Xào gan lợn hay bị khô và tanh, đầu bếp mách 3 chiêu giúp món ăn thơm ngon hoàn hảo

3 mẹo đơn giản này sẽ giúp món gan xào mềm ngon không tanh giống ngoài hàng.

Gan lợn là một trong những bộ phận nội tạng lợn được nhiều người yêu thích vì không chỉ ngon mà còn bổ. Gan lợn có thể được chế biến thành các món như nấu cháo, luộc, nướng, xào... trong đó xào là phương pháp rất quen thuộc. Gan lợn được dùng để xào với các loại rau quả như cần tỏi, hành tây, lá hẹ, ớt chuông hoặc xào thập cẩm với nhiều loại rau khác, tùy theo sở thích của mỗi người.

Xào gan lợn hay bị khô và tanh, đầu bếp mách 3 chiêu giúp món ăn thơm ngon hoàn hảo - 1

Tuy nhiên, dù là xào gan với nguyên liệu nào thì gan vẫn rất dễ bị tanh, khô... nếu như không biết cách làm. Đầu bếp đã mách, khi xào gan, tốt nhất đừng cho gan ngay vào chảo, thêm bước nữa gan sẽ luôn mềm ngon, thơm nức, bùi bùi, ai ăn cũng thích. Tham khảo cách xào gan dưới đây của đầu bếp để có món ăn như ý nhé:

Nguyên liệu

- Gan heo, hạt tiêu, muối, rượu nấu ăn, giấm, dầu hào, nước tương, tinh bột khô, hành, gừng, tỏi, dầu ăn (mỗi loại vừa đủ)

Cách làm:

Đầu tiên bạn rửa sạch gan lợn, dùng dao thái thành từng lát mỏng đều nhau. Sau đó rửa sạch gan lợn đã thái nhiều lần với nước rồi vớt ra vắt sạch nước, để ra đĩa để dùng sau.

Xào gan lợn hay bị khô và tanh, đầu bếp mách 3 chiêu giúp món ăn thơm ngon hoàn hảo - 2

Cho hạt tiêu, muối, rượu nấu ăn vào gan rồi bắt đầu trộn đều, sau đó cho thêm tinh bột khô để khóa ẩm trong gan, trộn đều. Cuối cùng cho chút dầu ăn vào, đảo đều, thêm dầu để gan heo khi xào sẽ mềm không bị khô.

Chuẩn bị 2 quả ớt chuông xanh và đỏ, rửa sạch rồi cắt đôi, bỏ hạt rồi thái miếng nhỏ để dùng sau. Hành lá cắt khúc nhỏ, tỏi băm nhỏ, gừng băm nhỏ, 2 trái ớt ngâm chua cắt khúc, để riêng. 

Pha nước sốt: Chuẩn bị một bát lớn, cho một ít muối, đường, giấm, dầu hào, hạt tiêu, nước tương, tinh bột khô vào, dùng đũa khuấy đều, để riêng.

Đun nóng chảo, cho một thìa dầu ăn vào, đổ ớt chuông xanh và ớt đỏ vào khi dầu nóng, xào cho đến khi chín rồi đổ ra đĩa để dùng sau.

Tiếp tục cho dầu vào chảo, cho hành, gừng, tỏi vào xào cho thơm. Cho gan lợn vào, vặn lửa lớn xào khoảng nửa phút. Thời gian xào không quá lâu, sau đó trút ớt xanh và ớt đỏ đã xào vào, thêm nước sốt đã chuẩn bị, vặn lửa lớn xào trong 30 giây rồi bày ra đĩa. Món gan heo xào ớt chuông mềm ngon, thơm bùi, không có mùi tanh đã hoàn thành.

Như vậy khi xào gan lợn, cần phải nhớ 3 điều:

- Khi cắt gan lợn, phải thái các lát mỏng đều nhau, để đảm bảo độ chín đều.

- Khi xào gan lợn, đừng cho gan vào chảo luôn mà nên ướp  trước với một số gia vị như hạt tiêu, rượu nấu ăn để bớt tanh. Thêm tinh bột và dầu ăn lúc ướp để gan mềm khi xào không bị mất nước dẫn đến tình trạng khô cứng.

- Khi xào gan lợn nên rưới một ít nước sốt vào giúp gan mềm và có thể khử mùi tanh của gan lợn rất hiệu quả.

Xào gan lợn hay bị khô và tanh, đầu bếp mách 3 chiêu giúp món ăn thơm ngon hoàn hảo - 3

Chúc các bạn thành công!

Lam Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Năm gương mặt Viết văn Nguyễn Du K6

Năm gương mặt Viết văn Nguyễn Du K6

Tôi may mắn được học cùng các anh các chị, các bạn Khóa 6 Trường Viết văn Nguyễn Du cũng là khóa học cuối cùng tồn tại mô hình Trường Viết văn Nguyễn Du. Sau đó, Trường thu gọn thành Khoa Sáng tác, Lý luận phê bình văn học thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội. Đây là một câu chuyện đã gây nhiều tranh cãi cũng là nỗi niềm của nhiều người, chúng tôi sẽ đề cập ở một bài viết khác. Trong

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên

Ngày 3/10, các thành viên Trại Sáng tác Văn học nghệ thuật năm 2023 tại tỉnh Quảng Ninh đã có chuyến đi thực tế sáng tác đầu tiên tại Thị xã Quảng Yên. Đây là một hoạt động thiết thực nhằm giúp các văn nghệ sĩ có điều kiện thâm nhập thực tế, giao lưu, tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau, tìm tòi ý tưởng, đề tài, nội dung cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật…

Thú vị bộ sách Công cụ thưởng ngoạn nghệ thuật

Thú vị bộ sách Công cụ thưởng ngoạn nghệ thuật

Bộ sách giúp độc giả không còn bị bỡ ngỡ khi nhìn thấy một tác phẩm nghệ thuật; không còn rụt rè, thiếu kiến thức về nghệ thuật khi phải trò chuyện với ai đó, cũng không bị sa đà vào những định kiến hay cuốn theo thị hiếu chung.