Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 3): Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - Thiết kế và Thi công

Công cuộc đổi mới giáo dục thực thi theo hai công đoạn: Một – Thiết kế nền giáo dục mới theo định hướng triết học hiện đại. Hai – Thi công bằng sức mạnh vật chất của công nghệ giáo dục hiện đại.

Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 2): Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - Làm ra cái mới

Lịch sử hiện đại là lịch sử tự giác, chủ động thiết kế (thiết kế kiến trúc/ thiết kế thi công) như một công trình vật chất hiện đại.

Tính tự giác là nét đặc trưng cơ bản nhất của sự sống hiện đại, cả lịch sử lẫn triết học, cả tư duy lẫn hành động.

Marx so sánh con ong xây tổ và kiến trúc sư xây nhà:

• Con ong xây tổ theo kinh nghiệm (bản năng) truyền kiếp, xây đến đâu biết đến đó.

• Kiến trúc sư trước khi xây nhà bằng xi măng cốt thép thì đã “xây” nó trong đầu mình, dưới hình thức bản thiết kế (thiết kế kiến trúc).

NGHỊ QUYẾT SỐ 29 – NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8, khoá XI khẳng định: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là một nhu cầu khách quan và cấp bách.

Giải pháp tương xứng với Nghị quyết ấy phải thiết kế theo yêu cầu của lịch sử hiện đại, với sức mạnh vật chất của cách mạng công nghiệp 4.0.

Cách mạng công nghiệp 1.0 (dùng sức mạnh của) – máy hơi nước.

Cách mạng 2.0 – máy nổ

Cách mạng 3.0 – máy tính

Cách mạng 4.0 – công nghệ thông tin

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trước hết và trực tiếp, là giáo dục dành cho Trẻ em hiện đại, sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2001.

Trên thực tiễn, Đổi mới giáo dục là làm ra CÁI MỚI lần đầu tiên được thiết kế và thi công như một công trình vật chất hiện đại.

Giải pháp giáo dục hiện đại của lịch sử hiện đại được định hướng theo tư duy triết học hiện đại, từ thiết kế đến thi công.

Giáo dục, ngay từ đầu, đã theo định hướng triết học của xã hội đương thời.

Khổng Tử mở trường tư trong xã hội các đẳng cấp thì giáo dục theo triết lí phục tùng.

Marx sống trong xã hội giai cấp thì vượt bỏ triết lí phục tùng, sống theo triết lí của mình: đấu tranh.

Xã hội hiện đại với Phạm trù cá nhân có triết lí của chính mình – triết lí hợp tác.

Trên mỗi trình độ phát triển lịch sử, cộng đồng người sống theo triết lí của thời đại mình:

- Phục tùng, cho các đẳng cấp.

- Đấu tranh, cho các giai cấp.

- Hợp tác, cho các cá nhân.

Mỗi triết lí sống dù gắn với tên tuổi cá nhân thì vẫn đặc trưng cho một thời đại lịch sử.

Mỗi triết lí dù đặc trưng cho một thời đại lịch sử thì vẫn tồn tại lâu dài, chỉ thay đổi vai trò lịch sử trong đời sống xã hội.

- Đã có triết lí đấu tranh thì triết lí phục tùng vẫn tiếp tục tồn tại, chỉ lùi xuống hạng nhì.

- Đã có triết lí hợp tác thì triết lí đấu tranh phải lùi xuống hạng nhì, triết lí phục tùng lùi xuống bậc nữa, hạng 3.

NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI (nền giáo dục cho Trẻ em sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2001) xuất hiện trên lịch sử với tư cách CÁI-LÀM-RA, được thi công theo thiết kế có trước. Với CÁCH LÀM này, nền giáo dục hiện đại vượt qua tính tự phát, từ khi Khổng Tử mở trường tư.

Tính tự giác của nền giáo dục hiện đại là nét đặc trưng cơ bản của nền văn minh hiện đại, với công nghệ sản xuất hiện đại, thi công theo thiết kế có trước, làm ra sản phẩm tất yếu.

Nền văn minh hiện đại được nuôi sống, tồn tại và phát triển bằng năng lượng vật chất, do trí khon hiện đại làm ra: Thi công theo thiết kế có trước.

Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 3): Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - Thiết kế và Thi công - 1

Ảnh minh họa 

*

*       *

Xưa nay, mối quan hệ cơ bản của sự sống vật chất và sự sống tinh thần đều cùng diễn ra từ mối quan hệ lịch sử - triết học.

Một cách thực tiễn thực chứng, lúc đầu, lịch sử là CÁI-CÓ-TRƯỚC, triết học là CÁI-CÓ-SAU.

Ngày nay, một cách thực tiễn, thực chứng, triết học đã khôn lớn, đủ sức dẫn dắt lịch sử vươn lên theo định hướng triết học (Marx).

Marx là người nói to lên: Rồi sẽ đến lúc triết học dẫn dắt lịch sử vươn lên.

Sự thực, lịch sử hiện đại đã vươn lên bằng sức mạnh vật chất của nền sản xuất hiện đại.

Trí khôn công nghiệp đã phân giải quá trình sản xuất ra các thành phần cấu thành nó, rồi sắp xếp thành một quá trình tuyến tính, gọi là công nghệ sản xuất.

Công nghệ sản xuất triển khai dọc theo dòng thơi gian, mà Einstein mô tả theo ba đặc trưng:

1. Tuyến tính (trên một đường thẳng)

2. Một chiều (về phía trước)

3. Tốc độ tối đa

Thời gian vận động một chiều trên đường thẳng với tốc độ tối đa, do đó, mỗi thời điểm là duy nhất, đã qua là vĩnh viễn qua và không thể đuổi kịp (quá khứ). Mỗi thời điểm là duy nhất, có một không hai, mất thời gian là mất tuyệt đối.

*

*     *

Công nghệ sản xuất vật chất lần đầu tiên tôi biết được, nhờ đọc bộ Tư bản. Marx biết được công nghệ sản xuất vật chất là nhờ sống trong lòng nền sản xuất đại công nghiệp (ở Anh và ở Pháp): Quan trọng không phải sản xuất ra CÁI gì, mà sản xuất bằng CÁCH nào.

Nhờ đọc Marx, tôi tin quá trình sư phạm hiện đại có thể vượt bỏ “bí quyết nhà nghề” của các cá nhân hành nghề.

Nền sản xuất tiểu nông – thủ công nghiệp thì cần đến tay nghề, nhờ kinh nghiệm hành nghề lâu năm mà nắm được bí quyết hành nghề, rồi cha truyền con nối.

Đọc Marx, tôi biết được bước nhảy vĩ đại của lịch sử là từ nền sản xuất tiểu nông, dựa vào kinh nghiệm của lão nông sang công nghệ sản xuất của nền sản xuất đại công nghiệp, với hai công đoạn: Thiết kế và thi công quá trình vật chất làm ra một sản phẩm. Nhờ đó, lịch sử vượt bỏ cách làm ăn theo kinh nghiệm (của lão nong, của thợ cả) sang làm theo khoa học – công nghệ, từ thiết kế đến thi công. Bước nhảy vĩ đại đầu tiên của lịch sử là từ kinh nghiệm sang khoa học, từ tự phát sang tự giác.

Đón đọc > Giáo dục hiện đại: Thiết kế và thi công (Bài 4) 

Hồ Ngọc Đại

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đường lên Điện Biên hào hùng và đầy xúc cảm qua 70 tác phẩm mỹ thuật

Đường lên Điện Biên hào hùng và đầy xúc cảm qua 70 tác phẩm mỹ thuật

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Đường lên Điện Biên”, giới thiệu tới công chúng 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 - 2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng.