này, người chồng không khỏi choáng váng, thốt lên: “Điều này khác với những gì tôi tưởng tượng, khác cả những bộ phim tôi đã từng xem”.

Vừa sinh con, sản phụ đi phăng phăng ra khỏi phòng, chồng chạy theo ngạc nhiên vì "đi đẻ mà như đi dạo" - 2

Người vợ đứng mở cửa cho ý tá bế con ra ngoài.

Thấy chồng mình quá ngạc nhiên, người vợ hỏi lại: "Không lẽ anh muốn em phải được đẩy bằng xe lăn thì mới chịu à?”.

Nhìn vợ bước đi về phòng bệnh, người chồng không kìm được cười, luôn miệng dặn vợ đi lại nhẹ nhàng, thậm chí thể hiện sự yếu đuối một chút cũng được, để người khác nghĩ rằng cô ấy là một người phụ nữ vừa sinh con. Tuy nhiên người vợ lại đáp lại rằng bản thân cô không sao cả, có gì phải "thể hiện sự yếu đuối"?

Vừa sinh con, sản phụ đi phăng phăng ra khỏi phòng, chồng chạy theo ngạc nhiên vì "đi đẻ mà như đi dạo" - 3

Người vợ không có cảm giác mệt mỏi dù mới sinh xong.

Thấy vợ mình mặc bộ đồ ngủ mỏng manh, người chồng lo lắng cô bị cảm lạnh nên có ý dặn vợ sau khi lên phòng phải mặc áo ấm nhưng người vợ không đồng ý và nói: "Em không cần, mặc như này là được”.

Sau khi về đến phòng bệnh, người chồng phải thốt lên lời khen ngợi dành cho vợ: “Em quá giỏi. Phải trao cho em giải thưởng phụ nữ sinh con xuất sắc nhất, tự mình đi ra khỏi phòng sản đến phòng bệnh, khiến cho anh cảm thấy mình không tồn tại dù trước đó chuẩn bị rất nhiều lời động viên an ủi...".

Người chồng cũng chia sẻ thêm rằng trước khi vợ ra ngoài, anh đã nhận được cuộc điện thoại thông báo từ phòng sinh là “mẹ tròn con vuông”. Vì đây là đứa con đầu lòng của hai vợ chồng nên anh cảm thấy rất hồi hộp. Anh cũng chuẩn bị điện thoại để ghi lại khoảnh khắc 3 người gặp nhau nhưng kết quả là “mọi thứ không giống như kịch bản mà tôi tưởng tượng”.

Cư dân mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ, nhiều người nhận xét người vợ này trông không giống đi đẻ mà chỉ giống như đi dạo một vòng. Không chỉ người chồng của người phụ nữ ngạc nhiên mà nhiều người mẹ đã từng trải qua trải nghiệm sinh con cũng cùng chung cảm xúc.

Một bà mẹ từng miêu tả cảm giác bước ra khỏi giường lần đầu tiên sau khi sinh như sau: "Nó giống như là bắt đầu 1 cuộc sống mới. Tôi cảm thấy rằng đôi chân của mình không còn là của riêng mình và tôi không còn khả năng kiểm soát nữa. Tôi không thể tiến lên hay lùi lại mà chỉ có thể đứng im ở đó một vài phút. Sau đó tôi đã phải vịn vào chồng mình để di chuyển đến nhà vệ sinh. Nó chỉ cách có 2 mét nhưng tôi phải mất đến 10 phút để đi đến đích".

Có người nhớ lại kinh nghiệm đau đớn khi sinh con của mình, sau khi sinh xong lần đầu, tình trạng cũng khá tốt, nhưng sau khi sinh con lần hai thì rất yếu đuối, thậm chí không thể cầm thìa được, phải nằm nghỉ một vài giờ.

Còn một số cư dân mạng nói rằng, người phụ nữ mang theo bơm giảm đau, cô ấy cũng đã sử dụng khi sinh, hiệu quả rất tuyệt vời, hầu như không cảm thấy đau đớn, cảm giác rất kỳ diệu, "Khi đi lại cơ thể có cảm giác, rõ ràng không đau nhưng vẫn mồ hôi lạnh chảy ra."

Những lưu ý khi ra khỏi giường đối với bà mẹ sau khi sinh con

Ra khỏi giường càng sớm càng tốt

Sau khi sinh, dù là sinh tự nhiên hay sinh mổ, sản nên ra khỏi giường và vận động càng sớm càng tốt, giúp phục hồi sức khỏe. Nhìn chung, sinh thường sẽ sớm có thể đi lại hơn so với sinh mổ.

Hãy từ từ

Nhưng dù áp dụng phương pháp sinh nào đi chăng nữa thì khi bước ra khỏi giường, các mẹ nên nhớ: mọi hành động phải thực hiện từ từ, không được tạo gánh nặng cho cơ thể một lần nữa chỉ vì quá gấp gáp. Và khi nào nên rời khỏi giường, mẹ nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.

Thư giãn

Trong thời gian bầu bí, các mẹ cũng nên chú ý điều chỉnh tâm trạng để tâm trạng vui vẻ, có thể có nhiều chuyện vụn vặt sau khi sinh em bé nhưng các mẹ phải kiên nhẫn, nhất là đối với một số mẹ còn nhỏ tuổi, hãy chú ý thư giãn nhé.  Căng thẳng có hại cho cơ thể cũng như tinh thần bà mẹ.

Đối với những mẹ nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh, một phần lớn là do mẹ được vận động hợp lý trong thai kỳ, vì vậy, mẹ bầu muốn có một giai đoạn tiền sản và sau sinh suôn sẻ hơn có thể tăng cường tập thể dục khi mang thai để có thể hồi phục tốt.

Thy Dung

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về